Bài 17. Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng

Chia sẻ bởi Nguyễn Tấn Kiệt | Ngày 19/03/2024 | 13

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO CÁC EM
Câu 1:Hãy cho biết nguyên nhân tạo thành sóng biển, sóng thần. Kể một số tác hại của sóng thần mà em biết.
Câu 2: Dựa vào 2 hình dưới đây, hãy nhận xét vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời ở các ngày triều cường như thế nào? Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời ở các ngày triều kém như thế nào?
THỔ NHƯỠNG QUYỂN
CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG

I./THỔ NHƯỠNG
I./THỔ NHƯỠNG:
Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì. (Độ phì là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí, và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển).
Lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp này ở bề mặt lục địa - nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển - được gọi là thổ nhưỡng (lớp phủ thổ nhưỡng)
II./CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT:
1.Đá mẹ:
Lớp đá bị vỡ vụn, chưa bị phong hóa hoàn toàn, nằm trên đá gốc, được gọi là đá mẹ. Mọi lọai đất đều được hình thành từ đá mẹ; đá mẹ là nguồn cung cấp chất vô cơ cho đất.
2.Khí hậu:
Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá hủy về mặt vật lí và hóa học trở thành những sản phẩm phong hóa, sau đó tiếp tục được phong hóa trở thành đất.
Khi đất đã hình thành,nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hòa tan, rửa trôi, hoặc tích tụ vật chất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật tổng hợp và phân giải chất hữu cơ trong đất.

3.Sinh vật:
Thực vật: cung cấp phần lớn xác vật chất hữu cơ cho đất. Rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá hủy đá.
Động vật: Động vật sống trong đất (giun, kiến, mối.) góp phần làm đất tơi xốp, thoáng khí, dễ thấm nước hơn.
Vi sinh vật: phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.
4.Địa hình:
Ở vùng núi cao, nhiệt độ thấp, quá trình phá hủy đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất chậm.
Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mỏng.
Nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ chiếm ưu thế, tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.

5.Thời gian:
Để đá gốc biến thành đất cần phải có thời gian.
Thời gian kể từ khi một lọai đất được hình thành đến nay được gọi là tuổi tuyệt đối của đất.

6.Vai trò của con người:

Tác động của con người trong họat động sản xuất nông, lâm nghiệp có thể làm biến đổi tính chất đất không? Hãy cho ví dụ chứng minh.
Tác động của con người có thể làm gián đọan hoặc thay đổi hướng phát triển của đất. (Ví dụ: đốt nương, làm rẫy sẽ đẩy mạnh quá trình xói mòn, bạc màu đất; bón phân hữu cơ làm tăng độ phì của đất. )
CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG
CHÀO TẠM BỊÊT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tấn Kiệt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)