Bài 17. Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng

Chia sẻ bởi Vũ Tuấn Anh | Ngày 19/03/2024 | 15

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án Phát triển Giáo dục THPT
Mở bài
Mở bài: Mở bài
Đất là vật thể tự nhiên rất gần gũi với con người. Nhưng để nhận biết chúng phải dựa vào những dấu hiệu gì? Chúng khác với các vật thể tự nhiên khác như đá, nước, sinh vật,... như thế nào? Chúng được tạo thành từ đâu? I. Thổ nhưỡng
Khái niệm: Khái niệm
Lớp phủ thổ nhưỡng Lớp vỏ phong hoá Thạch quyển Thuỷ quyển Khí quyển Sinh quyển Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa. Lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa - nơi tiếp xúc với thạch quyển, sinh quyển, thuỷ quyển, khí quyển - gọi là thổ nhưỡng quyển. Đặc trưng: Đặc trưng
Đặc trưng của Đất là Độ phì. Độ phì của đất là khả năng cung cấp nhiệt, khí, nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển. Vai trò: Vai trò
Hãy trình bày vai trò của thổ nhưỡng quyển đối với hoạt động sản xuất và đời sống con người. * Nơi chúng ta sinh sống. * Cung cấp các yếu tố cần thiết để phát triển sinh quyển. Đất được hình thành như thế nào? Quá trình hình thành đất chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? II. Các nhân tố hình thành đất
II. Các nhân tố hình thành đất: II. Các nhân tố hình thành đất
Đất là vật thể tự nhiên được hình thành từ các sản phẩm phong hoá các loại đá gốc. Quá trình hình thành đất từ đá gốc liên tục xảy ra và rất từ từ. Trong quá trình hình thành đất, có rất nhiều yếu tố tác động như: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian, con người,... Các yếu tố này tác động làm hình thành các loại đất khác nhau, có độ phì khác nhau. 1. Đá mẹ: 1. Đá mẹ
Mọi loại đất đều được hình thành từ các sản phẩm phá huỷ của đá gốc. Những sản phẩm này gọi là đá mẹ. Đá mẹ là nguồn cung cấp các vật chất vô cơ cho đất, do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng nhiều đến tính chất đất. : 1. Đá mẹ
Hãy lấy một vài ví dụ về ảnh hưởng của đá mẹ đến đặc điểm của đất mà em biết. Câu hỏi: Câu hỏi
Đá gốc bị phân huỷ thành những lớp đá vụn vỡ, chưa bị phong hoàn toàn gọi là:
A. Nham thạch.
B. Đá mẹ.
C. Độ phì.
D. Thổ nhưỡng.
2. Khí hậu: 2. Khí hậu
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt và ẩm. Khí hậu ảnh hưởng tới tốc độ phong hoá, sự hoà tan, rửa trôi hay tích tụ vật chất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp các chất hữu cơ cho đất. Khí hậu còn ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất thông qua lớp phủ thực vật, hạn chế xói mòn, cung cấp các chất hữu cơ cho đất. : 2. Khí hậu
Các kiểu khí hậu khác nhau có tham gia vào sự hình thành các loại đất khác nhau không? Lấy ví dụ chứng minh. 3. Sinh vật: 3. Sinh vật
Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong trong sự hình thành đất: - Thực vật cung cấp các chất hữu có, rễ thực vật bám vào khe nứt của đá làm phá huỷ đá. - Vi sinh vật phân huỷ xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. - Động vật sống trong đất cũng góp phần làm thay đổi tính chất đất. 4. Địa hình: 4. Địa hình
Ở vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phân huỷ đá diễn ra chậm, quá trình hình thành đất yếu. Địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mỏng. Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ ưu thế nên tầng đất thường dày và có giàu chất dinh dưỡng hơn. Mặt khác, địa hình ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao. Câu hỏi: Câu hỏi
Các câu sau đúng hay sai:
A. Địa hình cao, độ dốc lớn đều làm cho tầng đất mỏng.
B. Trên cùng một vị trí, địa hình cao đã làm cho đất trở nên phong phú đa dạng.
C. Càng lên cao tốc độ phong hoá của đất càng chậm.
5. Thời gian: 5. Thời gian
Đá gốc biến thành đất cần có thời gian. Thời gian hình thành đất còn gọi là tuổi đất. Câu hỏi: Câu hỏi
Nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành đất là:
A. Khí hậu.
B. Sinh vật.
C. Địa hình.
D. Thời gian.
6. Con người: 6. Con người
Con người cũng quyết định rất nhiều đến sự hình thành đất. Câu hỏi: Câu hỏi
Hãy cho ví dụ chứng minh hoạt động của con người có thể biến đổi tính chất của đất. Câu hỏi
Câu hỏi 1: Câu hỏi 1
Các biện pháp nào sau đây làm tăng chất lượng của đất?
A. Trồng lúa lấy lương thực.
B. Trồng cây gây rừng.
C. Bón phân xanh.
D. Bón phân hoá học.
Câu hỏi 2: Câu hỏi 2
Trên vùng cao người ta thường làm ruộng bậc thang để:
A. Làm phẳng đất.
B. Giữ nước.
C. Chống xói mòn.
D. Cả B và C.
Câu hỏi 3: Câu hỏi 3
Con người đã tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành đất:
A. Làm cho quá trình hình thành đất gián đoạn.
B. Làm cho đất trở nên tốt hơn.
C. Làm cho đất trở nên xấu đi.
D. Các ý trên.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Tuấn Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)