Bài 17. Hô hấp ở động vật

Chia sẻ bởi Vi Thị Bội | Ngày 09/05/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Hô hấp ở động vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Bài 17:
Hô hấp ở động vật





Nội dung bài học
Khái niệm hô hấp ở động vật
Các hình thức hô hấp ở động vật
Bề mặt trao đổi khí
Củng cố
Khái niệm hô hấp ở động vật
Khái niệm
Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngòai để ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các họat động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài
2. Các dạng hô hấp

- Hô hấp ngoài: quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường thông qua bề mặt trao đổi khí: da, mang, phổi...
- Hô hấp trong: bao gồm trao đổi khí giữa tế bào với máu và hô hấp tế bào.

II. Bề mặt trao đổi khí
1- Khái niệm bề mặt trao đổi khí:
Bộ phận cho ôxi từ môi trường ngoài khuyếch tán vào trong tế bào hoặc máu và CO2 khuyếch tán từ tế bào hoặc máu ra ngoài gọi là bề mặt trao đổi khí.
2- Đặc điểm bề mặt trao đổi khí:
S/ V > : Bề mặt trao đổi khí rộng.
Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuyếch tán qua.
Có nhiều mao mạch và sắc tố hô hấp
Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ O2 và CO2 để các khí đó dễ dàng khuyếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
3- Hiệu quả trao đổi khí:
- Bề mặt trao đổi khí quyết định hiệu quả trao đổi khí.
- Bề mặt trao đổi khí ở động vật khác nhau thì khác nhau nên hiệu quả trao đổi khí cũng khác nhau.


III. Các hình thức hô hấp ở động vật
Hô hấp qua bề mặt cơ thể









Đại diện: động vật đơn bào, động vật đa bào có tổ chức thấp như thủy tức, giun.
Đặc điểm: Chưa có cơ quan hô hấp
+ Trao đổi khí trực tiếp qua bề mặt cơ thể
2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí
2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí
Đại diện: Côn trùng
Đặc điểm:
+ Cơ quan hô hấp là hệ thống ống khí.
+ Trao đổi khí trực tiếp giữa tế bào với ống khí nhỏ nhất.
3. Hô hấp bằng mang
Cách sắp xếp mao mạch trong mang:
Mao mạch chạy song song và ngược chiều với dòng nước chảy qua buồng mang
Miệng và nắp mang đóng mở nhịp nhàng  dòng nước chảy một chiều:
Từ miệng qua mang
-Thở ra: cá ngậm miệng lại, nền hầu nâng đưa nước ra khe mang, nấp mang ép lại, cơ co bóp, nấp mang mở ra nước thoát ra ngoài.
-Thở vào: Xoang miệng và hầu hạ xuống, thể tích xoang hầu tăng, áp lực giảm, nước đi vào miệng.

Trao đổi Oxy và CO2 qua các phiến mang theo cơ chế ngược dòng.
Cá có thể nhận 80% Oxy hòa tan.
Cá xương có thể lấy hơn 80% lượng O2 có trong nước đi qua mang
Đại diện: Cá, trai, ốc, tôm, cua...
Đặc điểm:
+ Cơ quan hô hấp là mang
+ Trao đổi khí diễn ra giữa các phiến nang với môi trường
Ngoài 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí, cá xương còn có thêm 2 đặc điểm làm tăng hiệu quả trao
đổi khí là : 
+ Miệng và diềm nắp mang phối hợp nhịp nhàng để tạo dòng nước lưu thông từ miệng qua mang. 
+ Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang. 
4. Hô hấp bằng phổi
Đại diện: Lưỡng cư, bò sát, chim, thú...
Đặc điểm:
+ Cơ quan hô hấp chủ yếu là phổi
+ Trao đổi khí diễn ra ở phế nang
Củng cố
Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1:Động vật nào sau đây vừa thở bằng phổi vừa hô hấp qua da? 
A. Cóc 
B. Cá sấu 
C. Cá heo 
D. Rùa

Đáp án: A
Câu 2: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào dưới đây trao đổi khí hiệu quả nhất 
A. Phổi của động vật có vú 
B. Phổi và da của ếch nhái 
C. Phổi của bò sát 
D. Da của giun đất 


Đáp án: A
Câu 3: Nếu bắt giun đất lên mặt đất khô ráo giun sẽ nhanh bị chết. Tại sao? 


Gợi ý trả lời:  
Nếu bắt giun đất để lên bề mặt đất (nơi khô ráo) giun sẽ nhanh chết vì: 
Trong điều kiện khô ráo bề mặt da giun sẽ bị khô (không còn ẩm ướt). Khi da giun bị khoog thì O2 và CO2 không khuếch tán được tức là giun không hô hấp được nên chết.
Thank you!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vi Thị Bội
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)