Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946

Chia sẻ bởi Xê Kô Là Ta | Ngày 09/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG III
VIỆT NAM
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954
BÀI 17
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ SAU 2-9-1945 ĐẾN TRƯỚC 19-12-1946

BÀI 17: NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ SAU 2-9-1945 ĐẾN TRƯỚC 19-12-1946
I/Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám
1/ Khó khăn
- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc kéo theo bọn tay sai thuộc các tổ chức phản động, hòng cướp chính quyền mà nhân dân ta mới giành được.
Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, dọn đường cho Pháp trở lại xâm lược nước ta.
- Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy làm tay sai cho Pháp và chống phá cách mạng.
Quân Pháp ở Sài Gòn 1945
?
Quân Anh đến Sài Gòn 9/1945
Quân Trung Hoa Quốc dân đảng ở Hải Phòng 1945
1/ Khó khăn

Chính quyền non trẻ, lực lượng vũ trang còn yếu.
Nạn đói vẫn chưa khắc phục được, tiếp đó nạn lụt lớn, nửa số ruộng đất không canh tác được. Nhiều nhà máy nằm trong tay tư bản Pháp. Hàng hóa khan hiếm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Di sản văn hóa lạc hậu của chế độ cũ rất nặng nề, hơn 90 % dân số mù chữ.
Ngân sách nhà nước trống rỗng. Chính quyền chưa quản lí được ngân hàng Đông Dương.
> Ngay sau cách mạng tháng Tám 1945, nước VNDCCH đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.



Dân đói năm 1945
Xe chở hài cốt của đồng bào chết đói đến nơi chôn cất tập thể

Ông Đặng Văn Tuyến hàng ngày vẫn đều đặn hương khói cho vong linh
những đồng bào đã khuất

Câu hỏi
Trong những khó khăn sau đây, theo em khó khăn nào là nghiêm trọng nhất? Tại sao?
a/ Khó khăn về chính trị, quân sự
b/ Khó khăn về kinh tế, tài chính
c/ Khó khăn về ngoại xâm, nội phản
d/Khó khăn về văn hóa, xã hội
2. Thuận lợi
- ND ta đã giành quyền làm chủ, được hưởng quyền tự do…
- Cách mạng có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
- Hệ thống XHCN trên thế giới đang hình thành
II/ BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG, GIẢI QUYẾT NẠN ĐÓI, NẠN DỐT VÀ KHÓ KHĂN VỀ TÀI CHÍNH
Xây dựng chính quyền cách mạng
6/1/1946, tổng tuyển cử bầu quốc hội, 333 đại biểu trúng cử vào Quốc hội đầu tiên của nước ta.
Quốc hội họp phiên đầu tiên (3/1946), thông qua danh sách Chính phủ Liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh đứng đầu. Sau đó thông qua Hiến pháp đầu tiên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ( 11/1946).
Ở các địa phương thuộc Bắc Bộ và Trung Bộ tiến hành bầu cử Hội Đồng nhân dân các cấp.
5/1946, quân đội quốc gia Việt Nam ra đời. Lực lượng quân tự vệ củng cố và phát triển.
Kỳ họp đầu tiên của Quốc Hội khóa I ( ngày 2/3/1946 )
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa của Quốc hội khóa I
O�ng Huỳnh Văn Tiểng - chứng nhân của lịch sử, - là đại biểu của Quốc Hội khóa I ? V ( 1945 - 1975) - là giám đốc đầu tiên của Đài TH TPHCM.
Cụ Ngô Tử Hạ- Đại biểu cao tuổi nhất của Quốc Hội khóa I - cầm càng xe đi quyên góp gạo cứu đói năm 1946
?
2. Giải quyết nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính
Thảo luận nhóm
Nhóm 1: Chủ trương, biện pháp của Đảng, Chính phủ để giải quyết nạn đói? Kết quả?
Nhóm 2: Chủ trương, biện pháp của Đảng, Chính phủ để giải quyết nạn dốt? Kết quả?
Nhóm 3: Chủ trương, biện pháp của Đảng, Chính phủ để giải quyết khó khăn tài chính? Kết quả?
a/ Giải quyết nạn đói
Biện pháp trước mắt: quyên góp, điều hòa thóc gạo, nghiêm trị đầu cơ. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước “ Nhường cơm sẻ áo”; phong trào lập “Hủ gạo cứu đói”, tổ chức “ Ngày đồng tâm”.
Biện pháp lâu dài: kêu gọi “ Tăng gia sản xuất”, “ Tấc đất tấc vàng”, giảm tô 25%, giảm thuế đất 20%, tạm cấp ruộng đất bỏ hoang cho nông dân thiếu ruộng, chia lại ruộng đất công.
> Kết quả: nạn đói được đẩy lùi một bước.
Nhân dân Nam Bộ quyên góp gạo giúp đồng bào bị đói ở Bắc Bộ (10. 1945)
Mít tinh cứu đói tháng 11/ 1945 ở Hà Nội
b. Giải quyết nạn dốt
- Hồ Chí Minh kí sắc lệnh lập Nha bình dân học vụ (8/9/1945), kêu gọi nhân dân cả nước tham gia phong trào xóa nạn mù chữ.
Trường học các cấp từ phổ thông đến đại học sớm được khai giảng, nội dung và phương pháp giáo dục bước đầu đổi mới theo tinh thần dân tộc dân chủ.
> Kết quả: cuối 1946, cả nước có 76 nghìn lớp học, xóa mù chữ cho 2,5 triệu người.
Thư gửi các cháu học sinh
nhân ngày khai trường 9- 1945

“ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”

( Hồ Chí Minh)
Đồ dùng dạy học trong lớp “ Bình dân học vụ”
Một lớp bình dân học vụ
Phát động phong trào chống nạn thất học ở Hà Nội 1945
c. Gi?i quy?t khĩ khan v? t�i chính
Biện pháp trước mắt: kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân xây dựng “Quỷ độc lập”, “ Tuần lễ vàng”.
> Kết quả: nhân dân đã tự nguyện đóng góp được 370 kg vàng và 20 triệu vào “ Qũy độc lập”; 40 triệu vào “Quỹ đãm phụ quốc phòng”.
Biện pháp lâu dài: ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam. Tháng 11/1946, lưu hành tiền Việt Nam.
Giấy bạc do chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phát hành năm 1946
* � nghia, t�c d?ng c?a c�c ch? truong tr�n
- Bản chất ưu việt : nhà nước do dân, vì dân
- Tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân ta.
- Thể hiện tài năng lãnh đạo của Đảng – Bác…
- Củng cố chính quyền về mọi mặt , tạo điều kiện cho ta đối phó với kẻ thù.

Câu hỏi
Theo em, sự kiện nào dưới đây thể hiện lần đầu tiên nhân dân ta được thực hiện quyền làm chủ của mình?
a/. Chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh 1930-1931
b/. Thời kỳ vận động dân chủ 1936- 1939
c/. Sự kiện Tổng tuyển cử 6/1/1946
d/. Cả 3 ý trên đều đúng
Thuận lợi - Nhân dân ta dược làm chủ, gắn bó với chế độ mới - Nước ta có Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo - Hệ thống XHCN đang hình thành
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Xê Kô Là Ta
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)