Bài 17. Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến

Chia sẻ bởi Nguyễn Chí Thuận | Ngày 10/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Bài 17
GV : Nguy?n Chí Thu?n
Tru?ng THPT Di An - Bình Duong
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN
(Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
Trình bày khái quát sự hình thành nhà nước phong kiến (thời Ngô  Đinh – Tiền Lê) và ngày càng được phát triển, hoàn thiện (qua các thời Lý, Trần, Hồ, Lê sơ).
Sự hoàn chỉnh của luật pháp qua các bộ luật : Hình thư, Hình luật, Quốc triều hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức) ; quân đội được tổ chức chính quy, chính sách "ngụ binh ư nông".
Biết được chính sách đối nội (quan tâm tới đời sống của nhân dân, đoàn kết các dân tộc), đối ngoại (khéo léo song luôn giữ vững tư thế của một quốc gia độc lập, tự chủ).
1. Bước đầu xây dựng Nhà nước độc lập ở thế kỉ X
Sự hình thành nhà nước phong kiến thời Ngô - Đinh – Tiền Lê :
Năm 939, sau khi đánh bại quân xâm lược Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì ?
Năm 944, Ngô Quyền mất, nhà Ngô suy vong, dẫn đến sự kiện gì ?
I. Bước đầu xây dựng Nhà nước độc lập ở thế kỉ X
- Năm 939, sau khi đánh bại quân xâm lược Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội).
- Năm 944, Ngô Quyền mất, nhà Ngô suy vong, dẫn đến "loạn 12 sứ quân".
- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh đem quân dẹp loạn và thống nhất đất nước. Ông lên ngôi Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt và chuyển kinh đô về Hoa Lư (Ninh Bình).
Năm 939, sau khi đánh bại quân xâm lược Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội).
Năm 944, Ngô Quyền mất, nhà Ngô suy vong, dẫn đến "loạn 12 sứ quân".
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh đem quân dẹp loạn và thống nhất đất nước.
Ông lên ngôi Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt và chuyển kinh đô về Hoa Lư (Ninh Bình).
Tiếp nối nhà Đinh, nhà Tiền Lê đã xây dựng nên một nhà nước quân chủ sơ khai. Ở trung ương gồm 3 ban : Văn ban, Võ ban và Tăng ban. Cả nước được chia làm 10 đạo. Quân đội được tổ chức lại và xây dựng theo hướng chính quy.
Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh – Tiền Lê ?
Mặc dù chỉ là nhà nước quân chủ sơ khai nhưng nhà nước thời Đinh - Tiền Lê đã đặt cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước quân chủ ở các triều đại sau.
Những thay đổi qua cuộc dời đô của Lý Thái Tổ có ý nghĩa gì ?
II. Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI - XV
Năm 1009, nhà Lý được thành lập.
Năm 1010, Lý Thái Tổ cho dời đô về Thăng Long (Hà Nội), mở ra một thời kì phát triển mới của lịch sử dân tộc.
Năm 1054, Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt.
Vua Lý Thái Tổ
Cố đô Hoa Lư
Hoàng thành Thăng Long
Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý, Trần, Hồ có thay đổi như thế nào ?
Tổ chức bộ máy nhà nước :
Trải qua các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê sơ (từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV), nhà nước quân chủ ngày càng được hoàn thiện và tổ chức chặt chẽ.
Từ trung ương đến địa phương, tổ chức chính quyền được bổ sung và có hệ thống hơn.
Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của các cơ quan, các chức quan cũng được quy định cụ thể và rõ ràng.
Thời Lý, Trần, Hồ :
Ở Trung ương, đứng đầu có vua, dưới có tể tướng, một số quan đại thần và bên dưới là các cơ quan như sảnh, viện, đài, cục.
Ở địa phương, cả nước chia thành lộ, trấn. Dưới lộ là các phủ, huyện, châu và xã.

TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC THỜI LÝ – TRẦN – HỒ
Những thay đổi qua cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông có ý nghĩa gì ?
Thời Lê sơ :
Năm 1428, sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua, nhà nước quân chủ mới được tổ chức theo mô hình thời Trần, Hồ với một số thay đổi.
