Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Chia sẻ bởi Hoàng Thị Hòa |
Ngày 09/05/2019 |
51
Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) thuộc Lịch sử 12
Nội dung tài liệu:
Bài 18
NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG PHÁP
(1946 – 1950)
I . KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP BÙNG NỔ.
1. Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta
KIỂM TRA BÀI CŨ
Chủ trương của Đảng đối với quân Pháp và quân Trung Hoa Dân Quốc trước ngày 6.3.1946 và từ 6.3.1946 ?
Cao ủy Pháp D`Argenlieu
Pháp tấn công ta ở Hải Phòng,
Pháp đánh Lạng Sơn
Phố hàng Bún ( nay thuộc quận Ba Đình)
I . KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP BÙNG NỔ.
1 . Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta.
Ở Hà Nội
Pháp đốt nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, chiếm cơ quan Bộ Tài chính
Tàn sát đẫm máu ở phố Hàng Bún, phố Yên Ninh
Ngày 18 - 12 - 1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi ta để cho Pháp giữ an ninh trật tự ở Hà Nội nếu không đến sáng 20.12.1946 chúng sẽ hành động.
Nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc ?
2 . Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.
- 12 - 12 – 1946 Ban thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Tòan dân kháng chiến
Mục đích: đánh phản động thực dân Pháp xâm lược, giành thống nhất và độc lập;
Tính chất: trường kỳ kháng chiến, toàn diện kháng chiến;
Chính sách: đòan kết chặt chẽ toàn dân, thực hiện toàn dân kháng chiến, đòan kết với Miên, Lào và thân thiện với các dân tộc yêu chuộng hòa bình, liên hợp với nhân dân Pháp chống phản động thực dân Pháp;
Cách đánh: triệt để dùng du kích, vận động chiến, bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài, phá hoại nhiều hơn bắn, triệt để làm cho địch đói khác, tiêu hao, mỏi mệt, chán nản. Vừa đánh vừa vũ trang thêm, vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ”....
18,19-12-1946,Hội nghị Ban thường vụ trung ương Đảng mở rộng đã quyết định phát động cả nước chống TDP.
Nhà lưu niệm Bác Hồ giữa làng Vạn Phúc - nơi Bác Hồ soạn “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
19-12-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Tòan quốc kháng chiến
Người dân Hà Nội đổ ra đường nghe Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Ảnh tư liệu
2 . Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.
Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm!
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946
Hồ Chí Minh
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Ý nghĩa
Đây là lời hiệu triệu, là ngọn cờ dẫn dắt toàn quân toàn dân ta đứng lên kháng chiến chống Pháp xâm lược.
Ý nghĩa lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh?
- 9 – 1947 Tổng Bí thư Trường Chinh Viết Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi
Trường Chinh (1907-1988)
Tác phẩm của Trường Chinh đã xác định rõ:
Mục tiêu của cuộc kháng chiến: Dân tộc ta kháng chiến đánh bọn thực dân phản động Pháp xâm lược nhằm giành độc lập và thống nhất.
Tính chất của cuộc kháng chiến: Kế tục sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, cuộc kháng chiến này hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, mở rộng và củng cố chế độ cộng hoà dân chủ Việt Nam phát triển trên nền tảng dân chủ mới. Cho nên cuộc kháng chiến của ta có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.
Đường lối kháng chiến : tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
Chiến tranh là một cuộc đọ sức toàn diện giữa hai bên tham chiến, đồng thời để phát huy mặt mạnh của cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc ta, nên chúng ta phải đánh địch trên tất cả các mặt
Do tương quan lực lượng giữa ta và địch chi phối, phương châm chiến lược của ta là đánh lâu dài.
Để đánh lâu dài, ta phải tự lực cánh sinh, không ngừng phát huy sức mạnh của cả dân tộc đấu tranh vì độc lập tự do, đồng thời hết sức tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù
Đường lối kháng chiến Đảng : “Tòan dân, tòan diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế”.
2 . Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.
Đường lối kháng chiến của Đảng?
- Thấm nhuần tư tưởng chiến tranh nhân dân sâu sắc chứng tỏ cuộc kháng chiến của ta là chính nghĩa, nên được nhân dân ủng hộ.
