Bài 18. Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỷ X-XV

Chia sẻ bởi Phan Anh | Ngày 10/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỷ X-XV thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Bài 18:
(tiết 24)
công cuộc xây dựng
và phát triển kinh tế
trong các thế kỉ X - XV
1. Mở rộng, phát triển nông nghiệp

- Nhà nước và nhân dân hợp lực đẩy mạnh khai hoang, mở rộng diện tích canh tác.
- Nhà nước phát động nhân dân thực hiện tốt công tác thuỷ lợi:
+ Nhà Lý đã cho xây đắp những con đê đầu tiên
+ 1248, nhà Trần cho đắp hệ thống đê "quai vạc"
+ Nhà Lê Sơ cho đắp một số đoạn đê biển.
Các triều đại đều quan tâm bảo vệ sức kéo, phát triển giống cây trồng
-> Nông nghiệp phát triển mọi mặt

Nhà nước và nhân dân Đại Việt đã làm gì để phát triển nông nghiệp?
=> Đời sống nhân dân ấm no,
trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố.

Sự phát triển của nông nghiệp đương thời có ý nghĩa gì đối với xã hội?
2. Phát triển thủ công nghiệp
a. Thủ công nghiệp trong nhân dân:
* Biểu hiện:
- Các nghề thủ công cổ truyền (Đúc đồng, rèn sắt, gốm, dệt) ngày càng phát triển, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao
- Việc khai thác tài nguyên ngày càng phát triển.
- Các làng nghề thủ công ra đời (Bát Tràng-Hà Nội, Thổ Hà-Bắc Giang.
*Nguyên nhân:
+ Truyền thống nghề đã có từ xưa, nay được phát triển trong điều kiện đất nước độc lập, thống nhất.
+ Nhu cầu trong nước ngày càng tăng (nhất là khi Phật giáo phát triển)


Em hãy tìm những biểu hiện phát triển của thủ công nghiệp trong nhân dân đương thời?

Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển của các nghề thủ công ở thế kỉ XI - XV?
b. Thủ công nghiệp nhà nước
- Nhà nước có những xưởng thủ công (Quan xưởng) chuyên sản xuất tiền, vũ khí, áo mũ cho vua quan.
- Đầu thế kỉ XV, sản xuất được một số sản phẩm kĩ thuật cao (súng thần cơ, thuyền chiến có lầu).

Thủ công nghiệp nhà nước phát triển như thế nào?
đao (thời Trần)
3. Mở rộng thương nghiệp
a. Nội thương:
- Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên khắp nơi
Hình thành các trung tâm buôn bán lớn: Thăng Long "36 phố phường", Phố Hiến.
b. Ngoại thương:
- Thời Lý-Trần: Khá phát triển
Nhà nước cho xây dựng nhiều bến cảng, chợ biên giới cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán.
- Thời Lê Sơ, ngoại thương giảm sút.
* Nguyên nhân phát triển:
- Nông nghiệp - thủ công phát triển
- Đất nước độc lập ->Thống nhất tiền tệ, đo lường.

Em hãy tìm những biểu hiện phát triển của thương nghiệp đương thời?


Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển của thương nghiệp nước ta ở thế kỉ X - XV?
Cảng lạch trường (thanh hoá)
Vân đồn (quảng ninh)
4. Tình hình phân hoá xã hội và cuộc đấu tranh của nông dân
- Hình thành hẳn XH PK (Quý tộc- địa chủ <-> nông dân (nông dân công xã và nông dân tá điền)
- Mâu thuẫn xã hội trở nên sâu sắc -> Bùng nổ khởi nghĩa nông dân.
=> Nhà Trần suy vong - Tể tướng Hồ Quý Ly tiến hành cải cách lớn để cứu vãn tình thế.
-> Nhà Hồ thành lập.

Xã hội Đại Việt ở thế kỉ XIV phân hoá ra sao?

Sự phân hoá xã hội ở thế kỉ XIV dẫn đến hậu quả gì?
Em hãy nhân xét về sự phát triển nông nghiệp nước ta ở các thế kỉ
X - XV?
Em đánh giá như thế nào về sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta đương thời?
Em đánh giá như thế nào về thương nghiệp nước ta trong các thế kỉ
X -XV?
Nông nghiệp phát triển mọi mặt (mở rộng diện tích canh tác, XD các công trình thuỷ lợi lớn, bảo vệ sản xuất, phát triển giống cây trồng.).
-Thủ công nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng sản phẩm được nâng cao
- Mục đích: Phục vụ nhu cầu trong nước là chính.
Thương nghiệp phát triển, mở rộng song chủ yếu phát triển nội thương, mới chỉ buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam á.
Thúc đẩy nhanh sự phân hoá xã hội
Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Triều đại nào đã cho xây dựng đê sông từ đầu nguồn đến của biển:
A. Tiền Lê. B. Lý.
C. Trần. D. Lê Sơ.
Câu 2: Để phát triển nông nghiệp, các triều đậi đều quan tâm đến việc này. Hãy điền tiếp vào ô trống:
Câu 3: Tình hình chính trị và kinh tế nước ta ở các thế kỉ X-XV như thế nào?
A. Chính trị ổn định, kinh tế chậm phát triển.
B. Chính trị chưa ổn định, kinh tế còn khó khăn.
C. Chính trị ổn định, kinh tế phát triển.
D. Chính trị chưa ổn định nhưng kinh tế đã phát triển thịnh đạt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)