Bài 18. Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Momen lực

Chia sẻ bởi Trần Trung Khiêm | Ngày 25/04/2019 | 118

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Momen lực thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn : 01/12/2017 Tuần 15
Ngày dạy :02/12/2017 Tiết KHDH : 29
CÂN BẰNG CỦA VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH. MOMEN LỰC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức của momen lực và nêu được đơn vị đo momen của lực
- Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định .
- Vận dụng quy tắc momen lực để giải được các bài toán về các điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định khi chịu tác dụng của hai lực.
2. Kỹ năng
- Vận dụng được khái niệm momen lực và quy tắc momen lực để giải thích một số hiện tượng vật lí thường gặp trong đời sống và kĩ thuật cũng như để giải các bài tập vận dụng đơn giản.
- Vận dụng được phương pháp thực nghiệm ở mức độ đơn giản.
- Vận dụng giải một số bài tập đơn giản về mô men và quy tắc momen lực
3. Thái độ
- Có hứng thú học tập. Có tinh thần tự lực, tự giác tham gia xây dựng kiến thức.
- Yêu thích khoa học, tác phong của nhà khoa học.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung : tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt : biểu diễn được các vectơ lực, và vẽ được cánh tay đòn của lực

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV
- Các hình vẽ về mô men và quy tắc mô men lực.
- Bộ dụng cụ thớ nghiệm về quy tắc mô men lực
- Phiếu học tập
2. Chuẩn bị của HS
- Ôn tập lại các kiến thức liên quan đã học ở THCS.
- Hoàn thành các bảng phụ mà GV đó yêu cầu chuẩn bị
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.(5 phút)
Cho biết trọng tâm của một số vật đồng chất và có dạng hình học đối xứng? Phát biểu quy tắc tổng hợp 2 lực đồng quy?
Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của 3 lực không song song là gì?
KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Khởi động( 10 phút)
a) Mục tiêu hoạt động:
Từ các thí nghiệm thực hiện học sinh thấy được một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng thì nó chịu tác dụng của mấy lực, các lực này có đặc điểm gì.
b) Phương pháp dạy học: Dạy học nêu vấn đề
c) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm
d) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm, phiếu học tập
e) Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động của các nhóm

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung

- Giáo viên mô tả một tình huống trong đời sống liên quan đến vấn đề cân bằng của một vật có trục quay cố định. Momen lực
Ví dụ: Đóng, mở cửa; cuốc chim; đòn bẩy...
Các vật trên là các vật có trục quay và bây giờ chúng ta cũng: Khảo sát trạng thái của vật có trục quay cố định khi chịu tác dụng của 1 lực và 2 lực.
- Chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm và yêu cầu các nhóm làm việc theo nhóm, thảo luận để đi đến thống nhất về các câu hỏi nghiên cứu của bài học.
-GV phát phiếu học tập số 1 yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi.
-Học sinh lắng nghe, tiếp thu.










Học sinh thảo luận nhóm trả lời phiếu học tập số 1.



Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác dụng làm quay của vật rắn quanh một trục cố định. Momen lực
Phiếu hóc tập số 1 (PHT1): HS làm ở nhà
Tìm hiểu tác dụng làm quay của vật rắn quanh một trục cố định. Momen lực
P1.1. Ở nhà HS thực hiện TN với cánh cửa theo các cách tác dụng lực khác nhau:
Tác dụng lực có giá song song với trục lề cửa
Tác dụng lực có giá đi qua trục lề cửa
Tác dụng lực có giá không đi qua và không song song trục lề cửa
Nhận xét: Lực tác dụng có giá như thế nào sẽ làm cho cánh cửa quay quanh trục bản lề, lực tác dụng như thế nào cửa không quay ?
P1.2. HS tiến hành đo độ rộng cánh cửa của nhà mình và tiến hành tác dụng lực tại các vị trí cách trục bản lề khác nhau làm cho cánh cửa quay và rút
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Trung Khiêm
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)