- Là ngọn cờ đoàn kết, dẫn dắt động viên toàn dân kháng chiến đánh thắng kẻ thù xâm lược .
* Ý nghĩa và tác dụng :
* Ý nghĩa và tác dụng của đường lối kháng chiến của Đảng ?
II . CUỘC CHIẾN ĐẤU Ở CÁC ĐÔ THỊ VÀ VIỆC CHUẨN BỊ CHO CUỘC KHÁNG CHIẾN LÂU DÀI.
1 . Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 .
Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bắt đầu ở các đô thị?
Vị trí đóng quân của Pháp
Ta xác định lấy Liên khu I làm trung tâm cuộc kháng chiến của quân dân thủ đô. Lực lượng tại Liên khu I của ta có Đội Thanh niên Hoàng Diệu, Tự vệ Thủ đô, Vệ quốc quân và 5 tiểu đoàn 101, 77, 212, 145, 523 với trang bị vũ khí thô sơ
Trang bị của quân ta
Quân Pháp tiến đánh Hà Nội
Ở Hà Nội Pháp có 6.500 quân chính quy trang bị hiện đại với xe tăng, pháo binh, pháo thuyền, quyết tâm “giải quyết tình hình chỉ trong 24 giờ bằng chiến lược tốc chiến, tốc thắng”.
Chiều 19.12.1946 Bộ trưởng quốc phòng Võ Nguyên Giáp chuyển quyết định chuyển mật lệnh về ngày giờ chiến đấu trong cả nước đếntất cả các lực lượng vũ trang:
“ Chuyến hàng sẽ đến lúc 18 giờ ngày 21 tháng 12. Hàng mang mật mã A cộng 2, B trừ 2. Chú ý theo dõi đón hàng đúng giờ “.
( Quy ước A là giờ, B là ngày )
Đài tiếng nói Việt Nam phát câu: “ Đồng bào chú ý! Đồng bào chú ý! Xin trân trọng mời đồng bào cả nước nghe lời Hồ Chủ tịch”
Ở Hà Nội, khoảng 20 giờ ngày 19 - 12 - 1946 Nhà máy điện Yên Phụ vụt tắt. Cuộc chiến đấu bắt đầu.
20 giờ ngày 19 tháng 12 năm 1946 Pháo đài Láng đã nổ những phát đạn đầu tiên vào các trại lính Pháp ở nội thành, mở màn cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam.
Nhân dân dựng chướng ngại vật cản quân Pháp
Lực lượng vũ trang thủ đô anh dũng chiến đấu.
Ngày 6.1.1947, Trung đoàn Liên khu I (sau này Ủy ban Kháng chiến TP.Hà Nội tặng danh hiệu Trung đoàn Thủ Đô) chính thức được thành lập, gồm Tiểu đoàn 101, tự vệ chiến đấu, công an xung phong..., tất cả khoảng 2.000 người, Trung đoàn trưởng là ông Hoàng Siêu Hải.
Bắc Bộ phủ
nay là Nhà khách chính phủ - một biểu tượng của tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”
Những trận quyết liệt ở Bắc Bộ Phủ, chợ Đồng Xuân, Nhà Bưu điện...
Hãy nói những hiểu biết của em về bức ảnh này
Bức ảnh do bác sĩ quân y Trần Hạnh chụp tháng 12/1946. Người trong ảnh là chiến sĩ Nguyễn Văn Thiềng, còn gọi là Trần Thành, quê ở phố hàng Vôi – Hà Nội. Bức ảnh gốc hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng quân sự Việt Nam.
