Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946

Chia sẻ bởi Lê Na | Ngày 09/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Bài 17:
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
(sau 2/9/1945 đến trước 19/12/1946)
Nội dung trình bày:
I. Tình hình nước ta sau Cách mạng Tháng Tám 1945.

II. Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và̀ khó khăn về tài chính.

III. Đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng.

I. Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945:
Khó khăn:
a. Đối ngoại:
+Ở miền Bắc: 20 vạn quân Tưởng kéo vào.
+ Ở miền Nam: hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, dung túng cho Pháp xâm lược Việt Nam lần 2.
+ Hơn 6 vạn quân Nhật còn lại trên nước ta.

Quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc

Quân đội Anh và Pháp tại miền Nam

b. Đối nội:
+Nạn đói vẫn đe dọa nghiêm trọng.
+Nạn dốt: hơn 90% dân số mù chữ.
+Tài chính: ngân quỹ nhà nước trống rỗng,
lạm phát tăng.
+Nhiều xí nghiệp trong tay Pháp.
+Chính quyền cách mạng vừa mới thành lập, lực lượng còn non yếu.
+Bọn phản cách mạng như Việt Cách chuẩn bị giành chính quyền.

Nạn đói đầu năm 1945 gây nhiều hậu quả

2. Thuận lợi:
- Nhân dân vừa giành được chính quyền, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ Tịch nên phấn khởi, gắn bó với chế độ.
- Hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ phát triển.

KHÓ KHĂN

THUẬN LỢI

Chính trị

Kinh tế

Văn hóa

- Trên đất nước ta có nhiều kẻ thù: ngoại xâm, nội phản.
- Chính quyền cách mạng non trẻ, lực lượng vũ trang còn non yếu.

- Ruộng bỏ hoang, mất mùa, nạn đói vẫn đe dọa; công nghiệp chưa phục hồi.
- Ngân sách gần như trống rỗng (1,2 triệu đồng). Tài chính rối loạn.

- Hơn 90% dân số mù chữ.
- Nhiều tàn dư lạc hậu.

- Nhân dân đã giành quyền làm chủ, phấn khởi.
Cách mạng có Đảng, Bác sáng suốt lãnh đạo.
- Cách mạng thế giới phát triển mạnh.

II. Bước đầu xây dựng đất nước
1. Xây dựng chính quyền cách mạng:
-8/9/1945: Chính phủ công bố lệnh Tổng tuyển cử, bầu đại biểu trong cả nước.
-9/1945: Việt Nam Giải phóng quân đổi thành Vệ quốc đoàn.
-11/11/1945: để giảm bớt sự chống phá của kẻ thù, Đảng tuyên bố giải tán, hoạt động bí mật.

-6/1/1946: Tổng tuyển cử bầu Quốc hội, thành lập Chính phủ liên hiệp do HCM đứng đầu và thành lập Ban dự thảo Hiến pháp(2/3/1946).
- Bầu Hội đồng Nhân dân và thành lập Ủy ban Nhân dân các cấp.
- 22/5/1946: Vệ quốc đoàn đổi thành Quân đội Quốc gia Việt Nam.
- 9/11/1946: Quốc hội ban hành Hiến pháp đầu tiên.

Bầu cử Quốc hội đầu tiên ở nước ta
2. Giải quyết nạn đói:
- Nạn đói: kêu gọi toàn dân nhường cơm sẻ áo (Hũ gạo cứu đói, Ngày đồng tâm), tiết kiệm lương thực, tăng gia sản xuất (tấc đất tấc vàng),  đẩy lùi được nạn đói.
- Giảm tô, thuế, bãi bỏ nhiều bất công, tạm cấp ruộng đất bỏ hoang, chia lại đất công cho dân nghèo.

Hũ gạo cứu đói
Tấc đất tấc vàng
3. Giải quyết nạn dốt
- 8/9/1945: Nhà Bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ.
- Đến 8/9/1946: 76 nghìn lớp học, xóa nạn mù chữ cho hơn 2.5 triệu người.
- Các trường Đại- Trung- Tiểu học phát triển, đổi mới chương trình theo tinh thần dân tộc - dân chủ.

Biểu tình chống
nạn dốt
Bác thăm Nhà Bình dân học vụ
Xóa nạn mù chữ
4. Giải quyết khó khăn về tài chính:
- Phát động “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập” để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách.
- 23/11/1946: Quốc hội cho lưu hành tiền Việt Nam.

