Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946

Chia sẻ bởi Nguyễn Chí Thuận | Ngày 09/05/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Tiết 27, 28 – Bài 17
GV : Nguy?n Chí Thu?n
Tru?ng THPT Di An - Bình Duong
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
TỪ 2-9-1945 ĐẾN 19-2-1946
Bài 17 - NƯỚC VNDCCH TỪ 2-9-1945 ĐÊN 19-12-1946
TRỌNG TÂM
-Những thuận lợi và khó khăn của nước ta trong những năm đầu sau CM Tháng Tám.

-Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện những chủ trương và biện pháp xây dựng chính quyền, chống ngoại xâm, nội phản, bảo vệ chính quyền CM.
yêu cầu bài học
Tình hình nước ta sau
cách mạng tháng Tám
Những

Khó

khăn

To

lớn
Những

thuận

Lợi



bản
giảI
quyết
khó
khăn
về
chính
trị
Sự sáng tạo của Đảng
khi giải quyết khó khăn
Giải

quyết

khó
khăn
do
ché độ cũ
để lại
Bài 17 - NƯỚC VNDCCH TỪ 2-9-1945 ĐÊN 19-12-1946
I- Tình hình nước ta sau CM Tháng Tám 1945
1. Khó khăn :
a.Ta phải đương đầu với kẻ thù đông và mạnh :
-Bắc vĩ tuyến 16 : 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản động.
-Nam vĩ tuyến 16 : hơn 1 vạn quân Anh, quân Pháp chuẩn bị trở lại xâm lược và 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp.
b.Chính quyền CM còn non yếu
-Khó khăn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế tài chính, VHXH.
Sau CM Tháng Tám nước ta gặp khó khăn gì ?
Bài 17 - NƯỚC VNDCCH TỪ 2-9-1945 ĐÊN 19-12-1946
I- Tình hình nước ta sau CM Tháng Tám 1945
Khó khăn
Thuận lợi
Trong nước :
-Nhân dân tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
b. Thế giới :
-Hệ thống XHCN hình thành, phong trào GPDT phát triển mạnh.
Sau CM Tháng Tám nước ta gặp thuận lợi gì ?
Bài 17 - NƯỚC VNDCCH TỪ 2-9-1945 ĐÊN 19-12-1946
II- Bước đầu xây dựng chính quyền CM, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính
Xây dựng chính quyền CM
Về chính trị :
-Tổng tuyển cử cả nước ngày 6-1-1946.
-Quốc hội khoá I họp kì thứ nhất (2-3-1946) bầu Chính phủ CM đầu tiên.
-Quốc hội khoá I họp kì thứ hai (9-11-1946) thông qua Hiến pháp đầu tiên nước ta.
-Bắc bộ và Trung bộ bầu HĐND xã thành lập Uỷ ban hành chính các cấp.
Nêu 3 sự kiện tiêu biểu về chính trị ?
Bài 17 - NƯỚC VNDCCH TỪ 2-9-1945 ĐÊN 19-12-1946
II- Bước đầu xây dựng chính quyền CM, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính
Xây dựng chính quyền CM
Về chính trị
Về quân sự
-Vệ quốc đoàn (9-1945) đổi thành Quân đội quốc gia VN (22-5-1946).
-Thành lập lực lượng dân quân tự vệ cả nước.

Nêu sự kiện tiêu biểu về quân sự ?
Bài 17 - NƯỚC VNDCCH TỪ 2-9-1945 ĐÊN 19-12-1946
II- Bước đầu xây dựng chính quyền CM, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính
2. Giải quyết nạn đói
-Lá lành đùm lá rách, nhường cơm xẻ áo.
-Tăng gia sản xuất, không một tấc đất bỏ hoang.
-Đề ra chính sách có lợi cho nông dân.

Chính phủ làm gì để giải quyết nạn đói ?
Bài 17 - NƯỚC VNDCCH TỪ 2-9-1945 ĐÊN 19-12-1946
II- Bước đầu xây dựng chính quyền CM, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính
3. Giải quyết nạn dốt
-Thành lập Nha Bình dân học vụ (8-9-1945)
-Trường học các cấp được khai giảng (SGK)
Chính phủ làm gì để giải quyết nạn dốt ?
Bài 17 - NƯỚC VNDCCH TỪ 2-9-1945 ĐÊN 19-12-1946
II- Bước đầu xây dựng chính quyền CM, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính
4. Giải quyết khó khăn về tài chính
-Quỹ độc lập, Tuần lễ vàng.
-Lưu hành tiền VN thay tiền Đông Dương (23-11-1946).
Chính phủ làm gì để giải quyết khó khăn tài chính ?
Bài 17 - NƯỚC VNDCCH TỪ 2-9-1945 ĐÊN 19-12-1946
III- Đấu tranh chống nội xâm và ngoại phản
Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam bộ
-Được sự giúp đỡ của Anh và Nhật, Pháp xâm lược VN đêm 22 rạng sáng 23-9-1945.
-Mở đầu là cuộc chiến đấu của quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn, rồi cả Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
-Miền Bắc chi viện sức người và của cho Miền Nam chiến đấu.
Vì sao Pháp trở lại xâm lược Việt Nam ?
Bài 17 - NƯỚC VNDCCH TỪ 2-9-1945 ĐÊN 19-12-1946
III- Đấu tranh chống nội xâm và ngoại phản
2. Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản CM ở Miền Bắc
-Ta chủ trương hoà hoãn để tránh xung đột.
-Nhân nhượng chúng một số quyền lợi về kinh tế và chính trị (SGK).
-Làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền CM.
Vì sao Đảng chọn biện pháp hoà với quân Trung Hoa Dân quốc ?
Bài 17 - NƯỚC VNDCCH TỪ 2-9-1945 ĐÊN 19-12-1946
III- Đấu tranh chống nội xâm và ngoại phản
3. Hoà hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta
-Lý do :
-Hiệp ước Hoa Pháp (28-2-1946) nên Đảng chọn “hoà để tiến”.
-Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946 (SGK)
-Tạm ước ngày 14-6-1946 (SGK)
Vì sao Đảng chọn biện pháp hoà với Pháp ?
BÀI TẬP 1
1. Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội nước VNDCCH diễn ra ngày
A. 6-1-1945.
B. 6-1-1946.
C. 6-1-1947.
D. 6-1-1948.