“ Quyết tử quân” Hà Nội ôm bom ba càng đón đánh xe tăng Pháp
Hành động quyết tử của chiến sĩ Trần Thành mãi mãi là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước và lòng dũng cảm sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc mà các thế hệ thanh niên cần học tập…
Quyết tử quân số 1 của Thủ đô - Lê Gia Đỉnh
(còn gọi là Lê Gia Định hay Lê Gia Đính)
Chợ Đồng Xuân
Trong lực lượng Vệ quốc quân ngày ấy có một “lực lượng đặc biệt” với tên gọi thân thương: Vệ út. Những chiến sĩ khi ấy tuổi mới lên 10. 60 năm sau, hơn 175 Vệ út năm xưa giờ chỉ còn lại hơn 10 người
Vệ út năm xưa -Nguyễn Văn Dũng
Nữ vệ út vũ Thị Nhâm
Ngày 17.2, nhằm bảo toàn lực lượng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ thị cho trung đoàn rút lui với phương châm bí mật, bất ngờ, chủ động, táo bạo. Khoảng 3.000 người gồm toàn trung đoàn và nhân dân thủ đô ngay trong đêm bí mật rút khỏi Liên khu I qua bãi sông Hồng dưới gầm cầu Long Biên lên Nghi Tàm, vượt qua sông Hồng và sông Đuống sang Phúc Yên.
Sau hai thng chi?n d?u qun ta rt ra can c? an tồn (17-2 - 1947)
Bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Đội Liên lạc Nguyễn Ngọc Nại.
Sáng 19/2/1947, khi những chiến sĩ cuối cùng sang sông thì cũng là lúc thực dân Pháp huy động thủy - lục - không quân lên Tàm Xá hòng tiêu diệt Trung đoàn. Các chiến sĩ Đội Liên lạc, dưới sự chỉ huy của Đội trưởng Nguyễn Ngọc Nại đã chiến đấu quyết liệt với kẻ thù trên bãi dâu Tàm Xá. Và trong cuộc chiến đấu không cân sức ấy, tám chiến sĩ hy sinh anh dũng.
Năm 1996, Đội Liên lạc và Đội trưởng Nguyễn Ngọc Nại được Nhà nước truy tặng Anh hùng LLVTND; bảy đội viên được truy tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Phù điêu “Hà Nội mùa đông năm 1946” ở chợ Đồng Xuân hiện nay
Tượng “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”
tại Vườn hoa Vạn Xuân - Hà Nội. Ảnh TTXVN)
- Trong 60 ngày đêm, Hà Nội chiến đấu gần 200 trận, giết và làm bị thương hàng ngàn địch, phá hủy nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh.
Kết quả cuộc chiến đấu ở Hà Nội
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giam chân địch trong thành phố một thời gian dài để hậu phương huy động kháng chiến, bảo vệ Trung ương Đảng về căn cứ Việt Bắc an toàn
- Ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng …quân ta bao vây, tiến công tiêu diệt địch.
- Quân dân Nam Bộ, Nam Trung Bộ đẩy mạnh chiến tranh du kích, chặn đánh địch trên các tuyến giao thông, phá cơ sở hậu cần của chúng .
Ý nghĩa:
Tiêu hao một bộ phận sinh lực Pháp, giam chân chúng trong thành phố, chặn đứng kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh, tạo điều kiện cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.
Đánh bại âm mưu và kế hoạch đánh úp cơ quan đầu não của ta ở Hà Nội và tiêu diệt lực lượng vũ trang của ta ở đô thị
Ý nghĩa cuộc chiến đấu ở Hà Nội và các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16?
2. Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài
Tiến hành sơ tán cơ quan Đảng, Chính phủ, Mặt trận...lên căn cứ địa Việt Bắc
Về chính trị: các Ủy ban kháng chiến hành chính ra đời, thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt).
Về kinh tế: chính phủ đề ra các chính sách nhằm phát triển sản xuất, trước hết là sản xuất lương thực.
Về quân sự: qui định mọi người dân từ 18 đến 45 tuổi được tuyển chọn tham gia chiến đấu.
V ăn hóa: Tiếp tục phát triển phong trào bình dân học vụ...
CỦNG CỐ
Nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?
Đường lối kháng chiến của Đảng. Tác dụng ?
Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bắt đầu ở các đô thị. Ý nghĩa cuộc chiến đấu ở các đô thị?
Nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi
(1924-2003)
Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây.
Đây lắng hồn núi sông ngàn năm.
Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội, Hà Nội mến yêu!
Hà Nội cháy, khói lửa ngập trời.
Hà Nội hồng ầm ầm rung,
Hà Nội vùng đứng lên! Hà Nội vùng đứng lên! Sông Hồng reo Hà Nội vùng đứng lên!
