Bài 18. Bài học đường đời đầu tiên
Chia sẻ bởi Võ Nhật Trường |
Ngày 21/10/2018 |
19
Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Bài học đường đời đầu tiên thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Bài học đường đời đầu tiên
(Trích "Dế Mèn phiêu lưu kí" - Tô Hoài)
Từ trước đến nay, vốn không có nhiều tác phẩm dành
cho độc giả thiếu nhi. Nhà văn Tô Hoài đã dành tặng
"Dế Mèn phiêu lưu kí" cho các em nhỏ nhưng ngay
cả những người lớn cũng hết sức yêu thích bộ truyện
này. Tác phẩm thiếu nhi đó đã được đón nhận nồng
nhiệt ngay từ khi mới ra đời, cho đến ngày nay và
chắc hẳn rất lâu sau người ta vẫn tìm đọc nó và dành
tặng nó cho các em nhỏ. Nguyên nhân vì sao tác
phẩm này lại có sức hút đến như vậy?
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Em biết gì về nhà văn Tô Hoài.
Xem thêm SGK
2. Tác phẩm
Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi
Tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật
dành cho thiếu nhi. Truyện viết về thế
giới loài vật nhỏ bé ở đồng quê, rất sinh
động và hóm hỉnh đồng thời cũng gợi
ra những hình ảnh của xã hội con người
và thể hiện những khát vọng đẹp đẽ
của tuổi trẻ.
Tác phẩm có 10 chương. Chương đầu kể
lai lịch và bài học đường đời đầu tiên của
Dế Mèn. Hai chương tiếp theo kể chuyện
Dế Mèn bị bọn trẻ con bắt đem đi chọi
nhau với các con dế khác. Dế Mèn trốn
thoát. Trên đường tìm về nhà gặp chị Nhà
Trò bị sa vào lưới bọn nhện độc ác, Dế
Mèn đã đánh tan bọn Nhện cứu thoát
chị Nhà Trò yếu ớt.
Bảy chương còn lại kể về các
cuộc phiêu lưu của Dế Mèn.
- Dế Mèn cùng Dế Trũi kết nghĩa anh em rồi lên đường phiêu lưu trên một cái bè kết bằng lá sen. Họ trôi dạt vào vùng nước mênh mông, miền đầm lầy, xứ sở của loài ếch, Nhái, Cua, sau đó lại đến vùng cỏ may của các loài Chuồn Chuồn, Châu Chấu. Hai bạn dự hội thi võ và đánh thắng đối thủ là Bọ Muỗm và Bọ Ngựa, được tôn làm chánh, phó thủ lĩnh Tổng Châu Chấu. Khi dân cư Tổng Châu Chấu đi tìm nơi trú đông, họ đánh nhau với Châu Chấu Voi và Trũi bị Châu Chấu Voi bắt đem đi theo.
- Trên đường đi tìm Trũi, Dế Mèn gặp lại Xiến Tóc, biết được tin tức về Trũi và Châu Chấu Voi, rồi bị lão Chim Trả bắt giam vào hang tối để canh giữ hang cho hắn. May có bọn Châu Chấu Voi, Xiến Tóc, Dế Trũi đi ngang qua, cứu thoát Dế Mèn.
- Cả bọn đi đến vùng Kiến để nhờ Kiến truyền đi mọi nơi mong muốn tốt đẹp là hòa bình và thân thiện giữa các loài.
Do một sự hiểu nhầm mà xảy ra chiến tranh với
các loài Kiến. Bọn Dế Mèn bị bao vây và rơi vào
tình thế khó khăn. Trũi thoát ra và đi tìm quân
cứu viện. May nhờ một sự ngẫu nhiên mà vòng
vây của Kiến bị phá, Dế Mèn tìm gặp được Kiến
Chúa, giải tỏa được mọi sự hiểu lầm. Kiến truyền
đi mọi nơi lời hịch kêu gọi muôn loài kết làm anh
em và được khắp nơi hưởng ứng. Dế Mèn và Dế
Trũi trở về quê, thăm mộ mẹ của Dế Mèn, nghỉ
ngơi và dự tính một cuộc phiêu lưu mới trong
hòa bình.
Đánh giá chung
Mặc dù còn có ít nhiều tính chất bồng bột,
ngây thơ trong nhận thức; lí giải xung đột
và ước mơ "muôn loài kết làm anh em"
cũng còn có tính chất không tưởng, nhưng
Dế Mèn là một hình tượng đẹp về tuổi trẻ
giàu ước mơ tốt đẹp, say mê lí tưởng, trung
thực và dũng cảm, quý trọng tình bạn và
thích phiêu lưu, ham hiểu biết, một hình ảnh
đáng yêu, đáng mên, gần gũi với tuổi trẻ.
