Bài 18. Đô thị hóa
Chia sẻ bởi Ngô Minh Quân |
Ngày 19/03/2024 |
8
Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Đô thị hóa thuộc Địa lý 12
Nội dung tài liệu:
Đô thị tại Việt Nam là những đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn; được các cơ quan nhà nước ở Việt Nam có thẩm quyền ra quyết định thành lập.
Mặc dù huyện và xã ở Việt Nam là cấp hành chính tại khu vực Nông thôn Việt Nam, nhưng trong những trường hợp đặc biệt đủ điều kiện về quy mô và tính chất đô thị hóa huyện có thể được công nhận là đô thị (như thủ tướng quyết định công nhận huyện đảo Phú Quốc là đô thị loại II), một số xã Việt Nam là các xã huyện lỵ chuẩn bị được nâng cấp lên thị trấn cũng có thể được công nhận là đô thị bởi chính quyền cấp tỉnh.
Các đô thị đặc biệt, loại I, II do Thủ tướng ra quyết định công nhận
Đô thị loại III, IV do Bộ Xây dựng ra quyết định công nhận
Loại V do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh (hay TPTTTW) công nhận.
Hiện tại Việt Nam có 2 đô thị đặc biệt, 17 đô thị loại I, 25 đô thị loại II, 42 đô thị loại III, 90 đô thị loại IV. Khoảng 38% dân số Việt Nam sống ở đô thị (2016).
II.
Mạng lưới
đô
thị
Mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại dựa vào các tiêu chí cơ bản như số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ tham gia vào hoạt động sản xuất phi nông nghiệp.
Năm 2016, nước ta có 5 thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ; 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Dựa vào Atlat trang 15 hãy xác định các đô thị theo các loại?
HÀ NỘI
Đà Nẵng
Huế
Hải Phòng
Vũng Tàu
Biên Hòa
Cần Thơ
Nha Trang
Quy Nhơn
Hạ Long
Thanh Hóa
Nam Định
Thái Nguyên
Bắc Giang
Việt Trì
TP.Hồ Chí Minh
Đ. Phú Quốc
Vinh
Đồng Hới
Đông Hà
Buôn Ma Thuột
Hà Tĩnh
Đà Lạt
Cà Mau
Quảng Ngãi
MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ VIỆT NAM
Đô thị loại đặc biệt
Giữ vai trò "trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước".
Quy mô dân số toàn đô thị từ 5 triệu người trở lên.
Mật độ dân số nội đô bình quân từ 15.000 người/km² trở lên.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động ở khu vực nội đô từ 90% trở lên.
Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh.
Hiện ở Việt Nam có hai thành phố được chính phủ xếp loại đô thị đặc biệt là thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chính phủ cho phép thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hưởng một số cơ chế tài chính-ngân sách đặc thù.
Đô thị loại I
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước.
Quy mô dân số toàn đô thị từ 1 triệu người trở lên đối với đô thị trực thuộc trung ương và từ 500 nghìn người trở lên đối với đô thị trực thuộc tỉnh.
Mật độ dân số nội đô bình quân từ 12.000 người/km² trở lên đối với đô thị trực thuộc trung ương và từ 10.000 người/km² trở lên đối với đô thị trực thuộc tỉnh.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động ở khu vực nội đô từ 85% trở lên.
Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh.
Hải Phòng là đô thị trung tâm của vùng duyên hải Bắc Bộ.
Đà Nẵng là đô thị trung tâm của miền Trung
Cần Thơ là trung tâm của vùng Tây Nam Bộ
Thanh Hóa, Vinh và Huế là ba trung tâm của Bắc Trung Bộ.
Đà Lạt và Buôn Ma Thuột là hai trung tâm của khu vực Tây Nguyên.
Nha Trang và Quy Nhơn là hai trung tâm của Duyên hải Nam Trung Bộ.
Biên Hòa và Vũng Tàu là 2 trung tâm của vùng Đông Nam Bộ.
Thái Nguyên là trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Việt Trì là thành phố du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam và là trung tâm của liên tỉnh phía Bắc.
Hạ Long là thành phố dịch vụ, du lịch biển quốc tế ở vùng Đông Bắc, có kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.