Những đồng tiền đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
III. Đấu tranh chống giặc ngoại xâm- nội phản và bảo vệ chính quyền cách mạng:
Khi Nhật đầu hàng, quân Pháp viễn chinh sang
xâm lược Việt Nam.
2/9/1945: Pháp kiều bắn vào cuộc mít-tinh của
nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn.
6/9/1945: một số đơn vị lính Pháp theo quân
Anh kéo vào Sài Gòn.
Rạng sáng 23/9/45, Pháp tấn công UBNN Nam
bộ, cơ quan tự vệ Sài Gòn.
Quân dân Sài Gòn đánh trả quân Pháp : đánh
sân bay Tân Sơn Nhất,đốt tàu, không hợp tác,
dựng chướng ngại vật, cắt điện nước…


-5/10/1945: Pháp được viện trợ, đánh chiếm Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
- Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ Tịch huy động lực lượng cả nước chi viện cho Nam Bộ:
+ Thành lập các đoàn quân Nam tiến.
+ Toàn dân đóng góp công sức, của cải cho cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.
- Quân Pháp bị tấn công ở nhiều nơi, tạo điề kiện cho cả nước có thời gian chuẩn bị tổ chức kháng chiến lâu dài.

1. Kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược:
Đoàn quân Nam tiến
2. Chống Trung Hoa Dân Quốc và bọn phản cách mạng:
-Sau 2/9/1945: tạm hòa hoãn với quân Trung
Hoa Dân quốc ở miền Bắc, để tập trung lực lượng
đánh Pháp ở miền Nam, tránh xung đột
nhân nhượng về:
+ Kinh tế: cung cấp lương thực, cho phép
đồng tiền Trung Hoa lưu hành.
+ Chính trị: cho bọn Việt Cách, Việt Quốc có
70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế trong Chính phủ
Liên hiệp.
-Chính phủ Trung Hoa Dân quốc dùng bọn Việt
Quốc, Việt Cách phá hoại cách mạng, giành chính
quyền cách mạng nhưng không thành công.

3. Hòa hoãn với Pháp để đẩy lùi Trung Hoa Dân Quốc:
Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ, Nam
Trung Bộ, Pháp đang tìm cách tiến quân ra Bắc
Chính phủ TH Dân quốc đang gặp nhiều khó
khăn về chính trị và kinh tế.
Lưc lượng quân lính có hạn, Chính phủ THDQ
lại cần tập trung quân về nước để chống Đảng
Cộng Sản Trung Quốc  chúng phải nhân
nhượng, thỏa hiệp với nhau.
28/2/1946: Hiệp ước Hoa-Pháp ra đời: Pháp trả
một số tô giới, nhượng địa, để được thay Trung
Hoa Dân quốc nắm quyền ở miền Bắc.

a. Nguyên nhân: (Hoàn cảnh lịch sử)
-Hiệp ước Hoa-Pháp buôc nhân dân ta phải chọn: hoặc cầm súng chống Pháp, hay hòa hoãn nhân nhương Pháp để tránh tình trang phải đối phó cùng lúc với nhiều kẻ thù.
- Thực hiện giải pháp “Hòa để tiến”, Hồ Chủ Tịch đã ký với Pháp bản hiệp định Sơ bộ vào ngày 6/3/1946 tại Hà Nội, vì ta không đủ sức đối phó củng lúc 2 kẻ thù nên phải tạm hòa hoãn với Pháp để loại trừ quân TH Dân quốc.

b. Nội dung Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946:
-Chính phủ Pháp công nhận nước ta là một quốc
gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội, tài
chính riêng và ở trong khối Liên hiệp Pháp.
-Việt Nam đồng ý cho 15 ngàn quân Pháp vào
miền Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc. Số
quân rút dần trong 5 năm.
-Hai bên ngừng bắn ngay ở Nam Bộ.

Hiệp định Sơ bộ
Bác kí tạm ước
c. Tình hình Việt Nam sau 6/3/1946
-Sau khi ký Hiệp định Sơ bộ, Pháp tiếp tục gây xây xung
đột vũ trang ở miền Nam Bộ, thành lập Chính phủ Nam
kỳ tự trị.
-6/7/1946: Hội nghị Fontainebleau thất bại vì Pháp rất
ngoan cố, không công nhận Việt Nam độc lập, thống
nhất.
-Quan hệ Việt- Pháp ngày càng căng thẳng.
-Do đó, 14/9/1946, Hồ Chù Tịch lại ký bản Tạm ước với
Pháp, nhân nhượng thêm cho Pháp 1 số quyền lợi kinh
tế, văn hóa, để kéo dài thêm thời gian hòa hoãn.
-Bản Tạm ước tạo điều kiện cho ta có thêm thời gian để
xây dựng, củng cố lực lượng.

d. Ý nghĩa:
Không cho Pháp câu kết với Trung Hoa Dân
quốc.
Loại trừ được một kẻ thù mạnh là quân Trung
Hoa Dân quốc và bọn tay sai phải ra khỏi nước
ta, để tập trung lực lượng vào kẻ thù chính là
Pháp.
Ta có thêm thời gian để xây dựng và củng cố
chính quyền cách mạng, các lực lượng vũ trang,
chuẩn bị sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến
chống Pháp

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Na
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)