II, Đọc- hiểu văn bản
Cho biết văn bản được trích từ chương mấy của tác phẩm? Bố cục?
Đoạn trích trong SGK được trích từ chương 1 của tác
phẩm. Bố cục: có hai đoạn chính:
Đoạn 1: miêu tả hình ảnh Dế Mèn- một chàng dế
thanh niên cường tráng.
Đoạn 2: câu chuyện về trò đùa ngỗ nghịch của Dế
Mèn trêu chị Cốc gây ra cái chết thảm thương cho
Dế Choắt.
1. Hình ảnh Dế Mèn
Tác giả đã dùng những chi tiết nào để tả về ngoại hình của Dế Mèn?
Nhận xét về ngoại hình Dế Mèn và nghệ thuật miêu tả của nhà văn?
Mèn là một chú dế cường tráng
Tác giả tập trung miêu tả khá kĩ ngoại hình
Dế Mèn: đôi càng mẫm bóng, những cái
vuốt nhọn hoắt, cái đầu nổi từng tảng rất
bướng, hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm
ngoạp như hai lưỡi liềm máy, sợi râu dài và
uốn cong.
Vẻ đẹp cường tráng còn được thể hiện ở sức
mạnh trong từng điệu bộ, động tác của Dế Mèn:
co cẳng lên, đạp phanh phách vàc các ngọn cỏ;
lúc đi bách bộ thì cả người rung rinh một màu
nâu bóng mỡ; hai cái răng đen nhánh lúc nào
cũng nhai ngoàm ngoạp; chốc chốc lại trịnh
trọng khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
Nhận xét
Cách miêu tả của tác giả là vừa tả hình dáng
chung làm nổi bật các chi tiết quan trọng của
đối tượng, vừa miêu tả ngoại hình, vừa diễn tả
cử chỉ, hành động để bộc lộ được một vẻ đẹp
rất sống động, cường tráng và cả tính nết của
Dế Mèn.
Tác giả sử dụng rất nhiều tính từ ấn tượng
nhằm miêu tả Dế Mèn một cách sinh động
nhất.
2. Bài học đường đời đầu tiên
Nhận xét về cách xưng hô, lời lẽ, giọng điệu của Dế Mèn với Dế Choắt?
Dế Mèn đã làm hại Dế Choắt ra sao? Phân tích diễn biến thái độ và tâm lí của Dế Mèn trước và sau khi hại Dế Choắt.
Dế Mèn huênh hoang vì vẻ cường tráng của mình
và coi thường Dế Choắt ốm yếu. Dế Mèn trêu
chị Cốc nhưng Dế Choắt lại là nạn nhân, dẫn đến
cái chết thảm thương của Choắt. Khi Dế Choắt bị
chị Cốc mổ, Mèn nằm im thin thít, sau khi Cốc
bay đi mới dám mon men ra khỏi hang. Trước cái
chết thảm thương của Choắt, Mèn ân hận về lỗi
của mình và thấm thía bài học đường đời đầu tiên.
Em có suy nghĩ gì về bài học của Dế Mèn? Bài học ấy được nói lên qua lời khuyên của Dế Choắt, điều đó có ý nghĩa như thế nào?
3. Nội dung ý nghĩa và nghệ thuật của đoạn trích
Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn chính
là bài học quý giá mà mỗi chúng ta phải luôn
ghi nhớ: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ,
có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng
mang vạ vào mình đấy". Bài học này đã được
minh chứng cụ thể qua nhân vật Dế Mèn, rất
chân thực, không hề mang tính chất giáo điều.
Cách viết truyện của nhà văn Tô Hoài gây ấn tượng, hấp dẫn như thế nào?
Dế Mèn phiêu lưu kí không chỉ hấp dẫn người đọc
bởi những bài học về cuộc sống rất thực mà còn
bởi cách viết rất hấp dẫn của nhà văn. Truyện được
viết theo lối đồng thoại, nhân vật chính là những con
vật nhỏ bé, bình thường rất gần gũi với các em. Loài
vật ở đây cũng biết nói năng, suy nghĩ, cũng có tình
cảm như con người nhưng chúng không bị biến thành
những biểu tượng thuần túy nhằm nêu lên những bài
học về luân lí đạo đức như trong truyện ngụ ngôn mà
vẫn là những hình tượng sống động, đúng với hình
ảnh trong tự nhiên.