Nam Định là trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng.
Mỹ Tho là đô thị trung tâm của vùng bắc sông Tiền
Đô thị loại II
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước.
Quy mô dân số toàn đô thị từ 300 nghìn người trở lên.
Mật độ dân số nội đô bình quân từ 8.000 người/km² trở lên.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động ở nội đô từ 80% trở lên.
Hiện nay có 25 thành phố, huyện trực thuộc tỉnh là đô thị loại II gồm: Pleiku, Long Xuyên, Hải Dương, Phan Thiết, Cà Mau, Tuy Hoà, Uông Bí, Thái Bình, Rạch Giá, Bạc Liêu, Ninh Bình, Bắc Ninh, Thủ Dầu Một, Đồng Hới, Phú Quốc, Vĩnh Yên, Lào Cai, Bà Rịa, Bắc Giang, Phan Rang - Tháp Chàm, Châu Đốc, Cẩm Phả, Quảng Ngãi, Tam Kỳ và Trà Vinh
Đô thị loại III
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh
Quy mô dân số toàn đô thị từ 150 nghìn người trở lên.
Mật độ dân số khu vực nội thành, nội thị từ 6.000 người/km² trở lên.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động nội đô từ 75% trở lên;
Đô thị loại III có thể là một thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh. Đến tháng 7/2016 có 42 đô thị loại III
Đô thị loại IV
Là trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính, khoa học – kỹ thuật, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu của một vùng trong tỉnh hoặc một tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trong tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với một tỉnh.
Quy mô dân số toàn đô thị từ 50 nghìn người trở lên.
Mật độ dân số khu vực nội thị từ 4.000 người/km² trở lên.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị tối thiểu đạt 70% so với tổng số lao động.
Các đô thị loại IV có thể là thị xã hoặc thị trấn. Đến tháng 4/2016 có 90 đô thị loại IV (trong đó có 51 thị trấn).
Đô thị loại V
Là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về kinh tế, hành chính, văn hóa, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hoặc một cụm xã.
Quy mô dân số toàn đô thị từ 4 nghìn người trở lên.
Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km² trở lên.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu phố xây dựng tối thiểu đạt 65% so với tổng số lao động.
Các đô thị loại V là thị trấn.
Mặc dù huyện và xã ở Việt Nam là cấp hành chính tại khu vực Nông thôn Việt Nam, nhưng trong những trường hợp đặc biệt đủ điều kiện về quy mô và tính chất đô thị hóa huyện có thể được công nhận là đô thị (như thủ tướng quyết định công nhận huyện đảo Phú Quốc là đô thị loại II), một số xã Việt Nam là các xã huyện lỵ chuẩn bị được nâng cấp lên thị trấn cũng có thể được công nhận là đô thị bởi chính quyền cấp tỉnh.
Các đô thị đặc biệt, loại I, II do Thủ tướng ra quyết định công nhận
Đô thị loại III, IV do Bộ Xây dựng ra quyết định công nhận
Loại V do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh (hay TPTTTW) công nhận.
Hiện tại Việt Nam có 2 đô thị đặc biệt, 17 đô thị loại I, 25 đô thị loại II, 42 đô thị loại III, 90 đô thị loại IV. Khoảng 38% dân số Việt Nam sống ở đô thị (2016).
II.
Mạng lưới
đô
thị
Mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại dựa vào các tiêu chí cơ bản như số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ tham gia vào hoạt động sản xuất phi nông nghiệp.
Năm 2016, nước ta có 5 thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ; 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Dựa vào Atlat trang 15 hãy xác định các đô thị theo các loại?
HÀ NỘI
Đà Nẵng
Huế
Hải Phòng
Vũng Tàu
Biên Hòa
Cần Thơ
Nha Trang
Quy Nhơn
Hạ Long
Thanh Hóa
Nam Định
Thái Nguyên
Bắc Giang
Việt Trì
TP.Hồ Chí Minh
Đ. Phú Quốc
Vinh
Đồng Hới
Đông Hà
Buôn Ma Thuột
Hà Tĩnh
Đà Lạt
Cà Mau
Quảng Ngãi
MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ VIỆT NAM
Đô thị loại đặc biệt
Giữ vai trò "trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước".
