Bài 17. Kiểm tra Tiếng Việt

Chia sẻ bởi Trần Hải Yến | Ngày 17/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Kiểm tra Tiếng Việt thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GD&ĐT HÀM THUẬN BẮC
TRƯỜNG PT DTNT HÀM THUẬN


(Không kể thời gian phát đề)
KIỂM TRA 45 PHÚT - NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN NGỮ VĂN – KHỐI LỚP 6
Thời gian làm bài : 45 phút



Họ và tên học sinh :............................................................... Số báo danh : ...................


(Thí sinh trả lời bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng.)
I - PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nguyên Nhân chính nào dẫn đến cuộc đánh nhau giữa Thuỷ Tinh và Sơn Tinh?
A. Vua Hùng không công bằng trong việc đặt ra sính lễ.
B. Hùng Vương kén rể
C. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thuỷ Tinh.
D. Thuỷ Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ.
Câu 2: Nhân vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người Lạc Việt thời kỳ vua Hùng dựng nước?
A. Lao động sản xuất và sáng tạo văn hoá. B. Giữ gìn ngôi vua.
C. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên. D. Chống giặc ngoại xâm.
Câu 3: Những truyện cổ dân gian nào sau đây là truyện cổ dân gian nước ngoài?
A. Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng
B. Con Rồng, cháu Tiên: Bánh chứng, bánh giầy; Mị Châu- Trọng Thủy.
C. Treo cổ, lợn cưới, áo mới, Thầy bói xem voi
D. Tấm Cám, Cây khế, Cây tre trăm đốt, Thạch Sanh
Câu 4: Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?
A. Đề cao sự phát triển nhanh chóng và chiến thắng vĩ đại của cuộc kháng chiến.
B. Thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc của cuộc kháng chiến.
C. Đề cao vai trò của ngững người có công giúp Lê Lợi chiến thắng.
D. Thể hiện sự vất vã của Lê Lợi trong việc tìm vụ khí chiến đấu.
Câu 5: Nội dung nổi bật nhất trong truyện Sơn Tinh,thuỷ Tinh là gì?
A. Các cuộc chiến tranh chấp nguồn nước, đất đai giữa các bộ tộc.
B. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta.
C. Sự ngưỡng mộ Sơn Tinh và lòng căm ghét Thuỷ Tinh.
D. Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh.
Câu 6: Chi tiết nào dưới đây không liên quan đến hiện thực lịch sử?
A. Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cọi nước ta.
B. Từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi.
C. Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng.
D. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phủ Động được gọi là làng Gióng.
Câu 7: Truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh rõ nhất quan điểm và ước mơ gì của nhân dân ta?
A. Vũ khí hiện đại để giết giặc. B. Người anh hùng đánh giặc cứu nước.
C. Tình làng nghĩa xóm. D. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng.
Câu 8: Trong các loại truyện cổ dân gian đã học, theo em những truyện nào thường có yếu tố hoang đường kì ảo?
A. Truyền thuyết, cổ tích B. Truyện cười
C. Truyện ngụ ngon D. Truyện cười, truyện ngụ ngôn
Câu 9: Đặc điểm chủ yếu của truyền thuyết để phân biệt với thần thoại là gì?
A. Nhân vật và hành động của nhân vật không có màu sắc thần thánh.
B. Nhân vật là thần thánh hoặc là người.
C. Gắn liền với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
D. Truyện không có yếu tố hoang đường, kì ảo
Câu 10: Thánh Gióng được coi là biểu tượng gì của tinh thần dân tộc?
A. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống giặc ngoại xâm.
B. Sức mạnh trỗi dậy phi thường khi vận nước lâm nguy.
C. Đoàn kết một lòng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
D. Sức mạnh thần kỳ của tinh thần và hành động yêu nước.
Câu 11: Ước mơ nổi bật của nhân dân lao động trong Cây bút thần là gì?
A. Thay đổi hiện thực. B. Sống yên lành.
C. Thoát khỏi áp bức bóc lột. D. Về khả năng kỳ diệu của con người.
Câu 12: Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng “cái bọc trăm trứng” là gì?
A. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà.
B. Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc.
C. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam.
D. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang.
II - PHẦN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hải Yến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)