Bài 17. Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa

Chia sẻ bởi Trần Thị Đào | Ngày 27/04/2019 | 63

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các thầy cô giáo về dự giờ
20 - 11
Kiểm tra bài cũ
Quan sát các hình ảnh sau cho biết: việc đô thị hoá
quá mức ở đới ôn hoà làm nảy sinh các vấn đề
tiêu cực gì? Biện pháp khắc phục?
Đáp án: *Các vấn đề tiêu cực nảy sinh:
-Tăng khả năng ô nhiễm môi trường
-Gây ùn tắc giao thông
-Thất nghiệp, thiếu việc làm, thiếu công trình vệ sinh công cộng
*Biện pháp khắc phục:
Qui hoạch các đô thị theo hướng phi tập trung
Xây dựng các thành phố vệ tinh
chuyển dịch các trung tâm công nghiệp đến các vùng mới
Đẫy mạnh đô thị hoá nông thôn.
Những hình ảnh sau nói lên điều gì về môi trường sống của chúng ta?
TIẾT 19- BÀI 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ

1. Ô nhiễm không khí
Quan sát các hình ảnh sau cho biết có những nguyên nhân nào gây Ô nhiễm không khí?
Nhà máy điện nguyên tử
Khí thải các phương tiện giao thông
Khói bụi do đốt rừng làm nương rẫy
Khí thải nhà máy công nghiệp
TIẾT 19- BÀI 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ
1. Ô nhiễm không khí
Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Nguyên nhân:
Do khí thải, khói bụi từ:
+ các nhà máy công nghiệp
+các phương tiện giao thông
+ Chất đốt sinh hoạt
-Do sự bất cẩn khi sử dụng
năng lượng hạt nhân
TIẾT 19- BÀI 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ
Quan sát các hình ảnh sau cho biết hậu quả do ô nhiễm
không khí gây ra?
Mưa axit
Hiệu ứng nhà kính
Băng tan ở vùng cực
Lỗ thủng tầng ô dôn ở vùng cực
TIẾT 19- BÀI 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ
1. Ô nhiễm không khí
Nguyên nhân:
- Do khí thải khói bụi từ:
+Các trung tâm công nghiệp
+Các phương tiện giao thông
+Chất đốt sinh hoạt
Do bất cẩn khi sử dụng năng
lượng hạt nhân
Hậu quả:







Con người cần có những biện pháp gì để hạn chế ô nhiễm
môi trường không khí?
Cần phải cắt giảm lượng khí thải vào môi trường
Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Gây mưa axit làm:
+ Chết cây cối
+ Ăn mòn các công trình xây dựng
-Gây các bệnh hô hấp cho người và gia súc
-Gây hiệu ứng nhà kính
- Tạo lỗ thủng tầng ô dôn
TIẾT 19- BÀI 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ
2. Ô nhiễm nước


Nhóm 1: Quan sát hình ảnh sau kết hợp đọc ND sgk cho biết có những nguyên nhân nào gay ô nhiễm nước ngọt (Nước sông , suối, nước ngầm)ở đối ôn hoà? Hậu quả?
Nhóm 2: Quan sát hình ảnh sau + đọc NDSGK cho biết những
nguyên nhân gây ô nhiễm nước biển ở đới ôn hoà? Hậu quả?
Em hãy cho biết các nguồn nước nào bị ô nhiễm ở đới ôn hoà?
-Nuớc biển
Nước sông hồ
Nước ngầm
1. Ô nhiễm không khí
Quan sát các hình ảnh sau cho biết có những nguyên nhân nào gây ôNhiễm
nước ở đới ôn hoà?(Nước ngọt ở sông ,suối ,ao,hồ nước ngầm. Nước mặn ở biển và đại dương)