Người Hà Nội
NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG PHÁP
(1946 – 1950)
I . KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP BÙNG NỔ.
1. Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta
KIỂM TRA BÀI CŨ
Chủ trương của Đảng đối với quân Pháp và quân Trung Hoa Dân Quốc trước ngày 6.3.1946 và từ 6.3.1946 ?
Cao ủy Pháp D`Argenlieu
Pháp tấn công ta ở Hải Phòng,
Pháp đánh Lạng Sơn
Phố hàng Bún ( nay thuộc quận Ba Đình)
I . KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP BÙNG NỔ.
1 . Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta.
Ở Hà Nội
Pháp đốt nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, chiếm cơ quan Bộ Tài chính
Tàn sát đẫm máu ở phố Hàng Bún, phố Yên Ninh
Ngày 18 - 12 - 1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi ta để cho Pháp giữ an ninh trật tự ở Hà Nội nếu không đến sáng 20.12.1946 chúng sẽ hành động.
Nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc ?
2 . Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.
- 12 - 12 – 1946 Ban thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Tòan dân kháng chiến
Mục đích: đánh phản động thực dân Pháp xâm lược, giành thống nhất và độc lập;
Tính chất: trường kỳ kháng chiến, toàn diện kháng chiến;
Chính sách: đòan kết chặt chẽ toàn dân, thực hiện toàn dân kháng chiến, đòan kết với Miên, Lào và thân thiện với các dân tộc yêu chuộng hòa bình, liên hợp với nhân dân Pháp chống phản động thực dân Pháp;
Cách đánh: triệt để dùng du kích, vận động chiến, bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài, phá hoại nhiều hơn bắn, triệt để làm cho địch đói khác, tiêu hao, mỏi mệt, chán nản. Vừa đánh vừa vũ trang thêm, vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ”....
18,19-12-1946,Hội nghị Ban thường vụ trung ương Đảng mở rộng đã quyết định phát động cả nước chống TDP.
Nhà lưu niệm Bác Hồ giữa làng Vạn Phúc - nơi Bác Hồ soạn “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
19-12-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Tòan quốc kháng chiến
Người dân Hà Nội đổ ra đường nghe Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Ảnh tư liệu
2 . Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.
Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm!
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946
Hồ Chí Minh
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Ý nghĩa
Đây là lời hiệu triệu, là ngọn cờ dẫn dắt toàn quân toàn dân ta đứng lên kháng chiến chống Pháp xâm lược.
Ý nghĩa lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh?
- 9 – 1947 Tổng Bí thư Trường Chinh Viết Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi
Trường Chinh (1907-1988)
Tác phẩm của Trường Chinh đã xác định rõ:
Mục tiêu của cuộc kháng chiến: Dân tộc ta kháng chiến đánh bọn thực dân phản động Pháp xâm lược nhằm giành độc lập và thống nhất.
Tính chất của cuộc kháng chiến: Kế tục sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, cuộc kháng chiến này hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, mở rộng và củng cố chế độ cộng hoà dân chủ Việt Nam phát triển trên nền tảng dân chủ mới. Cho nên cuộc kháng chiến của ta có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.
Đường lối kháng chiến : tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
Chiến tranh là một cuộc đọ sức toàn diện giữa hai bên tham chiến, đồng thời để phát huy mặt mạnh của cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc ta, nên chúng ta phải đánh địch trên tất cả các mặt
Do tương quan lực lượng giữa ta và địch chi phối, phương châm chiến lược của ta là đánh lâu dài.
Để đánh lâu dài, ta phải tự lực cánh sinh, không ngừng phát huy sức mạnh của cả dân tộc đấu tranh vì độc lập tự do, đồng thời hết sức tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù
Đường lối kháng chiến Đảng : “Tòan dân, tòan diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế”.
2 . Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.
Đường lối kháng chiến của Đảng?
- Thấm nhuần tư tưởng chiến tranh nhân dân sâu sắc chứng tỏ cuộc kháng chiến của ta là chính nghĩa, nên được nhân dân ủng hộ.
