Bài 17. Sóng âm. Nguồn nhạc âm

Chia sẻ bởi Lê Đào | Ngày 19/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Sóng âm. Nguồn nhạc âm thuộc Vật lý 12

Nội dung tài liệu:

SÓNG ÂM
NGUỒN NHẠC ÂM
Tổ 1
Lớp 12A3
Tổ 1
Nguồn gốc của âm
Cơ chế truyền âm
Môi trường truyền âm
Sóng âm
Cảm giác âm
Nguồn gốc của âm
Các vật phát ra âm thanh đều dao động (gọi tắt là âm) đều dao động và ta gọi các vật đó là nguồn âm
Ví dụ
Trống
Đàn guitar
Các nguồn phát ra âm có đặc điểm chung là: đều có bộ phận dao động

Khi vật dao động thì lớp không khí bên cạnh nó lần lượt nén rồi dãn. Không khí bị nén dãn gây ra lực đàn hồi khiến dao động đó truyền cho các phần tử khí xa hơn. Dao động âm được truyền đi trong không khí tạo thành sóng gọi là sóng âm, có cùng tần số với nguồn âm.
Sóng âm truyền qua không khí, lọt vào tai, gặp màng nhĩ, tác dụng lên màng nhĩ một áp suất biến thiên, làm cho màng nhĩ dao động; truyền đến các đầu dây thần kinh thính giác, gây ra cảm giác về âm.
Cơ chế truyền âm
Môi trường truyền âm
Âm truyền được trong tất cả môi trường vật chất đàn hồi như: Rắn, lỏng, khí.
Âm không truyền được trong chân không
Vật liệu cách âm: Bông, xốp…vật liệu có tính đàn hồi kém.
Cảm giác âm
Sóng âm tác dụng lên màng nhĩ một áp suất biến thiên làm màng nhĩ dao động, dao động này được truyền đến các đầu dây thần kinh thính giác:cho ta cảm giác về âm.
Muốn khảo sát bằng thực nghiệm, người ta chuyển dao động âm thành dao động điện.
Khi để một âm thoa đang kêu trước micro, trên màn hình xuất hiện một đường cong hình sin. Điều đó chứng tỏ dao động của âm thoa là một dao động điều hoà hình sin.
Cảm ơn bạn đã lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Đào
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)