2. Phiên họp đầu tiên của Quốc hội Nước VNDCCH diễn ra ngày
A. 2-3-1946.
B. 2-3-1947.
C. 2-3-1948.
D. 2-3-1949.

3. Bản Hiến pháp đầu tiên của Nước VNDCCH được Quốc hội thông qua ngày
A. 9-11-1945.
B. 9-11-1946.
C. 9-11-1947.
D. 9-11-1948.

4. Sau CM Tháng Tám 1945, để giải quyết căn bản nạn đói, Đảng và nhân dân ta đã thực hiện biện pháp có tính chất hàng đầu và lâu dài là
A. quyên góp, điều hoà thóc gạo giữa các địa phương trong cả nước.
B. nghiêm trị những người đầu cơ, tích trữ gạo.
C. phát động phong trào “Nhường cơm xẻ áo”, “”Hủ gạo cứu đói”.
D. kêu gọi “Tăng gia sản xuất ! Tăng gia sản xuất ngay ! Tăng gia sản xuất nữa!”.

5. Thời điểm quân Trung Hoa Dân quốc với danh nghĩa Đồng minh vào giải giáp quân Nhật ở Miền Bắc nước ta là
A. ngay sau khi cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thắng lợi.
B. một tuần sau khi cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thắng lợi.
C. một ngày sau khi cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thắng lợi.
D. hai tuần sau khi cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thắng lợi.

6. Quân Anh, với danh nghĩa quân Đồng minh, vào giải giáp quân Nhật ở Miền Nam nước ta ngày
A. 9-5-1945.
B. 6-9-1945.
C. 9-5-1946.
D. 5-9-1946.

7. Bảng hiệp ước Hoa – Pháp ngày 28-2-1946 có nội dung chính là
A. Pháp trả lại Trung Hoa Dân quốc các tô giới, nhượng địa của Pháp trên đất Trung Quốc và Pháp được vận chuyển hàng hoá qua cảng Hải Phòng vào Vân Nam không phải đóng thuế.
B. Pháp và Trung Hoa Dân quốc cùng công nhận Chính phủ VNDCCH và rút hết quân khỏi Việt Nam.
C. Pháp được đưa quân ra Miền Bắc Việt Nam thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.
D. Các ý A và C đúng.

8. Nhân dân Nam Bộ bắt đầu cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược ngày
A. 23-8-1945.
B. 23-9-1945.
C. 23-10-1945.
D. 23-9-1946.

9. Hiệp định Sơ bộ có nội dung chính là
A. Chính phủ Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, quân đội riêng, tài chính riêng.
B. Chính phủ ta thoả thuận cho 15.000 quân Pháp thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.
C. Hai bên ngừng mọi xung đột và giữ nguyên quân đội của mình lại vị trí cũ.
D. Các ý A, B và C đúng.

10. Bản tạm ước ngày 14-9-1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kí với đại diện Chính phủ Pháp có ý nghĩa
A. chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của tyhực dân Pháp.
B. tạo điều kiện cho ta kéo dài thời gian hoà hoãn để xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp không thể tránh khỏi.
C. giúp ta tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải cùng chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc.
D. giúp ta đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc cùng bọn tay sai ra khỏi nước ta.


Bài tập 2 : Hãy điền chữ Đ vào ô đúng hoặc chữ S vào ô sai trước câu sau :
1. Ngay sau CM tháng Tám năm 1945, quân Trung Hoa Dân quốc với danh nghĩa Đồng minh giải qiáp quân Nhật đã kéo vào miền Bắc nước ta.
2. Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Quốc hội thông qua ngày 9-11-1946.
3. Ngay sau CM Tháng Tám thành công, lực lượng vũ trang được tiếp tục xây dựng và củng cố : Trên cơ sở VN Giải phóng quân (5-1945) được chấn chỉnh và đổi thành Vệ quốc đoàn (9-1945) và ngày 22-5-1946 được đổi thành Quân đội Quốc gia Việt Nam.
4. Để giải quyết nạn đói, Đảng và Chính phủ kêu gọi nhân dân cả nước tự nguyện đóng góp tiền của và phát động phong trào “Tuần lễ vàng”.
Đ
Đ
Đ
Đ


5. Ngày 8-9-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ - cơ quan chuyên trách về chống “giặc dốt” – và kêu gọi nhân dân cả nước tham gia phong trào xoá nạn mù chữ.
6. Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai vào ngày 23-9-1945.
7. Hiệp ước Hoa – Pháp đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn một trong hai con đường : hoặc cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp, hoặc hoà hoãn nhân nhượng để tránh tình trạng phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc.
8. Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) đã tạo điều kiện cho ta kéo dài thời gian hoà hoãn, để xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp lâu dài.
Đ
Đ
Đ
Đ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Chí Thuận
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)