Bài 17. Phòng tránh tai nạn đuối nước

Chia sẻ bởi Trần Thị Lê Na | Ngày 07/05/2019 | 213

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Phòng tránh tai nạn đuối nước thuộc Khoa học 4

Nội dung tài liệu:

ĐẾN DỰ GIỜ LỚP 4C
Nhiệt liệt chào mừng quý thầy cô
MÔN: KHOA HỌC
05.11
2018
KIỂM TRA BÀI CŨ :
Ăn uống khi bị bệnh
Câu 1. Khi bị bệnh thông thường, cần cho người bệnh ăn uống như thế nào?
Khi bị các bệnh thông thường, ta cần cho người bệnh ăn các thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa; uống nhiều chất lỏng có chứa các loại rau xanh, hoa quả, đậu nành…
Câu 2. Khi người thân bị tiêu chảy, em cần chăm sóc như thế nào?
Để chống mất nước cho bệnh nhân tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em vẫn phải cho ăn bình thường, đủ chất, ngoài ra cho uống dung dịch Ô-rê-dôn, uống nước cháo muối.
05.11
2018
Phòng tránh
tai nạn đuối nước
Khoa học:
05.11
2018
Thế nào là tai nạn đuối nước?
Tai nạn đuối nước (chết đuối) là tình trạng thiếu oxy do cơ thể bị chìm trong nước có thể dẫn đến tử vong.
Trên thực tế, một số người bị ngạt thở do nước vẫn có khả năng được cứu sống. Vì vậy, những chuyên gia y tế đã dùng thuật ngữ «đuối nước»
Nhóm đôi (2 phút)
HĐ1. Cách phòng tránh tai nạn đuối nước:
1. Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ 1, 2, 3.
2. Theo em việc nào nên làm việc nào không nên làm? Vì sao?
05.11
2018
Một bạn nam đang rửa tay dưới nước, hai bạn khác đang chơi đùa gần ao. Việc này không nên làm.
05.11
2018
Giếng được xây cao và có nắp đậy rất an toàn đối với trẻ. Đây là việc nên làm.
05.11
2018
Các bạn đang nghịch nước khi ngồi trên thuyền. Việc này không nên làm.
05.11
2018
Không nên làm.
Nên làm.
05.11
2018
Chúng ta nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước trong cuộc sống hằng ngày ?
Nên làm:
- Giếng nước phải xây thành cao, có nắp đậy. Chum, vại, bể nước có nắp đậy.
- Chấp hành tốt các quy định an toàn khi tham gia giao thông đường thủy.
Không làm:
- Không chơi đùa gần ao, hồ, sông, suối.
- Tuyệt đối không lội qua vùng nước bị ngập lụt khi trời mưa lũ.
HĐ1. Cách phòng tránh tai nạn đuối nước:
05.11
2018
Kết luận:
- Không chơi đùa gần ao, hồ, sông, suối. Giếng nước phải xây thành cao, có nắp đậy. Chum, vại, bể nước có nắp đậy.
- Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thủy. Tuyệt đối không lội qua suối khi trời mưa lũ, dông bão.
Quan sát các hình 4, 5, 6, 7, kết hợp thông tin SGK.
Câu 1. Nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu ?
Câu 2. Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều gì ?
HĐ2. Một số nguyên tắc khi tập bơi và đua bơi
4
5
6
7
05.11
2018
Thảo luận nhóm 4: 3’
Câu 1. Nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu ?
Nên tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi.
HĐ2. Một số nguyên tắc khi tập bơi và đua bơi
05.11
2018
Câu 2. Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều gì?
- Trước khi bơi cần vận động, tập các bài thể dục để không bị cảm lạnh và chuột rút, sau khi bơi cần tắm bằng xà phòng và nước ngọt.
- Không xuống nước bơi lội khi đang ra mồ hôi.
- Không bơi khi vừa ăn no hoặc khi quá đói.
HĐ2. Một số nguyên tắc khi tập bơi và đua bơi
05.11
2018
HĐ2. Một số nguyên tắc khi tập bơi và đua bơi
- Không xuống nước bơi lội khi đang ra mồ hôi ; trước khi xuống nước phải vận động, tập các bài tập theo hướng dẫn để tránh cảm lạnh, “chuột rút”.
- Đi bơi ở các bể bơi phải tuân theo nội quy của bể bơi ; tắm sạch trước và sau khi bơi để giữ vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân.
- Không bơi khi vừa ăn no hoặc khi quá đói.
Kết luận: Chỉ tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi.