TIẾT 19- BÀI 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ
2. Ô nhiễm nước
-Nước thải các nhà máy
-Sử dụng phân bón ,thuốc trừ sâu trong nông Nghiệp
-chất thải sinh hoạt của
con người
Tai nạn tàu chở dầu và các
giàn khoan dầu trên biển
Do tập trung quá nhiều các
đô thị ven bờ biển
Chất thải trên đất liền theo
sông đổ vào biển
Quan sát các hình ảnh sau cho biết hậu quả của ô nhiễm môi trường nước ở đới ôn hoà?
TIẾT 19- BÀI 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ
2. Ô nhiễm nước
-Nước thải các nhà máy
-Sử dụng phân bón ,thuốc
trừ sâu trong nông Nghiệp
-chất thải sinh hoạt của
con người
Tai nạn tàu chở dầu và các
giàn khoan dầu trên biển
Do tập trung quá nhiều các
đô thị ven bờ biển
Chất thải trên đất liền theo
sông đổ vào biển
Làm nhiễm bẩn nguồn
nước sinh hoạt
Gây các bệnh ngoài da,
đường ruột cho người
và vật nuôi
Gây nên hiện tượng
“thuỷ triều đỏ”
“thuỷ triều đen”
Làm chết các sinh vật
sống trong nước
Con người cần có biện pháp gì để bảo vệ nguồn nước
không bị ô nhiễm?
Cần phải hạn chế nước và rác thải ra môi trường
Phải xử lí nước và rác thải trước khi đổ ra môi trường
Quan sát các hình ảnh sau cho biết ở Việt Nam có những nguyên nhân
Nào gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước?
CỦNG CỐ
Câu 1: Lựa chọn ý em cho là đúng nhất:
Hàng năm các nhà máy và các phương tiện giao thông ở đới ôn hoà đưa vào khí quyển hàng chục tấn khí thải, hậu quả là:
Tạo nên những trận mưa axit làm chết cây cối và ăn mòn
các công trình xây dựng
b.Gây các bệnh về hô hấp cho con người
c. Làm biến đổi khí hậu trên trái đất
d. Tất cả các ý trên
Câu 2: Ômhiễm nước dẫn đến hiện tượng” thuỷ triều đỏ” làm chết ngạt
các sinh vật trong nước:

-Đúng

-Sai
X
CỦNG CỐ
Câu 3: Hãy nêu những nguyên nhân chủ yếu sinh ra váng dầu ở các vùng ven biển?
-Do thất thoát khi khai thác dầu ngoài biển
Do sự cố tràn dầu của các tàu chở dầu
Do việc tẩy rửa các khoangtàu chở dầu
Câu 4: Giải thích tại sao tăng hiệu ứng nhà kính mực nước ở các
đại dương dâng cao?
Vì tăng hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu toàn cầu
Nhiệt độ trái đất tăng lên làm băng tan ở hai cực, mực nước ở các
đại dương dâng cao
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ




-Làm bài tập 2 SGK:
+ Vẽ biểu đồ hình cột
+ Tính tổng lượng khí thải của từng nước
*Cách tính:
số dân × lượng khí thải bình quân/ người
Biểu đồ lượng khí thải bình quân đầu người của Pháp và Hoa Kì (tấn/năm/người)
- Chuẩn bị bài thực hành bài 18
6
20
Tấn/năm/người
Nước
Chúc các thầy cô giáo và các em mạnh khỏe học tập công tác tốt
20 - 11
Cuộc sống năm 2070 là một trong những bài viết của cựu tổng thống Ấn Độ tiến sĩ A.P.J Abdul Kalam. Nó là cuộc đối thoại nhân bản giữa các thế hệ về giá trị của môi trường tự nhiên đối với sự tồn vong của loài người.
Tài liệu phổ biến trên
“Crónica de los Tiempos" Tháng 4 - 2002.

BỨC THƯ VIẾT
NĂM 2070
Tài liệu tham khảo (Trích)
Chúng tôi đang ở vào năm 2070.

Tôi vừa bước sang tuổi 50, nhưng trông như đã 85.

Tôi đang bị bệnh nặng về thận
vì uống quá ít nước.

Tôi nghĩ rằng mình không còn sống được bao lâu nữa.

Hiện nay, tôi là người già nhất còn sống trong xã hội này.
Tôi nhớ rằng lúc tôi năm tuổi

Có rất nhiều cây cối trong công viên, nhà cửa có vườn xanh chung quanh,
Tôi có thể tắm thật lâu tùy thích
và đứng dưới vòi sen nước cả giờ đồng hồ.

Hiện nay, chúng tôi đành phải lau mình
với khăn giấy thấm dầu khoáng chất.


Trước đây, phụ nữ hãnh diện vì mái tóc đẹp của mình
Trước đây, cha tôi thường rửa xe
với tia nước tuôn ra từ vòi

Hiện nay, trẻ em khó tin rằng người ta có thể phí phạm nước vào một việc như thế.
Bây giờ thì chúng tôi phải cạo trọc để giữ cho đầu sạch
mà không phải dùng nước.
Tôi nhớ những lời cảnh báo:
“ĐỪNG PHÍ PHẠM NƯỚC”
Nhưng chẳng ai buồn để ý
Người ta nghĩ rằng nguồn nước
thì vô tận
Ngày nay, sông, đập, vịnh, ao hồ và nước ngầm hoặc đã ô nhiễm tồi tệ
hoặc đã khô cạn cả rồi.
Phong cảnh chung quanh chúng tôi đã trở thành một sa mạc mênh mông
Bệnh đường ruột, bệnh da liễu và bệnh đường tiểu trở thành những nguyên do chính khiến người ta chết.
Người ta luôn khát nước đến khô cổ trên những con đường vắng tanh.


