Bài 18. Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỷ X-XV

Chia sẻ bởi Vũ Hằng | Ngày 10/05/2019 | 118

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỷ X-XV thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Bài 18.
CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ( từ thế kỉ X đến thế kỉ XV).
Trường THPT Chuyên Bắc Ninh
Lớp: 10 Toán
GV: Vũ Thị Thu Hằng
1. MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP.
a. Bối cảnh lịch sử thế kỉ X- XV

Thế kỷ X - XV là giai đoạn đầu của thời kì phong kiến độc lập, cũng là thời kỳ đất nước thống nhất.
=> thuận lợi cơ bản, tạo điều kiện để phát triển kinh tế.
- Là thời kì đất nước phải tiến hành các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm với quy mô lớn
=> những khó khăn không nhỏ cho quá trình xây dựng và phát triển kinh tế.
Bối cảnh lịch sử nước ta thế kỉ X-XV có đặc điểm gì nổi bật?
b. Tình hình phát triển nông nghiệp
* Từ thế kỉ X-XV, cùng với những chính sách tiến bộ của Nhà nước phong kiến, nền nông nghiệp nước ta phát triển mạnh. Biểu hiện:
- Công cuộc khai hoang phát triển. Nhà nước còn đặt phép Quân điền. => diện tích đất trồng trọt ngày càng mở rộng.
- Hệ thống thủy lợi được mở mang:
+ Nhà nước chăm lo việc đào kênh, đắp đê phục vụ tưới tiêu. Thời Lý cho xây dựng những con đê đầu tiên.
+ Nhà Trần nổi tiếng với hệ thống đê “ Quai Vạc”.
+ Đặt chức quan “ Hà đê sứ” chăm nom việc đê điều.
Tác dụng của công tác thủy lợi đối với sản xuất nông nghiêp ?
=> Bảo vệ mùa màng, phục vụ tưới tiêu, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
- Sức kéo của trâu, bò được bảo vệ
- Năng suất cây trồng cao, mùa màng tươi tốt
- Nhiều loại cây trồng. Ngoài trồng lúa, nhân dân còn trồng cây ăn quả ( chuối, vải, cam…), cây công nghiệp: đay, bông..
* Ý nghĩa: Đời sống nhân dân no ấm, xã hội ổn định. Nền độc lập được củng cố và giữ vững.
Sự phát triển của nông nghiệp có ý nghĩa gì đối với đời sống và xã hội?
Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển của nền nông nghiệp thời Lý- Trần- Lê sơ?
c. Nguyên nhân của sự phát triển
- Đất nước độc lập, thống nhất => có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế.
- Nhà nước có những chính sách tiến bộ, thúc đẩy nông nghiệp phát triển: quan tâm thủy lợi, khai hoang…
- Nhân dân đoàn kết, tin tưởng và ủng hộ Nhà nước phong kiến trong công cuộc xây dựng đất nước.
c. hạn chế:
Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ, quan lại, quý tộc, đặc biệt dưới triều Trần.

2. PHÁT TRIỂN THỦ CÔNG NGHIỆP.
a. Thủ công nghiệp nhà nước.

- Nhà nước được thành lập các quan xưởng (Cục bách tác), sản xuất nhiều mặt hàng khác nhau: đúc tiền, vũ khí, đồ dùng cho cung đình…

- Sản xuất được một số sản phẩm kỹ thuật cao như: Đại bác, thuyền chiến có lầu.

b. Thủ công nghiệp trong nhân dân
- Các nghề thủ công cổ truyền như: đúc đồng, rèn sắt, làm gốm ngày càng phát triển .
- Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, được đem trao đổi ở nhiều nơi.
- Các làng nghề thủ công xuất hiện: Bát Tràng ( Hà Nội), Thổ Hà ( Bắc Giang), Chu Đậu ( Hải Dương), Làng Bưởi ( Bắc Ninh)…
Em có nhận xét gì về sự phát triển của thủ công nghiệp ?
* Nhận xét:
- Thủ công nghiệp phát triển phong phú, chất lượng sản phẩm tốt, xuất hiện những sản phẩm mới với kĩ thuật cao.
-Hạn chế: + Mục đích: phục vụ nhu cầu trong nước là chính.
+ TCN chưa tách khổi nông nghiệp.
Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển của thủ công nghiệp thời Lý- Trần- Lê sơ?
Nguyên nhân dẫn đến phát triển:
+ Do truyền thống nghề nghiệp vốn có, nay trong bối cảnh đất nước độc lập, thống nhất nên có điều kiện phát triển.
+ Nhu cầu xây dựng kích thích sự phát triển của TCN.
4. MỞ RỘNG THƯƠNG NGHIỆP.
a. Nội thương:

- Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi.
- Hệ thống đường giao thông cũng được chú trọng xây dựng, gồm đường bộ và đường thủy.
- Hệ thống tiền tệ, đo lường thống nhất.
- Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn- trung tâm buôn bán và làm nghề thủ công.
Nêu những biểu hiện của hoạt động nội thương thời lý- Trần- Lê sơ?
b. Ngoại thương:
- Thời Lý- Trần ngoại thương khá phát triển. Nhà nước cho xây dựng những bến cảng: Vân Đồn ( Quảng Ninh), Càn Hải ( Nghệ An)…để buôn bán với người nước ngoài.
- Nước ta buôn bán với các nước Châu Á: Trung Quốc, Ấn Độ, một số nước Đông Nam Á.
- Vùng biên giới Việt- Trung cũng hình thành những điểm chung chuyển hàng hóa: Lạng Sơn, Cao Bằng…
Em có nhận xét gì về thương nghiệp nước ta thời kì từ thế kỉ X đến thế kỉ XV?
* Nhận xét:
- Thương nghiệp mở rộng và khá phát triển.
- Đến thời Lê, ngoại thương bị thu hẹp dần.
5. TÌNH HÌNH PHÂN HÓA XÃ HỘI VÀ CUỘC ĐẤU TRANH CỦA NÔNG DÂN.
Tự đọc
Câu 1: Niên đại và vương triều tổ chức đắp đê
Từ đầu nguồn đến cửa biển dọc con sông lớn là:
A. Năm 981, nhà Tiền L
B. Năm 1248, nhà Trần
C. Năm 1142, nhà Lý

D. Năm 1401, nhà Hồ
Câu 5: Niên đại và vương triều đã xây dựng trang Vân Đồn (Quãng Ninh) thành bến cảng để thuyền buôn nước ngoài vào trao đổi hàng hóa là:
A. Vương triều Đinh, năm 968.
B. Vương triều Trần, năm 1248.
C. Vương triều Lý, năm 1149.

D. Vương triều Lê sơ, năm 1248.
Cám ơn quí thầy cô và các em đã lắng nghe
THE END
Câu 2: Tác dụng của Vương triều quan tâm tổ chức đắp đê là?
A. Nhiều làng xã mới được thành lập.
B. Làng xóm được bảo vệ, mùa màng ổn định, tạo ĐK để khai hoang, mở rộng ruộng đồng, phát triển KT.
C. Diện tích ruộng đất sản xuất nông nghiệp được mở rộng.


D. Cũng cố quốc phòng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)