Bài 17. Phòng tránh tai nạn đuối nước
Chia sẻ bởi Đào Thị Sáu |
Ngày 07/05/2019 |
226
Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Phòng tránh tai nạn đuối nước thuộc Khoa học 4
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO MÊ LINH
TRƯỜNG TIỂU HỌC LIÊN MẠC A
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC
LỚP 4
Giáo viên thực hiện: Đào Thị Sáu
Phòng tránh tai nạn đuối nước
Khoa học
Theo tổ chức y tế thế giới , đuối nước là hiện
tượng mà khí quản của người lớn hay trẻ nhỏ
bị một chất lỏng(thường là nước) xâm nhập
vào dẫn tới khó thở. Hậu quả của ngạt thở lâu
có thể là tử vong (chết đuối) hoặc không tử
vong, nhưng gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ
thần kinh. Trong thực tế, một số trường hợp
ngạt thở do nước vẫn có khả năng được cứu sống.
Vì vậy các chuyên gia y tế dùng thuật ngữ đuối nước
Hoạt động 1: Một số nguy cơ gây tai nạn đuối nước và cách phòng tránh.
- Mô tả những gì em thấy ở hình 1, 2, 3.
- Theo em, việc nào nên làm và không nên làm? Vì sao?
Thảo luận
nhóm 2
Hình 1 : Một bạn đang rửa tay dưới nước, hai bạn khác đang chơi đùa gần ao. Việc này không nên làm vì có thể trơn trượt ngã xuống ao.
Hình 2 : Giếng được xây cao và có nắp đậy rất an toàn đối với trẻ. Đây là việc nên làm.
Hình 3 : Các bạn đang nghịch nước khi ngồi trên thuyền, không mặc áo phao khi đi thuyền. Việc này không nên làm.
3
Một số biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước
Nên
Không nên
Hoạt động 2. Một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi:
Hình 5: Các bạn nhỏ đang bơi ở bờ biển và có phao cứu hộ.
Hình 4: Các bạn đang bơi ở bể bơi
Hoạt động 2. Một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi:
Nên tập bơi hoặc đi bơi ở những nơi như thế nào?
Nên tập bơi hoặc đi bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho bệnh nhân không cử động được nữa. Bệnh thường xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng
Hoạt động 2. Một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi
Nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi
- Chỉ tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
- Khởi động trước và sau khi bơi.
- Tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi.
PHÒNG TRÁNH
TAI NẠN
ĐUỐI NƯỚC
KHÔNG NÊN
NÊN
XỬ LÍ TÌNH HUỐNG
Tình huống 4: Tuấn đi đá bóng về, nhìn thấy một bạn đi câu cá bị trượt chân ngã xuống ao. Nếu là Tuấn, em sẽ làm gì?
Để phòng chết đuối bạn ơi,
E-Bơi xin dặn mấy lời sau đây:
Đừng lên đò chở quá đầy!
Đừng đi bơi lội giữa ngày bão giông!
Trẻ nhỏ bơi, người lớn trông,
Ao, chuôm rào kín thì không việc gì.
Suối, hồ, sông biển … hiểm nguy,
Học sinh, trẻ nhỏ chớ đi một mình.
Mặt nước bằng phẳng, lặng thinh,
Nhưng bao tai họa đang rình đợi ta.
Hố sâu, đất sụp, bùn sa…
Gặp nơi như thế, sẽ là nguy thôi.
Ăn no đừng tắm bạn ơi,
Dạ dày nó “kiện”, “chuột” thời “rút” gân.
Tập bơi nên chọn chỗ gần,
Nước nông, quen thuộc, khi cần kêu to.
“Qua sông thì phải luỵ đò”,
Áo phao nên mặc để cho an toàn.
Thi bơi, nhảy cắm, đùa càn,
Nơi nước sâu, xiết xin ngàn lần không.
Thấy người gặp nạn nơi sông,
Nếu không bơi giỏi thì không nên liều.
Nhanh chân, nhanh miệng ta kêu,
Gọi người đến cứu là điều khôn ngoan.
Vui chơi nhưng phải an toàn,
Không nhảy xuống nước khi toàn mồ hôi.
Thơ tuyên truyền phòng tránh đuối nước (tác giả Minh Thùy)
`
Kính chúc quý thầy, cô sức khỏe
Chúc các em chăm ngoan, học giỏi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Thị Sáu
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)