Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946

Chia sẻ bởi Đặng Công Uynh | Ngày 09/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
TỪ 2-9-1945 ĐẾN 19-12-1946
Bài 17 Tiết 2
ĐẶNG CÔNG UYNH
THPT ĐẶNG HUY TRỨ THỪA THIÊN HUẾ
Vì sao nói sau CM tháng Tám 1945 nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa ở vào thế “ Ngàn cân treo sợi tóc”. Theo em khó khăn
nào là nan giải khó giải quyết nhất? Vì sao?
KIỂM TRA BÀI CŨ
III. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng
Chủ trương sách lược của ta đối với Pháp và Trung Hoa dân quốc trong thời gian trước ngày 6/3/1946 và từ ngày 6/3/1946 ? Đánh giá sách lược đó.

1. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ
III. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng
Quân Pháp tấn công ở Sài gòn
Vì sao ta phải kháng chiến chống Pháp? Sự kiện nào sau này được chọn làm kỷ niệm ngày Nam bộ kháng chiến?

Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại
xâm lược Nam Bộ
III. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng
- Đêm 22 rạng ngày 23/9/1945, Pháp đánh úp trụ sở ủy ban nhân dân Nam bộ, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.
Phân tích tranh và hãy cho biết thái độ của nhân dân ta trước sự xâm lược của Pháp?

Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại
xâm lược Nam Bộ
III. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng
- Quân dân Sài Gòn – Chợ lớn và Nam bộ đồng loạt chống Pháp: đốt tàu Pháp,dựng chứng ngại vật, đánh kho tàng, phá nguồn tiếp tế.
- Cả nước quyên góp ủng hộ kháng chiến, những đoàn quân “Nam tiến” vào Nam chiến đấu.
III. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng
2. Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc
Từ 9/1945 đến trước ngày 6/3/1946, ta đã có những chủ trương, sách lược gì để đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc? Vì sao ta chọn giải pháp đó?
III. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng
2. Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc
- Trước sự xâm lược của Pháp ở Nam bộ và sự uy hiếp của Trung Hoa Dân quốc, ta chọn sách lược hòa hoãn với Trung Hoa để tránh cùng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù.
III. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng
2. Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc
+ Nhân nhượng cho quân Trung Hoa Dân quốc một số quyền lợi về kinh tế :cung cấp lương thực, tiêu tiền “ Quan kim” “ Quốc tệ” của Trung Quốc,…
+ Nhường cho bọn Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và 4 ghế Bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp.
III. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng
2. Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc
- Kiên quyết vạch trần và trừng trị những hành động chia rẽ, phá hoại của bọn tay sai
* Ý nghĩa: hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của chúng và làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng
Pháp
Trung Hoa
3. Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta
- 28/2/1946 Hiệp ước Hoa – Pháp Pháp được phép đưa quân ra miền Bắc thay thế Trung Hoa làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật
3. Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta
-Hiệp ước Hoa – Pháp buộc ta phải lựa chọn hoặc là đánh Pháp không cho chúng ra miền Bắc, hoặc hòa hoãn để tránh cùng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù
- TW Đảng và Hồ chủ tịch chọn giải pháp “ Hòa để tiến” ký hiệp định sơ bộ 6/3/1946
Theo dõi đoạn phim và nêu tóm tắt nội dung hiệp định sơ bộ 6/3/1946?
* Nội dung của Hiệp định Sơ bộ :
- Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội, tài chính riêng,… nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
- Ta đồng ý cho Pháp đem 15.000 quân vào miền Bắc thay thế Trung Hoa Dân quốc, nhưng sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm.
- Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ, tạo không khí thuận lợi cho cuộc đàm phán chính thức sau này.
Ý nghĩa :Tránh được cuộc chiến đấu với nhiều kẻ thù cùng một lúc, đẩy được quân Trung Hoa về nước, buộc Pháp công nhận chính phủ ta, có thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng
Nêu những thắng lợi ta giành được khi ký hiệp định sơ bộ?
-Ta tiếp tục đàm phán ở hội nghị phôngtennơblô nhưng thất bại. Hồ chủ tịch ký với chính phủ Pháp bản tạm ước 14/9/1946 nhằm tranh thủ thời gian hòa bình để chuẩn bị lực lượng
CỦNG CỐ: ĐÁNH GIÁ SÁCH LƯỢC CỦA ĐẢNG TA:
-Mềm dẽo về sách lược : đánh Pháp hòa Tưởng, hòa Pháp đuổi Tưởng
- Cứng rắn về nguyên tắc: trừng trị tay sai, buộc kẻ thù công nhận chính phủ ta
HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
-Vì sao ta phải toàn quốc kháng chiến. Nội dung đường lối kháng chiến của Đảng ta?
- Cuộc chiến dấu trong các đô thị và ý nghĩa?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Công Uynh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)