- Là ngọn cờ đoàn kết, dẫn dắt động viên toàn dân kháng chiến đánh thắng kẻ thù xâm lược .
* Ý nghĩa và tác dụng :
* Ý nghĩa và tác dụng của đường lối kháng chiến của Đảng ?
II . CUỘC CHIẾN ĐẤU Ở CÁC ĐÔ THỊ VÀ VIỆC CHUẨN BỊ CHO CUỘC KHÁNG CHIẾN LÂU DÀI.
1 . Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 .
Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bắt đầu ở các đô thị?
Vị trí đóng quân của Pháp
Ta xác định lấy Liên khu I làm trung tâm cuộc kháng chiến của quân dân thủ đô. Lực lượng tại Liên khu I của ta có Đội Thanh niên Hoàng Diệu, Tự vệ Thủ đô, Vệ quốc quân và 5 tiểu đoàn 101, 77, 212, 145, 523 với trang bị vũ khí thô sơ
Trang bị của quân ta
Quân Pháp tiến đánh Hà Nội
Ở Hà Nội Pháp có 6.500 quân chính quy trang bị hiện đại với xe tăng, pháo binh, pháo thuyền, quyết tâm “giải quyết tình hình chỉ trong 24 giờ bằng chiến lược tốc chiến, tốc thắng”.
Chiều 19.12.1946 Bộ trưởng quốc phòng Võ Nguyên Giáp chuyển quyết định chuyển mật lệnh về ngày giờ chiến đấu trong cả nước đếntất cả các lực lượng vũ trang:
“ Chuyến hàng sẽ đến lúc 18 giờ ngày 21 tháng 12. Hàng mang mật mã A cộng 2, B trừ 2. Chú ý theo dõi đón hàng đúng giờ “.
( Quy ước A là giờ, B là ngày )
Đài tiếng nói Việt Nam phát câu: “ Đồng bào chú ý! Đồng bào chú ý! Xin trân trọng mời đồng bào cả nước nghe lời Hồ Chủ tịch”
Ở Hà Nội, khoảng 20 giờ ngày 19 - 12 - 1946 Nhà máy điện Yên Phụ vụt tắt. Cuộc chiến đấu bắt đầu.
20 giờ ngày 19 tháng 12 năm 1946 Pháo đài Láng đã nổ những phát đạn đầu tiên vào các trại lính Pháp ở nội thành, mở màn cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam.
Nhân dân dựng chướng ngại vật cản quân Pháp
Lực lượng vũ trang thủ đô anh dũng chiến đấu.
Ngày 6.1.1947, Trung đoàn Liên khu I (sau này Ủy ban Kháng chiến TP.Hà Nội tặng danh hiệu Trung đoàn Thủ Đô) chính thức được thành lập, gồm Tiểu đoàn 101, tự vệ chiến đấu, công an xung phong..., tất cả khoảng 2.000 người, Trung đoàn trưởng là ông Hoàng Siêu Hải.
Bắc Bộ phủ
nay là Nhà khách chính phủ - một biểu tượng của tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”
Những trận quyết liệt ở Bắc Bộ Phủ, chợ Đồng Xuân, Nhà Bưu điện...
Hãy nói những hiểu biết của em về bức ảnh này
Bức ảnh do bác sĩ quân y Trần Hạnh chụp tháng 12/1946. Người trong ảnh là chiến sĩ Nguyễn Văn Thiềng, còn gọi là Trần Thành, quê ở phố hàng Vôi – Hà Nội. Bức ảnh gốc hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng quân sự Việt Nam.
