Bài 17. Quang hợp

Chia sẻ bởi Phạm Thị Thanh Quế | Ngày 10/05/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Quang hợp thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

Thức ăn hằng ngày của chúng ta có nguồn gốc từ đâu ?
Từ cây xanh
Cây xanh lớn lên như thế nào ?
Sự phát triển ở thực vật
Những sinh vật nào có khả năng quang hợp ?
I. Khái niệm quang hợp:
1. Khái niệm :
Đọc thông tin sgk và quan sát hình, em hãy cho biết quang hợp là gì ?
Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ
2. Phương trình tổng quát của quang hợp :
CO2 + H2O + năng lượng ánh sáng → ( CH2O ) + O2
Quá trình quang hợp xảy ra ở đâu trong tế bào ?
Lục lạp
II. Các pha của quá trình quang hợp :
Quan sát hình 17.1, quá trình quang hợp gồm mấy pha ? Các pha của quang hợp diễn ra ở đâu và cần có điều kiện gì ?
Gồm có 2 pha : pha sáng và pha tối.
Pha sáng diễn ra màng tilacôtit khi có ánh sáng, pha tối diễn ra ở chất nền của lục lạp khi có ánh sáng và cả trong tối
II. Các pha của quá trình quang hợp :
1. Tính chất 2 pha của quang hợp :
Quan sát hình và đọc thông tin sgk, cho biết đặc điểm cơ bản của 2 pha quang hợp ?
Pha sáng : diễn ra khi có ánh sáng, năng lượng ánh sáng được biến thành năng lượng trong các phân tử ATP, NADPH
Pha tối : Diễn ra cả khi có và không có ánh sáng, nhờ ATP, NADPH có từ pha sáng, CO2 được biến đổi thành cacbonhidrat
Pha tối của quang hợp hoàn toàn không phụ thuộc vào ánh sáng có chính xác không ? Vì sao ?
2. Diễn biến các pha của quang hợp :
a. Pha sáng :
Quan sát hình, đọc thông tin sgk, hoàn thành phiếu học tập sau ?
Sơ đồ pha sáng của quang hợp
NLAS
DL
DL*
ATP
NLAS
H20
NADP +
NADPH
DL*
+ e -
DL
+ 2H +
Sơ đồ tóm tắt pha sáng :
NLAS
+ H20
+ NADP +
+ ADP
+ Pi
Sắc tố quang hợp
NADPH
+ ATP
+ O2
O2 được tạo ra trong pha sáng có nguồn gốc từ đâu ?
O2 được tạo ra trong pha sáng có nguồn gốc từ phản ứng quang phân li nước
b. Pha tối :
- Pha tối của quang hợp còn gọi là quá trình cố định CO2
- Có 3 con đường cố định CO2, con đường phổ biến nhất là chu trình C3, còn gọi là chu trình Canvin do nhà bác học Canvin ( Mĩ ) đề xuất năm 1951
Quan sát hình, đọc thông tin sgk, hoàn thành phiếu học tập sau ?
Sơ đồ giản lược của chu trình C3
Vì sao chu trình Canvin còn được gọi là chu trình C3 ?
CO2 từ
khí quyển
Hợp chất 5 cacbon (RiDP)
Một số phản ứng trung gian
Hợp chất
6 cacbon
( Rất không bền )
APG
( Hợp chất
3 cacbon)
ATP, NADPH (từ pha sáng)
ADP, NADP+
AlPG 3 cacbon
Tinh bột, saccarôzơ
Trong chu trình C3 :
- Chất nhận CO2 đầu tiên là : RiDP ( 5c )
Sản phẩm ổn định đầu tiên là : APG ( 3c )
- Sản phẩm tạo ra cacbonhidrat là : AlPG ( 3c )
CO2 từ
khí quyển
Hợp chất 5 cacbon (RiDP)
Một số phản ứng trung gian
Hợp chất
6 cacbon
( Rất không bền )
APG
( Hợp chất
3 cacbon)
ATP, NADPH (từ pha sáng)
ADP, NADP+
AlPG 3 cacbon
Tinh bột, saccarôzơ
Các hợp chất khác như lipit, prôtêin được tổng hợp như thế nào ?
Cacbonhidrat sau khi được tổng hợp theo mạch dẫn đi xuống rễ, kết hợp với chất dinh dường cây hút từ đất để tổng hợp lên các hợp chất khác như lipit, prôtêin.







III. Ý nghĩa của quang hợp :
Cung cấp chất hữu cơ cho con người và động vật
Làm trong sạch bầu khí quyển
- Tạo O2 cho quá trình hô hấp
Vấn đề thực tế hiện nay:
CO2 trong khí quyển tăng cao hiệu ứng nhà kính.
Vấn đề đặt ra:
Bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường và bảo vệ màu xanh của sự sống….
Ứng dụng : trong sản xuất nông nghiệp: tăng năng suất cây trồng.


Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp :
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Lập bảng so sánh quá trình quang hợp và hô hấp.
Tại sao nói: “Quang hợp là quá trình sinh lí trung tâm”?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Thanh Quế
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)