Bài 17. Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến

Chia sẻ bởi Trần Thị Anh | Ngày 10/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng các thày cô giáo về dự giờ
Chương II :
Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV
Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến
( thế kỷ X- thế kỷ XV)
I. Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỷ X

- Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, thành lập chính quyền mới, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội).

- > ý nghĩa : Mở đầu xây dựng nhà nước độc lập tự chủ.
Lược đồ 12 sứ quân
- Năm 968 sau khi dẹp "loạn 12 sứ quân" Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (niên hiệu là Đinh Tiên Hoàng) đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình)
- Tổ chức bộ máy Nhà nước thời Đinh - Tiền Lê

+ Chính quyền Trung ương :

Văn ban
Võ ban
Tăng ban
Vua
+ Địa phương : chia thành 10 đạo
+ Quân đội tổ chức theo hướng chính quy
Nhận xét :
+ Tổ chức theo thể chế quân chủ chuyên chế, vua tôi còn gần gũi.
+ Nhà nước độc lập tự chủ thống nhất.
II. phát triển và hoàn chỉnh của nhà nước phong kiến ở các thế kỷ XI - XV
1. Tổ chức bộ máy nhà nước :
a. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý - Trần - Hồ.
- Năm 1009 Lý Công Uẩn lên ngôi vua.
- Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La (đổi thành Thăng Long).
Toàn cảnh cố đô Hoa Lư
Chiếu dời đô
"..Thành Đại La ( đô cũ của Cao Biền) ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam - Bắc - Đông - Tây. Tiện nghi sông núi sau trước. Vùng này mặt đất rộng và bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật thịnh đạt, xem khắp đất Việt chỗ ấy là hơn cả. Thực là chỗ hội họp của bốn phương, nơi thượng đô của kinh sư muôn đời" - Đại Việt sử ký toàn thư -
Thăng Long xưa và nay
- Năm 1054 vua Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt, mở ra thời kỳ phát triển mới của dân tộc.
Tổ chức bộ máy Nhà nước thời Lý-Trần-Hồ


+ Chính quyền Trung ương :
Vua
Tể tướng
Quan
đại thần
Sảnh
Đài
Viện

+ Chính quyền địa phương :

Các lộ, trấn do hoàng thân, quốc thích cai quản.
Dưới là Phủ, huyện (nơi xa gọi là châu) do quan lại triều đình trông coi.
Đơn vị hành chính cơ sở là xã.
-> Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế được cải tiến hoàn chỉnh hơn thời Ngô, Đinh Tiền Lê nhưng tính chuyên chế chưa cao.
b. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ

- Năm 1428 sau khi đánh thắng nhà Minh, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế lập ra nhà Lê sơ.

- Thời kỳ đầu nhà nước tổ chức theo mô hình thời Trần, Hồ.
- Bé m¸y nhµ n­íc thêi Lª Th¸nh T«ng

- Giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo và tuyển chọn quan lại là chủ yếu
Vua
Chính quyền Trung ương
Chính quyền Địa phương

Các bộ
(6 bộ)
Đạo
(13 đạo)

Các cơ quan chuyên môn
Phủ-> huyện -> xã
Bia tiến sĩ trong Văn Miếu
Câu hỏi thảo luận nhóm :
Đánh giá cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông?
Trả lời :
Đây là cuộc cải cách toàn diện, được tiến hành từ Trung ương xuống địa phương.
Cải cách nhằm tăng cường quyền lực của nhà Vua
Chứng tỏ nhà nước quân chủ chuyên chế dưới thời vua Lê Thánh Tông đạt mức độ cao và hoàn thiện.
2. Luật pháp và quân đội :
a. Luật pháp :
- Năm 1042 vua Lý Thái Tông ban hành Hình thư, đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.
- Thời Trần nhà nước có bộ Hình luật.
- Thời Lê sơ biên soạn bộ luật đầy đủ là Quốc triều hình luật ( Luật Hồng Dức ).
Luật Hồng Đức :
Luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) có 13 chương, gồm 722 điều. Một số điều trong luật quy định như :
Bán ruộng đất ở biên cương cho người ngoại quốc thì bị xử chém.
Đào trộm đê đập làm thiệt hại nhà cửa, lúa má thì bị xử tội lưu đày, bắt ®Òn tổn hại …
 Môc ®Ých, t¸c dông : LuËt ph¸p nh»m b¶o vÖ quyÒn hµnh cña giai cÊp thèng trÞ, an ninh ®Êt n­íc vµ mét sè quyÒn lîi ch©n chÝnh cña nh©n d©n
b. Quân đội: được tổ chức quy củ
- Cấm binh: quân bảo vệ nhà vua và kinh thành.
- Ngoại binh (lộ binh) bảo vệ đất nước, tuyển theo chế độ "ngụ binh ư nông".
- Vai trò của nhà vua như một thủ lĩnh quân sự -> có quyền quyết định, tổ chức, động viên quân đội, điều hành quân sự, làm tướng cầm quân.
3. Hoạt động đối nội, đối ngoại
a. Đối nội:

Quan tâm đến đời sống nhân dân.
Chính sách đoàn kết các dân tộc.
b. Đối ngoại:
- Đối với phong kiến phương Bắc: giữ lệ thần phục, nộp cống đều đặn nhưng vẫn giữ vững tư thế của một dân tộc độc lập.
- Đối với các nước láng giềng phía tây và phía nam như Chămpa, Lan Xang, Chân Lạp luôn giữ quan hệ thân thiện , đôi lúc xảy ra chiến tranh.
Củng cố :
1. Quá trình hình thành và hoàn thiện của tổ chức bộ máy nhà nước từ thời Đinh - Tiền lê đến thời Lê sơ.
2. Sự hoàn chỉnh của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê sơ.
Trò chơi ô chữ
1. Tên bộ luật nổi tiếng thời Lê?
2. Tên cũ của thành Thăng Long?
3. Sự kiện dời đô của Lý Công Uẩn được thể hiện trong văn kiện nào?
4. Người đứng đầu nhà nước phong kiến?
5. Tên gọi khác của vua Lê Long Đĩnh?
6. Đinh Bộ Lĩnh đặt quốc hiệu nước ta là gì?
7. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là gì?

c











































































Bài tập :
Lập bảng thống kê thời gian thống trị của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV?
Chân thành cảm ơn
Các thày cô giáo và các em!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)