Bài 17: Văn minh Đại Việt

Chia sẻ bởi Lương Viết Mạnh | Ngày 10/05/2019 | 111

Chia sẻ tài liệu: Bài 17: Văn minh Đại Việt thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ:
1. Tại sao nói đời sống kinh tế vật chất của người Việt cổ đạm bạc, giản dị và thích ứng cao nhất với tự nhiên?
2. Đặc điểm, vị trí của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc?






Họ tên: Lê Thị Thảo
Lớp : K51 - CLC
Khoa : Lịch sử
Câu hỏi đầu bài:
1.Thế nào là văn minh Đại Việt?

2.Tại sao nói văn minh Đại Việt mang đậm tính dân tộc và giàu tính dân gian?

3. Đặc điểm, vị trí của nền văn minh Đại Việt?



văn minh đại việt

1. Khái quát tiến trình phát triển của lịch sử và văn minh Đại Việt

2. Những thành tựu chủ yếu của văn minh Đại Việt

3. Đặc điểm, vị trí của nền văn minh Đại Việt.
1. Khái quát tiến trình phát triển của lịch sử và văn minh Đại Việt

- Sự ra đời và phát triển của quốc gia Đại Việt:
Thế kỷ X: Ngô, Đinh, Tiền Lê: Củng cố đọc lập, thống nhất đất nước
Thế kỷ XI - XV: Quốc gia Đại Việt hình thành và phát triển
Thế kỷ XI - XV: Khủng hoảng, suy vong
- Cùng với sự tồn tại của quốc gia Đại Việt, một nền văn minh mới xuất hiện:
Văn minh Đại Việt




Cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt
-Tiếp thu và phát triển thành tựu của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
-ảnh hưởng của nền văn hoá Trung Hoa ở phương Bắc
-ảnh hưởng của văn hoá Chămpa ở phía Nam










X
XI
XV
XVIII
Sơ kỳ
Thịnh đạt
Giai đoạn muộn
Câu hỏi 1: Thế nào là văn minh Đại Việt?

Trả lời:
Đó là nền văn minh tồn tại song song với quá trình hình thành và phát triển của quốc gia Đại Việt, trên cơ sở kế thừa những bản sắc dân tộc từ nền VM Văn Lang - Âu Lạc và tiếp thu có chọn lọc các yếu tố của văn hoá Trung Quốc, Chăm Pa.

2. Những thành tựu chủ yếu của văn minh Đại Việt
* Thành tựu kinh tế vật chất: Có bước tiến bộ song không có thay đổi lớn so với trước.
* Thành tựu văn hoá tinh thần: Có nhiều chuyển biến và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
- Thành tựu văn hoá chịu ảnh hưởng Phật giáo:
Đạo Phật được du nhập vào nước ta từ lâu, thịnh đạt nhất dưới hai thời Lý - Trần.
Các công trình nổi tiếng: Chùa Diên Hựu, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng Phật Quỳnh Lâm thời Lý, chùa tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn thời Trần.
-Thành tựu văn hoá chịu ảnh hưởng Nho giáo:
+Nho giáo ra đời ở Trung Quốc, do Khổng Tử sáng lập. Du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và được nhà Lý chính thức thừa nhận khi cho xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử. Từ thời Lê trở thành tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị
+Những thành tựu:
. Kiến trúc: Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
. Văn học- nghệ thuật: Chữ Hán
Chữ Nôm
. Tầng lớp Nho sỹ: tiêu biểu là Nguyễn Trãi.

Văn hoá dân gian:
- Văn học truyền miệng: ca dao, tục ngữ, hò, vè.
- Trò chơi dân gian: đánh phết, đánh đu, chọi trâu, lò cò, ô ăn quan... đến nay vẫn còn bắt gặp, nhất là trong ngày hội làng.
-Trong dân gian đã nung đợc nhiều loại men gốm bền đẹp: men ngọc, men hoa nâu, men nhiều màu.
- Hội hoạ: Tranh Đông Hồ
Em có nhận xét gì về những thành tựu của nền văn minh Đại Việt?
Nhận xét:
- Những thành tựu của nền văn minh Đại Việt thể hiện một nền văn hoá rực rỡ, phong phú, độc đáo.
- Ba dòng văn hoá không tách biệt nhau mà hoà nhập, đan xen vào nhau
- Những thành tựu của nền văn minh Đại Việt đã khẳng định bản sắc của một dân tộc đã trưởng thành, một quốc gia văn hiến, là cơ sở và sức mạnh để hội nhập với thế giới tiên tiến bên ngoài.
3. Đặc điểm, vị trí của nền văn minh Đại Việt.
- Đặc điểm: Mang đậm tính dân tộc và giàu tính dân gian
- Vị trí: Tiếp nối nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, kiện toàn bản sắc truyền thống văn hoá Việt Nam.
Hết










X
XI
XV
XVIII
Hình thành
Phát triển
Suy yếu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Viết Mạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)