Bài 18. Động cơ không đồng bộ ba pha

Chia sẻ bởi Nguyễn Tùng Đức | Ngày 19/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Động cơ không đồng bộ ba pha thuộc Vật lý 12

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ
Kính chào toàn thể quý thầy cô đến dự giờ thăm lớp
Thiết kế bài giảng:
Nguyễn Tùng Đức
Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Trình bày cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha.
Câu 2: Trình bày cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều ba pha.
- Có những cách nào mắc mạch ba pha.
- Mối quan hệ giữa điện áp dây và điện áp pha.
Câu 3: Phân biệt dòng một pha và dòng ba pha?
Dòng ba pha có những ưu điểm gì?
Ở bài trước chúng ta đã biết máy phát điện xoay chiều ba pha tạo ra dòng điện xoay chiều ba pha. Dòng điện ba pha dùng để làm gì? Ở tiết học này chúng ta sẽ nghiên cứu một loại động cơ thông dụng sử dụng năng lượng của dòng ba pha đó là động cơ không đồng bộ ba pha
BÀI 18
ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA
I/ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ
II/ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA
1. Rô to
2. Stato
I/ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ
- Giả sử có một nam châm chữ U quay quanh trục thẳng đứng.
- Từ trường của nam châm là từ trường quay.
Đặt khung dây cứng MNPQ vuông góc với véc tơ .
Tại thời điểm t=0 véc tơ pháp tuyến cùng hướng với tức là α =( , ) =0
Từ thông qua khung dây được xác định như thế nào?
Φ = BS = Φ0 (>0)
Khi quay góc α ≠ 0 từ thông trong khung giảm đi trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng i
Khung dây dẫn có dòng điện i khi đó từ trường tác dụng lên khung một ngẫu lực làm khung quay theo chiều từ trường.
Hãy giải thích tại sao khung dây dẫn có dòng điện lại quay theo chiều từ trường?
Khung sẽ quay nhanh dần, tốc độ góc của khung tăng lên thì tốc độ biến thiên từ thông sẽ giảm.
Tốc độ góc của khung nhỏ hơn tốc độ góc của từ trường quay.
* KẾT LUẬN
Khung dây dẫn đặt trong từ trường quay sẽ quay theo từ trường đó với tốc độ góc nhỏ hơn.
Động cơ hoạt động theo nguyên tắc này gọi là động cơ không đồng bộ
Do khung dây có tốc độ quay nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường nên người ta gọi là sự quay không đồng bộ
II/ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA
Động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động dựa trên nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ.
Cấu tạo gồm hai bộ phận chính roto và stato:
1. Rô to
Rô to là một khung dây dẫn có thể quay dưới tác dụng của từ trường.
Để tăng hiệu quả thường ghép nhiều khung dây dẫn giống nhau có trục quay chung gọi là rô to lồng sóc. (Hình vẽ)
2. Stato
Stato là bộ phận tạo nên từ trường quay gồm ba cuộn dây giống hệt nhau 1, 2, 3.
Ba cuộn dây đồng quy tại O có các trục hợp với nhau những góc 1200
Khi cho dòng ba pha đi vào ba cuộn dây thì từ trường tổng hợp do ba cuộn tạo ra tại O là từ trường quay.
Từ trường quay này có tác dụng gì?
Từ trường quay này có tác dụng làm quay rô to lồng sóc với tốc độ quay nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường.
➱ Chuyển động quay của rô to được sử dụng để làm quay các máy khác
CŨNG CỐ BÀI GIẢNG
Biết cách tạo ra từ trường quay. Nêu được khái niệm từ trường quay.
Giải thích được tại sao khung dây dẫn đặt trong từ trường quay sẽ quay theo từ trường với tốc độ góc nhỏ hơn.
Trình bày được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha.
Chân thành cảm ơn
sự quan tâm và đóng góp của các bạn
XIN CẢM ƠN VÀ HẸN GẶP LẠI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tùng Đức
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)