Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946

Chia sẻ bởi Huỳnh Thanh Tâm | Ngày 09/05/2019 | 56

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Trang bìa
Trang bìa:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG Trường THPT Thủ Khoa Nghĩa - Châu Đốc BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN LỊCH SỬ BÀI 17: NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ SAU NGÀY 2/9/1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19/12/1946 Lịch sử 12 - Ban Cơ bản - Tiết 27, 28 Huỳnh Thanh Tâm - Giáo viên Trường THPT Thủ Khoa Nghĩa - Châu Đốc _ An Giang Email: [email protected] - ĐT: 0945484397 I. TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945
* Khó khăn:
_ Đối ngoại: + Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, gần 20 vạn quân THDQ cùng tay sai (Việt Quốc, Việt Cách) kéo vào Hà Nội và các tỉnh hòng cướp chính quyền của ta. + Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh mở đường cho Pháp quay lại xâm lược nước ta; bọn phản động trong nước làm tay sai cho Pháp, chống phá CM. + Trên cả nước còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp, một bộ phận theo lệnh Anh, Pháp đánh lại ta. :
_ Đối nội: + Chính quyền CM, lực lượng vũ trang còn non yếu. + Nền KT nước ta lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề; hậu quả nạn đói chưa khắc phục được, lụt lớn, hạn hán kéo dài, nửa số ruộng đất không canh tác được. + Nhiều xí nghiệp còn nằm trong tay Pháp, hàng hóa khan hiếm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. + Ngân sách nhà nước trống rỗng, chỉ có hơn 1,2 triệu đồng, chưa quản lý được ngân hàng Đông Dương, quân THDQ tung ra thị trường các loại tiền TQ bị mất giá làm cho nền tài chính nước ta thêm rối loạn. + Hơn 90% dân số không biết chữ. --> Đất nước ta đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. * Thuận lợi:
+ Trên thế giới, hệ thống XHCN đang hình thành, PT GPDT và PT đấu tranh vì hòa bình, dân chủ phát triển. + Nhân dân ta đã giành quyền làm chủ nên rất phấn khởi, gắn bó với chế độ mới, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là CTHCM. II. BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG, GIẢI QUYẾT NẠN ĐÓI, NẠN DỐT VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN VỀ TÀI CHÍNH
1. Xây dựng chính quyền CM:
_ 6/1/1946, tiến hành tổng tuyển cử trong cả nước, hơn 90% cử tri đi bỏ phiếu, bầu được 333 đại biểu vào QH. _ 2/3/1946, Quốc hội họp phiên đầu tiên, thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến do CT Hồ Chí Minh đứng đầu. _ 9/11/1946, thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. _ 9/1945, VNGPQ đổi thành Vệ quốc đoàn, 22/5/1946 VQĐ được đổi thành Quân đội quốc gia VN. _ Cuối 1945, lực lượng dân quân tự vệ đã tăng lên hàng chục vạn người. 2. Giải quyết nạn đói:
_ Tổ chức quyên góp, điều hòa lúa gạo giữa các địa phương, nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ lúa gạo, CTHCM kêu gọi nhân dân cả nước nhường cơm sẻ áo. _ Nhân dân lập “Hủ gạo cứu đói”, “Ngày đồng tâm”... _ Phát động PT tăng gia sản xuất. _ Bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý, giảm tô 25%, giảm thuế ruộng đất 20%, chia lại ruộng đất công... --> SX nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi, nạn đói dần dần bị đẩy lùi. 3. Giải quyết nạn dốt:
_ 8/9/1945, CTCHM ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ. Trong vòng một năm (9/1945 – 9/1946) đã tổ chức gần 76 nghìn lớp học, xóa mù chữ cho hơn 2,5 triệu người. _ Các cấp học phổ thông và đại học sớm đu7o5c khai giảng, nội dung và phương pháp giáo dục bước đầu được đổi mới. 4. Giải quyết khó khăn về tài chính:
_ Chính phủ kêu gọi nhân dân tự nguyện đóng góp, phát động xây dựng “Quỹ độc lập”, phong trào “Tuần lễ vàng”. Chỉ trong thời gian ngắn, nhân dân góp được 370kg vàng, 20 triệu đồng vào “Quỹ độc lập”, 40 triệu đồng vào “Quỹ đảm phụ quốc phòng”. _ 23/11/1946, QH quyết định cho lưu hành tiền VN trong cả nước. III. ĐẤU TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM VÀ NỘI PHẢN, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG
1. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ:
_ Ngay sau khi Nhật đầu hàng ĐM, Chính phủ Đờ Gôn quyết định thành lập một đạo quân viễn chinh do tướng Lơcơléc chỉ huy, đồng thời cử Đô đốc Đácgiăngliơ làm Cao ủy pháp ở ĐD. _ 2/9/1945, Pháp xả súng vào cuộc mít tinh mừng “Ngày Độc lập” của nhân dân SG – CL làm 47 người chết và nhiều người bị thương. _ Đêm 22 rạng 23/9/1945, được Anh giúp, Pháp đánh úp trụ sở UBND Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố SG, mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai. :
_ Quân dân SG - CL và NB nhất tề đứng lên chống Pháp, đột nhập san bay TSN, đốt cháy tàu Pháp, đánh phá kho tàng, phá nguồn tiếp tế của địch, không hợp tác với chúng, dựng chướng ngại vật và chiến lủy trên đường phố… _ 10/1945, quân Pháp được tăng viện, mở rộng đánh chiếm NB và Trung Bộ. _ TƯĐ, Chính phủ, CTHCM quyết tâm lãnh đạo kháng chiến, huy động cả nước chi viện cho NB và Nam Trung bộ, lập các đoàn quân “Nam tiến”, nhân dân quyên góp ủng hộ đồng bào MN kháng chiến. 2. Đấu tranh với quân THDQ và bọn phản CM ở MB:
_ Để tránh cùng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù, Đảng và Chính phủ chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân THDQ: (SGK/127). _ Đối với các tổ chức phản CM (Việt Quốc, Việt Cách), tay sai của THDQ, ta kiên quyết vạch trần âm mưu của chúng, trừng trị theo pháp luật. * Ý nghĩa: SGK/127. 3. Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân THDQ ra khỏi nước ta:
* Ký Hiệp định sơ bộ (6/3/1946): _ Hoàn cảnh lịch sử: + Sau khi chiếm đóng các đô thị ở NB và NTB, Pháp thực hiện kế hoạch tiến quân ra Bắc. + Pháp điều đình với Chính phủ THDQ và ký với Hiệp ước Hoa – Pháp (28/2/1946): SGK/128. + Hiệp ước Hoa – Pháp đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn một trong hai con đường đánh hoặc hòa. + 3/3/1946, HCM chủ trì họp BTVTƯ Đảng chọn giải pháp “hòa để tiến”. --> 6/3/1946, CTHCM thay mặt Chính phủ ký với đại diện Xanh tơni – đại diện Chính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ. _ Nội dung: SGK/128. _ Ý nghĩa: SGK/128, 129. :
* Ký Tạm ước Việt – Pháp (14/9/1946): _ Hoàn cảnh lịch sử: + Sau khi ký Hiệp định sơ bộ, Pháp vẫn tiếp tục gây xung đột, khiêu khích ở NB. + Từ 6/7/1946, cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ VN và Pháp tại Phôngtennơblô thất bại, quan hệ Việt – Pháp căng thẳng. --> 14/9/1946, CTHCM ký với đại diện Chính phủ Pháp Tạm ước Việt – Pháp. _ Nội dung: SGK/129. _ Ý nghĩa: SGK/129.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thanh Tâm
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)