Tình huống 2. Lan nhìn thấy em mình đánh rơi đồ chơi xuống bể nước và đang cố cúi xuống lấy. Nếu em là Lan, em sẽ làm gì ?
Tình huống 1. Hùng và Nam vừa chơi đá bóng về, Nam liền rủ Hùng ra sông gần nhà tắm. Nếu là Hùng em sẽ làm gì ?
Tình huống 3. Tuấn rủ An đi bơi ở bể bơi gần nhà vừa xây xong chưa mở cửa cho khách và đặc biệt không có bảo vệ để khỏi mất tiền mua vé. Nếu là An em sẽ làm gì?
HĐ 3. Bày tỏ thái độ ý kiến
Tình huống 4. Minh đến nhà Tuấn chơi thấy Tuấn vừa nhặt rau vừa cho em bé chơi ở gần sân giếng. Giếng xây thành cao nhưng không có nắp đậy. Nếu là Minh em sẽ nói gì với Tuấn?
Em sẽ nói với Nam mới đá bóng về mồ hôi ra nhiều nếu tắm ngay dễ bị cảm lạnh, hơn nữa ra sông tắm vắng người rất nguy hiểm.
Tình huống 1. Hùng và Nam vừa chơi đá bóng về, Nam liền rủ Hùng ra sông gần nhà tắm. Nếu là Hùng em sẽ làm gì ?
HĐ 3. Bày tỏ thái độ ý kiến
Tình huống 2. Lan nhìn thấy em mình đánh rơi đồ chơi xuống bể nước và đang cố cúi xuống lấy. Nếu em là Lan, em sẽ làm gì ?
Em sẽ bảo em bé tránh ra xa bể và đi nhờ người lớn lấy giúp. Vì cúi xuống như thế dễ ngã xuống khi cố lấy một vật gì đó.
HĐ 3. Bày tỏ thái độ ý kiến
Tình huống 3. Tuấn rủ An đi bơi ở bể bơi gần nhà vừa xây xong chưa mở cửa cho khách và đặc biệt không có bảo vệ để khỏi mất tiền mua vé. Nếu là An em sẽ làm gì?
Em sẽ khuyên Tuấn không nên đi vì không có ai ở đấy rất nguy hiểm, đợi chừng nào mở cửa rồi hãy đi. Không mua vé vào cổng là việc làm đáng chê trách.
Tình huống 4. Minh đến nhà Tuấn chơi thấy Tuấn vừa nhặt rau vừa cho em bé chơi ở gần sân giếng. Giếng xây thành cao nhưng không có nắp đậy. Nếu là Minh em sẽ nói gì với Tuấn?
HĐ 3. Bày tỏ thái độ ý kiến
Em bảo Tuấn mang rau vào sân nhà để vừa làm vừa trông em. Để bé chơi cạnh giếng rất nguy hiểm. Thành giếng xây cao rất dễ xảy ra tai nạn đối với các em nhỏ.
Chúng ta cần có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động mọi người xung quanh cùng tham gia.
Để phòng trách tai nạn đuối nước em nên làm gì?
- Không chơi đùa gần ao, hồ, sông, suối. Giếng nước phải xây thành cao, có nắp đậy. Chum, vại, bể nước phải có nắp đậy.
Khi tham gia giao thông đường thủy ta phải chấp hành điều gì ?
Nên bơi và tập bơi ở đâu là an toàn ?
- Chỉ tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi.
Bài học:
05.11
2018
- Chấp hành tốt các quy định an toàn khi tham gia giao thông đường thủy. Tuyệt đối không lội qua suối khi trời mưa lũ, dông bão.
Liên hệ thực tế
Phòng tránh tai nạn:
Đối với người lớn:
Cần lắp lại các hố công trình, cống rảnh cần làm nắp đậy chắc chán, an toàn,…
Không được lơ là trong việc trông giữ trẻ đặc biệt là vùng sông nước.
Đối với trẻ nhỏ:
- Tuyệt đối không chơi gần hồ, ao, sông suối hay một dụng cụ chứa nước nào nếu không có sự giám sát của người lớn, không được tắm sông, nhảy cầu, phải mặc áo phao khi tham gia giao thông đường thủy, làm quen với nước và tập một số động tác rèn luyện phòng chống đuối nước cùng với người lớn.
- Chẳng may các bạn bị ngã xuống nước, không được tự ý nhảy xuống cứu bạn, lập tức gọi người lớn để cứu giúp.
Liên hệ thực tế
Phòng tránh tai nạn:
Cách phòng tránh tai nạn đuối nước:


