Bài 18. Động cơ không đồng bộ ba pha

Chia sẻ bởi Phan Cong Ngoc Hung | Ngày 19/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Động cơ không đồng bộ ba pha thuộc Vật lý 12

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ
1. Nêu định nghĩa dòng điện xoay chiều ba pha
2. Trong cách mắc nguồn và tải tiêu thụ hình sao, dòng điện trong dây trung hòa có đặc điểm gì?
Đáp án: Dòng điện ba pha là hệ thống ba dòng điện xoay chiều một pha có cùng biên độ, cùng tần số nhưng lệch pha nhau một góc bằng 1200
Đáp án:
Nếu ba tải tiêu thụ giống hệt nhau thì dòng điện trong dây trung hòa I = 0.
Nếu ba tải tiêu thụ không giống nhau thì dòng điện trong dây trung hòa I # 0 nhưng yếu hơn nhiều so với các dây pha
§20: Động cơ không đồng bộ ba pha
1. Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ.
Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ bằng cách sử dụng từ trường quay
a. Bố trí thí nghiệm
* Đặt vào trong lòng nam châm một khung dây có thể quay xung quanh một trục cùng trục quay của nam châm
* Dùng tay quay nam châm.

b. Nhận xét hiện tượng.
Khung dây quay cùng chiều với nam châm.
Vận tốc góc của khung dây nhỏ hơn vận tốc góc của nam châm.
Giải thích.
Do từ thông biến thiên => Theo định luật cảm ứng điện từ trong khung dây sẽ xuất hiện một dòng điện cảm ứng
=> Làm xuất hiện lực điện từ tác dụng lên khung làm khung quay cùng chiều nam châm để chống lại sự thay đổi vị trí tương đối của nó so với nam châm
Nếu khung dây đạt tới vận tốc góc bằng vận tốc góc của nam châm thì sẽ không có sự biến thiên từ thông nữa dòng điện cảm ứng mất đi => lực điện cũng mất, khung quay chậm dần…..
Thực tế vận tốc góc của khung dây ωo nhỏ hơn vận tốc góc của nam châm ω.

§20: Động cơ không đồng bộ ba pha
1. Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ.
2. Từ trường quay của dòng điện ba pha
* Cho dòng điện ba pha chạy vào ba nam châm điện đặt cách nhau 1200 trên một vòng tròn.
Làm thế nào để tạo ra được từ trường quay mà không cần phải quay các nam châm?
§20: Động cơ không đồng bộ ba pha
1. Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ.
Từ trường trong lòng ống dây biến đổi như thế nào?
Sau 1/3 chu kì tiếp theo cảm ứng từ qua cuộn 2 đạt cực đại, và 1/3 chu kì tiếp theo thì cảm ứng từ qua cuộn 3 đạt cực đại …..
Xét tại:
thì
Tóm lại: Véc tơ cảm ứng từ của từ trường tổng hợp có độ lớn không đổi. Véc tơ cảm ứng từ tổng hợp quay quanh tâm O của vành tròn với tần số bằng tần số của dòng điện.
3. Cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha.
-Stato: Các cuộn dây của ba pha điện cuốn trên các lõi sắt bố trí trên một vành tròn để tạo ra từ trường quay.
Rôto hình trụ có tác dụng như một cuộn dây quấn trên lõi thép.
Khi mắc động cơ vào mạng điện ba pha, từ trường quay do Stato gây ra làm cho rôto quay trên trục. Chuyển động quay của rôto được trục máy truyền ra ngoài và được sử dụng để vận hành các máy móc công cụ và các cơ cấu chuyển động khác.
Động cơ không đồng bộ một pha cấu tạo như thế nào?
Stato: Gồm hai cuộn dây đặt lệch nhau một góc 900. Một dây nối thẳng với mạng điện. Dây kia nối với mạng điện qua một tụ điện. Cách mắc như vậy làm cho hai dòng điện trong hai cuộn dây lệch pha nhau 900 và tạo ra từ trường quay.

Quạt điện có trong gia đình đang dùng có phải là động cơ không đồng bộ ba pha hay không?
Nội dung chính của bài:
Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ: dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
Cách tạo ra từ trường quay bằng dòng điện ba pha
Cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha và động cơ không đồng bộ một pha
Hình 1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Cong Ngoc Hung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)