Luyện tập
1.Bài tập 2 (SGK)
2. Phân vai diễn lại đoạn
trích trong văn bản.
(Trích "Dế Mèn phiêu lưu kí" - Tô Hoài)
Từ trước đến nay, vốn không có nhiều tác phẩm dành
cho độc giả thiếu nhi. Nhà văn Tô Hoài đã dành tặng
"Dế Mèn phiêu lưu kí" cho các em nhỏ nhưng ngay
cả những người lớn cũng hết sức yêu thích bộ truyện
này. Tác phẩm thiếu nhi đó đã được đón nhận nồng
nhiệt ngay từ khi mới ra đời, cho đến ngày nay và
chắc hẳn rất lâu sau người ta vẫn tìm đọc nó và dành
tặng nó cho các em nhỏ. Nguyên nhân vì sao tác
phẩm này lại có sức hút đến như vậy?
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Em biết gì về nhà văn Tô Hoài.
Xem thêm SGK
2. Tác phẩm
Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi
Tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật
dành cho thiếu nhi. Truyện viết về thế
giới loài vật nhỏ bé ở đồng quê, rất sinh
động và hóm hỉnh đồng thời cũng gợi
ra những hình ảnh của xã hội con người
và thể hiện những khát vọng đẹp đẽ
của tuổi trẻ.
Tác phẩm có 10 chương. Chương đầu kể
lai lịch và bài học đường đời đầu tiên của
Dế Mèn. Hai chương tiếp theo kể chuyện
Dế Mèn bị bọn trẻ con bắt đem đi chọi
nhau với các con dế khác. Dế Mèn trốn
thoát. Trên đường tìm về nhà gặp chị Nhà
Trò bị sa vào lưới bọn nhện độc ác, Dế
Mèn đã đánh tan bọn Nhện cứu thoát
chị Nhà Trò yếu ớt.
Bảy chương còn lại kể về các
cuộc phiêu lưu của Dế Mèn.
- Dế Mèn cùng Dế Trũi kết nghĩa anh em rồi lên đường phiêu lưu trên một cái bè kết bằng lá sen. Họ trôi dạt vào vùng nước mênh mông, miền đầm lầy, xứ sở của loài ếch, Nhái, Cua, sau đó lại đến vùng cỏ may của các loài Chuồn Chuồn, Châu Chấu. Hai bạn dự hội thi võ và đánh thắng đối thủ là Bọ Muỗm và Bọ Ngựa, được tôn làm chánh, phó thủ lĩnh Tổng Châu Chấu. Khi dân cư Tổng Châu Chấu đi tìm nơi trú đông, họ đánh nhau với Châu Chấu Voi và Trũi bị Châu Chấu Voi bắt đem đi theo.
- Trên đường đi tìm Trũi, Dế Mèn gặp lại Xiến Tóc, biết được tin tức về Trũi và Châu Chấu Voi, rồi bị lão Chim Trả bắt giam vào hang tối để canh giữ hang cho hắn. May có bọn Châu Chấu Voi, Xiến Tóc, Dế Trũi đi ngang qua, cứu thoát Dế Mèn.
- Cả bọn đi đến vùng Kiến để nhờ Kiến truyền đi mọi nơi mong muốn tốt đẹp là hòa bình và thân thiện giữa các loài.
Do một sự hiểu nhầm mà xảy ra chiến tranh với
các loài Kiến. Bọn Dế Mèn bị bao vây và rơi vào
tình thế khó khăn. Trũi thoát ra và đi tìm quân
cứu viện. May nhờ một sự ngẫu nhiên mà vòng
vây của Kiến bị phá, Dế Mèn tìm gặp được Kiến
Chúa, giải tỏa được mọi sự hiểu lầm. Kiến truyền
đi mọi nơi lời hịch kêu gọi muôn loài kết làm anh
em và được khắp nơi hưởng ứng. Dế Mèn và Dế
Trũi trở về quê, thăm mộ mẹ của Dế Mèn, nghỉ
ngơi và dự tính một cuộc phiêu lưu mới trong
hòa bình.
Đánh giá chung
Mặc dù còn có ít nhiều tính chất bồng bột,
ngây thơ trong nhận thức; lí giải xung đột
và ước mơ "muôn loài kết làm anh em"
cũng còn có tính chất không tưởng, nhưng
Dế Mèn là một hình tượng đẹp về tuổi trẻ
giàu ước mơ tốt đẹp, say mê lí tưởng, trung
thực và dũng cảm, quý trọng tình bạn và
thích phiêu lưu, ham hiểu biết, một hình ảnh
đáng yêu, đáng mên, gần gũi với tuổi trẻ.