“ Quyết tử quân” Hà Nội ôm bom ba càng đón đánh xe tăng Pháp
Hành động quyết tử của chiến sĩ Trần Thành mãi mãi là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước và lòng dũng cảm sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc mà các thế hệ thanh niên cần học tập…
Quyết tử quân số 1 của Thủ đô - Lê Gia Đỉnh
(còn gọi là Lê Gia Định hay Lê Gia Đính)
Chợ Đồng Xuân
Trong lực lượng Vệ quốc quân ngày ấy có một “lực lượng đặc biệt” với tên gọi thân thương: Vệ út. Những chiến sĩ khi ấy tuổi mới lên 10. 60 năm sau, hơn 175 Vệ út năm xưa giờ chỉ còn lại hơn 10 người
Vệ út năm xưa -Nguyễn Văn Dũng
Nữ vệ út vũ Thị Nhâm
Ngày 17.2, nhằm bảo toàn lực lượng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ thị cho trung đoàn rút lui với phương châm bí mật, bất ngờ, chủ động, táo bạo. Khoảng 3.000 người gồm toàn trung đoàn và nhân dân thủ đô ngay trong đêm bí mật rút khỏi Liên khu I qua bãi sông Hồng dưới gầm cầu Long Biên lên Nghi Tàm, vượt qua sông Hồng và sông Đuống sang Phúc Yên.
Sau hai thng chi?n d?u qun ta rt ra can c? an tồn (17-2 - 1947)
Bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Đội Liên lạc Nguyễn Ngọc Nại.
Sáng 19/2/1947, khi những chiến sĩ cuối cùng sang sông thì cũng là lúc thực dân Pháp huy động thủy - lục - không quân lên Tàm Xá hòng tiêu diệt Trung đoàn. Các chiến sĩ Đội Liên lạc, dưới sự chỉ huy của Đội trưởng Nguyễn Ngọc Nại đã chiến đấu quyết liệt với kẻ thù trên bãi dâu Tàm Xá. Và trong cuộc chiến đấu không cân sức ấy, tám chiến sĩ hy sinh anh dũng.
Năm 1996, Đội Liên lạc và Đội trưởng Nguyễn Ngọc Nại được Nhà nước truy tặng Anh hùng LLVTND; bảy đội viên được truy tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Phù điêu “Hà Nội mùa đông năm 1946” ở chợ Đồng Xuân hiện nay
Tượng “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”
tại Vườn hoa Vạn Xuân - Hà Nội. Ảnh TTXVN)
- Trong 60 ngày đêm, Hà Nội chiến đấu gần 200 trận, giết và làm bị thương hàng ngàn địch, phá hủy nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh.
Kết quả cuộc chiến đấu ở Hà Nội
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giam chân địch trong thành phố một thời gian dài để hậu phương huy động kháng chiến, bảo vệ Trung ương Đảng về căn cứ Việt Bắc an toàn
- Ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng …quân ta bao vây, tiến công tiêu diệt địch.
- Quân dân Nam Bộ, Nam Trung Bộ đẩy mạnh chiến tranh du kích, chặn đánh địch trên các tuyến giao thông, phá cơ sở hậu cần của chúng .
Ý nghĩa:
Tiêu hao một bộ phận sinh lực Pháp, giam chân chúng trong thành phố, chặn đứng kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh, tạo điều kiện cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.
Đánh bại âm mưu và kế hoạch đánh úp cơ quan đầu não của ta ở Hà Nội và tiêu diệt lực lượng vũ trang của ta ở đô thị
Ý nghĩa cuộc chiến đấu ở Hà Nội và các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16?
2. Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài
Tiến hành sơ tán cơ quan Đảng, Chính phủ, Mặt trận...lên căn cứ địa Việt Bắc
Về chính trị: các Ủy ban kháng chiến hành chính ra đời, thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt).
Về kinh tế: chính phủ đề ra các chính sách nhằm phát triển sản xuất, trước hết là sản xuất lương thực.
Về quân sự: qui định mọi người dân từ 18 đến 45 tuổi được tuyển chọn tham gia chiến đấu.
V ăn hóa: Tiếp tục phát triển phong trào bình dân học vụ...
CỦNG CỐ
Nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?
Đường lối kháng chiến của Đảng. Tác dụng ?
Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bắt đầu ở các đô thị. Ý nghĩa cuộc chiến đấu ở các đô thị?
Nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi
(1924-2003)
Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây.
Đây lắng hồn núi sông ngàn năm.
Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội, Hà Nội mến yêu!
Hà Nội cháy, khói lửa ngập trời.
Hà Nội hồng ầm ầm rung,
Hà Nội vùng đứng lên! Hà Nội vùng đứng lên! Sông Hồng reo Hà Nội vùng đứng lên!
Người Hà Nội
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Thị Hòa
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)