Quy mô dân số toàn đô thị từ 5 triệu người trở lên.
Mật độ dân số nội đô bình quân từ 15.000 người/km² trở lên.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động ở khu vực nội đô từ 90% trở lên.
Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh.
Hiện ở Việt Nam có hai thành phố được chính phủ xếp loại đô thị đặc biệt là thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chính phủ cho phép thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hưởng một số cơ chế tài chính-ngân sách đặc thù.
Đô thị loại I
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước.
Quy mô dân số toàn đô thị từ 1 triệu người trở lên đối với đô thị trực thuộc trung ương và từ 500 nghìn người trở lên đối với đô thị trực thuộc tỉnh.
Mật độ dân số nội đô bình quân từ 12.000 người/km² trở lên đối với đô thị trực thuộc trung ương và từ 10.000 người/km² trở lên đối với đô thị trực thuộc tỉnh.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động ở khu vực nội đô từ 85% trở lên.
Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh.
Hải Phòng là đô thị trung tâm của vùng duyên hải Bắc Bộ.
Đà Nẵng là đô thị trung tâm của miền Trung
Cần Thơ là trung tâm của vùng Tây Nam Bộ
Thanh Hóa, Vinh và Huế là ba trung tâm của Bắc Trung Bộ.
Đà Lạt và Buôn Ma Thuột là hai trung tâm của khu vực Tây Nguyên.
Nha Trang và Quy Nhơn là hai trung tâm của Duyên hải Nam Trung Bộ.
Biên Hòa và Vũng Tàu là 2 trung tâm của vùng Đông Nam Bộ.
Thái Nguyên là trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Việt Trì là thành phố du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam và là trung tâm của liên tỉnh phía Bắc.
Hạ Long là thành phố dịch vụ, du lịch biển quốc tế ở vùng Đông Bắc, có kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.
Nam Định là trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng.
Mỹ Tho là đô thị trung tâm của vùng bắc sông Tiền
Đô thị loại II
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước.
Quy mô dân số toàn đô thị từ 300 nghìn người trở lên.
Mật độ dân số nội đô bình quân từ 8.000 người/km² trở lên.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động ở nội đô từ 80% trở lên.
Hiện nay có 25 thành phố, huyện trực thuộc tỉnh là đô thị loại II gồm: Pleiku, Long Xuyên, Hải Dương, Phan Thiết, Cà Mau, Tuy Hoà, Uông Bí, Thái Bình, Rạch Giá, Bạc Liêu, Ninh Bình, Bắc Ninh, Thủ Dầu Một, Đồng Hới, Phú Quốc, Vĩnh Yên, Lào Cai, Bà Rịa, Bắc Giang, Phan Rang - Tháp Chàm, Châu Đốc, Cẩm Phả, Quảng Ngãi, Tam Kỳ và Trà Vinh
Đô thị loại III
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh
Quy mô dân số toàn đô thị từ 150 nghìn người trở lên.
Mật độ dân số khu vực nội thành, nội thị từ 6.000 người/km² trở lên.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động nội đô từ 75% trở lên;
Đô thị loại III có thể là một thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh. Đến tháng 7/2016 có 42 đô thị loại III
Đô thị loại IV
Là trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính, khoa học – kỹ thuật, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu của một vùng trong tỉnh hoặc một tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trong tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với một tỉnh.
Quy mô dân số toàn đô thị từ 50 nghìn người trở lên.
Mật độ dân số khu vực nội thị từ 4.000 người/km² trở lên.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị tối thiểu đạt 70% so với tổng số lao động.
Các đô thị loại IV có thể là thị xã hoặc thị trấn. Đến tháng 4/2016 có 90 đô thị loại IV (trong đó có 51 thị trấn).
Đô thị loại V
Là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về kinh tế, hành chính, văn hóa, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hoặc một cụm xã.
Quy mô dân số toàn đô thị từ 4 nghìn người trở lên.
Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km² trở lên.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu phố xây dựng tối thiểu đạt 65% so với tổng số lao động.
Các đô thị loại V là thị trấn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Minh Quân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)