II, Đọc- hiểu văn bản
Cho biết văn bản được trích từ chương mấy của tác phẩm? Bố cục?
Đoạn trích trong SGK được trích từ chương 1 của tác
phẩm. Bố cục: có hai đoạn chính:
Đoạn 1: miêu tả hình ảnh Dế Mèn- một chàng dế
thanh niên cường tráng.
Đoạn 2: câu chuyện về trò đùa ngỗ nghịch của Dế
Mèn trêu chị Cốc gây ra cái chết thảm thương cho
Dế Choắt.
1. Hình ảnh Dế Mèn
Tác giả đã dùng những chi tiết nào để tả về ngoại hình của Dế Mèn?
Nhận xét về ngoại hình Dế Mèn và nghệ thuật miêu tả của nhà văn?
Mèn là một chú dế cường tráng
Tác giả tập trung miêu tả khá kĩ ngoại hình
Dế Mèn: đôi càng mẫm bóng, những cái
vuốt nhọn hoắt, cái đầu nổi từng tảng rất
bướng, hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm
ngoạp như hai lưỡi liềm máy, sợi râu dài và
uốn cong.
Vẻ đẹp cường tráng còn được thể hiện ở sức
mạnh trong từng điệu bộ, động tác của Dế Mèn:
co cẳng lên, đạp phanh phách vàc các ngọn cỏ;
lúc đi bách bộ thì cả người rung rinh một màu
nâu bóng mỡ; hai cái răng đen nhánh lúc nào
cũng nhai ngoàm ngoạp; chốc chốc lại trịnh
trọng khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
Nhận xét
Cách miêu tả của tác giả là vừa tả hình dáng
chung làm nổi bật các chi tiết quan trọng của
đối tượng, vừa miêu tả ngoại hình, vừa diễn tả
cử chỉ, hành động để bộc lộ được một vẻ đẹp
rất sống động, cường tráng và cả tính nết của
Dế Mèn.
Tác giả sử dụng rất nhiều tính từ ấn tượng
nhằm miêu tả Dế Mèn một cách sinh động
nhất.
2. Bài học đường đời đầu tiên
Nhận xét về cách xưng hô, lời lẽ, giọng điệu của Dế Mèn với Dế Choắt?
Dế Mèn đã làm hại Dế Choắt ra sao? Phân tích diễn biến thái độ và tâm lí của Dế Mèn trước và sau khi hại Dế Choắt.
Dế Mèn huênh hoang vì vẻ cường tráng của mình
và coi thường Dế Choắt ốm yếu. Dế Mèn trêu
chị Cốc nhưng Dế Choắt lại là nạn nhân, dẫn đến
cái chết thảm thương của Choắt. Khi Dế Choắt bị
chị Cốc mổ, Mèn nằm im thin thít, sau khi Cốc
bay đi mới dám mon men ra khỏi hang. Trước cái
chết thảm thương của Choắt, Mèn ân hận về lỗi
của mình và thấm thía bài học đường đời đầu tiên.
Em có suy nghĩ gì về bài học của Dế Mèn? Bài học ấy được nói lên qua lời khuyên của Dế Choắt, điều đó có ý nghĩa như thế nào?
3. Nội dung ý nghĩa và nghệ thuật của đoạn trích
Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn chính
là bài học quý giá mà mỗi chúng ta phải luôn
ghi nhớ: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ,
có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng
mang vạ vào mình đấy". Bài học này đã được
minh chứng cụ thể qua nhân vật Dế Mèn, rất
chân thực, không hề mang tính chất giáo điều.
Cách viết truyện của nhà văn Tô Hoài gây ấn tượng, hấp dẫn như thế nào?
Dế Mèn phiêu lưu kí không chỉ hấp dẫn người đọc
bởi những bài học về cuộc sống rất thực mà còn
bởi cách viết rất hấp dẫn của nhà văn. Truyện được
viết theo lối đồng thoại, nhân vật chính là những con
vật nhỏ bé, bình thường rất gần gũi với các em. Loài
vật ở đây cũng biết nói năng, suy nghĩ, cũng có tình
cảm như con người nhưng chúng không bị biến thành
những biểu tượng thuần túy nhằm nêu lên những bài
học về luân lí đạo đức như trong truyện ngụ ngôn mà
vẫn là những hình tượng sống động, đúng với hình
ảnh trong tự nhiên.
Luyện tập
1.Bài tập 2 (SGK)
2. Phân vai diễn lại đoạn
trích trong văn bản.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Nhật Trường
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)