Biết bơi
Những điều nên làm:
Học bơi do người lớn hướng dẫn:
+ Bơi được ít nhất
25m liên tục
+ Tự làm nổi mình ít nhất 5 phút
Cách phòng tránh tai nạn đuối nước:
- Khi bơi phải tuân theo các nguyên tắc:
+ Khi bơi, tắm phải có người lớn cho phép và giám sát
+ Chỉ bơi những nơi an toàn: nước ngang đến ngực, không chảy xiết, không xoáy.
+ Khởi động kỹ trước khi xuống nước.
+ Lên bờ ngay khi trời tối, mưa, sấm chớp…
Những điều nên làm:
Những điều nên làm:
- Làm hàng rào quanh ao, hố nước, rãnh nước quanh nhà, làm cổng có cửa chắn (khi nhà gần sông hồ)
- Luôn đậy miệng giếng, bể, lu chứa nước.
Những điều không nên làm:

- Không chơi, đùa nghịch gần sông, hồ, ao nước, mương, hố sâu, để tránh bị ngã, rơi xuống nước.
- Không được đi tắm, bơi ngoài sông, suối mà không có người lớn biết bơi đi kèm.
Những điều không nên làm:

- Tự ý điều khiển ghe, xuồng, … khi người lớn chưa cho phép.
- Không được nhảy xuống nước khi mình đầy mồ hôi.
- Không tắm, bơi ngay
sau khi ăn.

Để phòng chết đuối bạn ơi, 
E-Bơi xin dặn mấy lời sau đây: 
Đừng lên đò chở quá đầy! 
Đừng đi bơi lội giữa ngày bão dông! 
Trẻ nhỏ bơi, người lớn trông, 
Ao, chuôm rào kín thì không việc gì. 
Suối, hồ, sông biển … hiểm nguy, 
Học sinh, trẻ nhỏ chớ đi một mình. 
Mặt nước bằng phẳng, lặng thinh, 
Nhưng bao tai họa đang rình đợi ta. 
Hố sâu, đất sụp, bùn sa… 
Gặp nơi như thế, sẽ là nguy thôi. 
Ăn no đừng tắm bạn ơi, 
Dạ dày nó “kiện”, “chuột” thời “rút” gân. 


Tập bơi nên chọn chỗ gần, 
Nước nông, quen thuộc, khi cần kêu to. 
“Qua sông thì phải luỵ đò”, 
Áo phao nên mặc để cho an toàn. 
Thi bơi, nhảy cắm, đùa càn, 
Nơi nước sâu, xiết xin ngàn lần không. 
Thấy người gặp nạn nơi sông, 
Nếu không bơi giỏi thì không nên liều. 
Nhanh chân, nhanh miệng ta kêu, 
Gọi người đến cứu là điều khôn ngoan. 
Vui chơi nhưng phải an toàn, 
Không nhảy xuống nước khi toàn mồ hôi. 


Thơ tuyên truyền phòng tránh đuối nước

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Lê Na
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)