Đến thời Lê Thánh Tông với cuộc cải cách hành chính, tổ chức bộ máy nhà nước ở trung ương cũng như chính quyền ở địa phương có những thay đổi chặt chẽ và hệ thống hơn.
Đây cũng là thời kì xác lập của chế độ phong kiến Việt Nam.
Thời Lê sơ, giáo dục phát triển. Thi cử trở thành nguồn để tuyển chọn quan lại chủ yếu, đặc biệt là thời Lê Thánh Tông.
Vua Lê Thánh Tông
Tranh thờ vua Lê Thánh Tông
ở Thái miếu Lam Kinh.
Đọc SGK trang 89 các điều luật nêu trên đã nói lên điều gì ?
Luật pháp :
Năm 1042, vua Lý Thái Tông ban hành bộ Hình thư - bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.
Thời Trần có bộ Hình luật, thời Lê sơ có bộ Luật Hồng Đức (hay Quốc triều hình luật). Đây là bộ luật hoàn chỉnh và tiến bộ nhất dưới chế độ phong kiến. Với 722 điều 16 chương, bên cạnh việc bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, bộ luật đã đề cập đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá.
Thời Trần có bộ Hình luật, thời Lê sơ có bộ Luật Hồng Đức (hay Quốc triều hình luật).
Em có nhận xét gì về quân đội thời Lý, Trần, Hồ ?
Quân đội :
Từ thời Lý, quân đội ngày càng được tổ chức chặt chẽ hơn so với thời Đinh - Tiền Lê.
Trải qua thời Trần, Hồ đến thời Lê sơ, lực lượng quân đội ngày càng được tăng cường cả về số lượng, chất lượng và trang bị vũ khí. Điều này cũng thể hiện sự vững mạnh của nhà nước phong kiến qua từng thời kì lịch sử.
Hình chiến binh thời Trần
Quân đội
Nêu tác dụng của các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước phong kiến thế kỉ X đến XV ?
Hoạt động đối nội :
Thực hiện chính sách nhằm đoàn kết dân tộc và xây dựng nhà nước quân chủ vững mạnh của các triều đại Lý, Trần và Lê sơ, như :
+ Luôn coi trọng vấn đề an ninh của đất nước.
+ Quan tâm đến đời sống nhân dân : đắp đê chống lụt, quan tâm đến sản xuất nông nghiệp.
+ Chính sách "nhu viễn" đối với các vùng dân tộc ít người.
- Chính sách đối ngoại :
+ Thực hiện chính sách mềm dẻo, khéo léo nhưng kiên quyết giữ vững độc lập và chủ quyền đối với các triều đại phương Bắc (triều cống đầy đủ nhưng sẵn sàng kháng chiến nếu xâm phạm đến lãnh thổ Đại Việt).
+ Đối với các nước láng giềng phía tây và phía nam như Lan Xang, Cham-pa và Chân Lạp, nhà nước Đại Việt luôn giữ quan hệ thân thiện, mặc dù đôi lúc xảy ra chiến tranh.
CỦNG CỐ
Kinh đô nước ta thời Lý Trần là :
A. Cổ Loa
B. Thăng Long
C. Đại Việt
D. Hoa Lư
2. Quốc hiệu nước ta thời Lý Trần là :
A. Đại Cồ Việt
B. Đại Việt
C. Đại Ngu
D. Đại Nam
3. Tổ chức bộ máy nhà nước và hệ thống các đơn vị hành chính nước ta thời Lý, Trần có đặc điểm là :
A. Khá chặt chẽ, đầy đủ và có hệ thống hơn so với tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê.
B. Rất đầy đủ, hoàn chỉnh, chặt chẽ.
C. Không có gì khác so với thời Đinh, Tiền Lê.
D. Còn rất sơ khai, lỏng lẻo.
4. Thời gian ra đời của bộ Hình Thư và triều đại ban hành bộ luật đó là :
A. Năm 1400, triều Hồ.
B. Năm 1232, triều Trần.
C. Năm 1005, triều Tiền Lê.
D. Năm 1042, triều Lý.
CÂU HỎI CỦNG CỐ
So sánh bộ máy nhà nước thời Lê với bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê?
Nhận xét chung về sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Chí Thuận
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)