Bài 18. Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân

Chia sẻ bởi Hồ Thi Bảo Trân | Ngày 10/05/2019 | 151

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

Nhóm 9:
Hồ Thị Bảo Trân Lý Thị Thu Hiền
Nguyễn Thiên Thanh Võ Hà Thái Hà
- Chu kì tế bào là khỏang thời gian giữa hai lần phân bào.
- Chu kì tế bào bao gồm kì trung gian & quá trình nguyên phân.
- Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào.
Ví dụ: tế bào người nuôi cấy trong ống nghiệm có chu kì tế bào kéo dài khỏang 24h thì kì trung gian chiếm 23h còn nguyên phân chiếm 1h.
- Kì trung gian chia thành các phần nhỏ là G1, S, & G2
- Ngay sau khi vừa mới phân chia xong, tế bào bước vào pha G1. Trong pha này, tế bào tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng.
I. Chu kỳ tế bào
Chu kì tế bào được điều khiển một cách rất chặt chẽ. Thời gian & tốc độ phân chia tế bào ở các bộ phận khác nhau của cùng một cơ thể động, thực vật là rất khác nhau & được điều khiển nhằm đảm bảo cho sự sinh trưởng & phát triển bình thường của cơ thể.
- Ở những tế bào có khả năng phân chia, khi tế bào sinh trưởng đạt được một kích thước nhất định thì chúng tiến hành nhân đội AND để chuẩn bị cho quá trình phân bào
- Pha nhân đôi AND & nhiễm sắc thể (NST) được gọi là pha S.
- Các NST nhân đôi nhưng vẫn còn dính với nhau ở tâm động tạo nên 1 NST kép bao gồm 1 nhiểm sắc tử (crômatic). Kết thúc pha Stế bào sẽ chuyển sang pha G2. Lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào
Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi nhận được các tính hiệu từ bên ngoài cũng như bên trong tế bào. Chu kì tế bào được điều khiển bằng hệ thống điều hòa rất tinh vi mà hiện nay các nhà sinh ọc mới biết được phần nào ở mức độ phân tử
- Nếu cơ chế điều khiển phân bào bị hư hỏng hoặc trục trặc, cơ thể có bị lâm bệnh.VD: bệnh ung thư
II.Quá trình nguyên phân
1.Phân chia nhân
- Nguyên nhân là hình thức phân chia tế bào phổ biến ở các sinh vật nhân thực
Gồm 2 giai đoạn: phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
Phân chia nhân là qúa trình liên tục nhưng dựa vào một số đặc điểm ngườI ta chia thành 4 kỳ:
Kỳ đầu: các NST kép sau khi nhân đôi ở kì trung gian dần được co xoắn.Màng nhân dần tiêu biến,thoi phân bào xuất hiện.
Kỳ giữa: các NST kép co xoắn cực đạI và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo.Thoi phân bào được dính vào 2 phía cua NST tạI tâm động
Kỳ sau: các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào
- Kỳ cuối: NST dãn xoắn dần và màng nhân xuất hiện.
2. Phân chia tế bào chất
- Sau khi kỳ sau hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền, tế bào chất bắt đầu phân chia thành 2 tế bào con
- Các tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo, còn tế bào
III. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân
Đối với các sinh vật nhân thực đơn bào,nguyên phân là cơ chế sinh sản.
Đối với các cơ thể sinh vật nhân thực đa bào thì nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển
Nguyên phân còn đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể tái sinh những mô hoặc các cơ quan bị tổn thương.
Ở sinh vật sinh sản dinh dưỡng,nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống gen của cá thể mẹ (Ý nghĩa thực tiễn)
Phân chia tế bào chất khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật như thế nào?
Bài thuyết trình của nhóm 9 tớ đây là kết thúc.
Xin cám ơn cô và các bạn đã lắng nghe.
Chúc cô và các bạn 1 năm mớI tràn đầy niềm vui,hanh phúc và gặp nhiều may mắn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thi Bảo Trân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)