Trước đây, người ta khuyên một người lớn nên uống 8 ly nước mỗi ngày.
Hiện nay, tôi chỉ được phép uống có nửa ly thôi.

Vì không thể giặt đồ, nên chúng tôi vứt bỏ chúng,
và lại làm tăng thêm số lượng rác.

Chúng tôi phải trở lại với loại nhà vệ sinh hôi thối,
như thế kỷ trước kia,
do hệ thống thải không còn hoạt động vì thiếu nước.



Còn ở vùng này thì không còn cây cối nữa vì rất ít khi trời mưa.
Và khi trời mưa thì chỉ là ...mưa a-xít.
Không còn bốn mùa trong năm. Những thay đổi khí hậu như “hiệu ứng nhà kính”, “lỗ thủng tầng Ozon” và những hoạt động ô nhiễm mà chúng tôi bỏ qua trong thế kỷ 20, đã xóa sạch các mùa.
Lúc bấy giờ, chúng tôi đã được cảnh báo là cần phải để ý đến môi trường,
Nhưng chẳng ai quan tâm. Giờ đây, chúng tôi đang trả giá.
Người ta chỉ còn da bọc xương: thân thể gầy còm, khô cằn vì thiếu nước,
Da thịt lở loét do tia cực tím mà bầu khí quyển không còn lọc được
vi tầng ô-zôn đã tan biến rồi.
Vì da khô, nên một thiếu nữ 20 tuổi trông già hơn 40
Các nhà khoa học thực hiện đủ loại nghiên cứu,Nhưng không tìm ra được giải pháp ổn thỏa.Chúng tôi không thể sản xuất nước được. Vì thiếu cây nên lượng ô-xy cần thiết cũng thiếu, do đó chỉ số thông minh của thế hệ sắp đến sẽ thấp đi rất nhìều.
Chính phủ bắt mọi người phải đóng thuế cho không khí mình thở
137 mét khối mỗi ngày.
(137.000 lít) Những ai không trả nổi thuế thì bị đuổi khỏi ‘vùng thoáng khí’ - nơi được lắp đặt những chiếc phổi nhân tạo khổng lồ, chạy bằng năng lượng mặt trời.

Không khí trong ‘vùng thoáng khí’ thì không trong lành lắm,
nhưng ít ra thì cũng còn thở được. Tuổi thọ trung bình là 35.
Khi con gái tôi hỏi về thời tôi còn trẻ, tôi mô tả những khu rừng tuyệt đẹp. Tôi kể cháu nghe về những trận mưa rào, về bông hoa, về cái thú được tắm rửa, được câu cá trên sông hồ, và có thể uống bao nhiêu nước cũng được. Tôi không thể không thấy mình có tội, vì tôi thuộc một thế hệ đã hoàn tất công việc phá hoại môi trường sống của mình, do không buồn quan tâm đến những lời cảnh báo... Mặc dù những lời cảnh báo ấy không phải là ít.

Thành thật mà nói, tôi nghĩ rằng trong một thời gian ngắn nữa, sự sống trên Quả Đất sẽ không còn tồn tại, vì việc phá hoại môi trường của chúng tôi đã đến mức không thể nào quay ngược trở lại.
Ôi! Ước gì tôi có thể đi ngược thời gian để nói cho Nhân Loại hiểu... vào thời điểm mà chúng ta còn có thể làm một cái gì đó để cứu lấy hành tinh Địa Cầu của mình.
điều này...
Ngày nay, tất cả mọi người đang phải trả giá quá đắt.
Xin gửi bức thư này đến mọi thân hữu của bạn và góp phần, dù là nhỏ nhoi, vào chương trình cảnh báo về vấn đề thiếu nước.

Đây không phải là trò đùa,
mà đã là một thực trạng rồi.
Hãy làm vì con cái của bạn:
nếu bạn chưa có con thì ngày nào bạn hẳn sẽ có.

Đừng để lại di sản là một hỏa ngục...
Hãy để lại sự sống cho các cháu!!!

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Đào
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)