Bài 17. Hô hấp ở động vật

Chia sẻ bởi Ninh Nông Nghia | Ngày 09/05/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Hô hấp ở động vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Trường THPT Ba Bể
Sinh học 11
Người thực hiện : Ninh Nông Nghĩa
Giảng dạy các lớp: 11A5
HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
NINH NÔNG NGHĨA
Tiết 18 Bài:17
Chọn phương án đúng trong các phương án sau đây khi nói về hô hấp
I/ H ô hấp là gì ?
A- Là quá trình tiếp nhận O2 và CO2 của cơ thể từ môi trường sống và giải phóng ra năng lượng
B- Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để oxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài
C- Hô hấp là quá trình tế bào sử dụng các chất khí như O2, CO2 để tạo năng lượng cho các hoạt động sống
D- Hô hấp là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ O2 và CO2 cung cấp cho các quá trình oxi hóa các chất trong tế bào
I/ Hô hấp là gì?
Hô hấp ở động vật gồm:
Hô hấp ngoài :
Trao đổi khí giữa cơ thể với
môi trường ngoài theo cơ chế khuếch tan cung cấp O2 cho hô hấp tế bào thải CO2 từ hô hấp tế bào ra ngoài
Hô hấp trong:
Xảy ra bên trong tế bào (ti thể)
Hô hấp ở động vật gồm mấy giai đoạn?
I/ Hô hấp là gì ?
II-Bề mặt trao đổi khí
Bề mặt trao đổi khí là bộ phận cho từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào (hoặc máu)và khuếch tán từ tế bào (hoặc máu ) ra ngoài.
O2
CO2
Hiệu quả TĐK liên quan đến các đặc điểm sau của bề mặtTĐK:
+ Bề mặt trao đổi khí(TĐK) rộng.
+ Bề mặt TĐK mỏng và ẩm ướt.
+ Bề mặt TĐK có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.
+ Có sự lưu thông khí.
I/ Hô hấp là gì ?
III/ Các hình thức hô hấp
II/ Bề mặt trao đổi khí
1, Hô hấp qua bề mặt cơ thể(động vật đơn hoặc đa bào bậc thấp)
O2
CO2
Quá trình TĐK ở giun đất diễn ra như thế nào?
+ Động vật đơn bào: Khí O2 và CO2 được khuếch tán qua bề mặt tế bào.
+ Động vật đa bào bậc thấp: Khí O2 và CO2 được khuếch tán qua bề mặt cơ thể.
2, Hô hấp bằng ống khí
Châu chấu.
1.Hãy mô tả quá trình trao đổi khí ở côn trùng?
Đại diện: côn trùng
Đặc điểm:
Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống có chứa không khí. Các ống dẫn phân nhánh nhỏ dần và tiếp xúc trực tiếp với tế bào khí O2 và CO2 được trao đổi qua hệ thống ống khí. Sự thông khí thực hiện nhờ sự co dãn ở phần bụng.
2, Hô hấp bằng mang
(Quan sát hình 17.3 và 17.4)Đối chiếu với 4 đặc điểm đảm bảo hiệu quả TĐK của mang cá xương đạt hiệu quả cao
-Các đặc điểm bề mặt trao đổi khí(mang) của cá:
+ Gồm có các cung mang trên các cung mang có phiến mang có bề mặt mỏng chúa nhiều mao mạch khí O2 trong nước khuếch tán qua mang vào máu và khí CO2 khuếch tán từ máu qua mang vào nước.
Dòng nước đi qua mang một cách liên tục nhờ sự đóng mở của miệng, nắm mang và diềm nắp mang dòng nước chảy bên ngoài mao mạch ngược chiều với dòng máu chảy trong mao mạch làm tăng hiệu quá trao đổi khí.
III. Các hình thức Hô hấp
4. Hô hấp bằng phổi.
-Đại diện: Bò sát, chim,thú,(kể cả người).
-Đặc điểm:
- Động vật sống trên cạn thuộc lớp Bò sát, Chim, Thú : Ở thú phổi có nhiều phế nang phế nang có bề mặt mỏng và chứa nhiều mao mạch máu. Phổi chim có nhiều ống khí. Khí O2 và CO2 được trao đổi qua bề mặt phế nang.
- Sự thông khí chủ yếu nhờ các cơ hô hấp co dãn làm thay đỏi thể tích khoang thân (bò sát) khoang bụng(chim) hoặc lồng ngực (thú). Hoặc sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng (lưỡng cư).
Nhờ hệ thống túi khí mà phổi chim luôn có không khí giàu O2 cả khi hít vào và thở ra.
*Củng cố.
1.Nếu bắt giun đất để trên mặt đất khô,giun sẽ nhanh bị chết.Tại sao?
Ở nơi khô làm cho da của giun đất bị khô dẫn đến O2 và CO2 không khuếch tán được qua da và giun nhanh bị chết.
2.Phổi của thú có hiệu quả TĐK hiệu quả hơn ở phổi của lưỡng cư và bò sát là do:
a.Phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn.
b.Phổi thú có cấu trúc lớn hơn.
c.Phổi thú có khói lượng lớn hơn.
d.Vì phổi thú có nhiều phế nang ,diện tích bề
mặt trao đổi khí lớn.
* Dặn dò:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ninh Nông Nghia
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)