Bài 17. Chương trình con và phân loại
Chia sẻ bởi Phạm Thị Thúy Kiều |
Ngày 25/04/2019 |
138
Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Chương trình con và phân loại thuộc Tin học 11
Nội dung tài liệu:
Tiết PPCT 42: Bài 18. VÍ DỤ VỀ CÁCH VIẾT VÀ SỬ DỤNG
CHƯƠNG TRÌNH CON Tiết 1
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết được cấu trúc chung và vị trí của thủ tục trong chương trình.
- Phân biệt được tham số giá trị và tham số biến.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được các thành phần trong đầu của thủ tục.
- Nhận biết được hai loại tham số hình thức trong đầu của thủ tục.
- Biết cách khai báo hai loại chương trình con cùng với tham số hình thức của chúng.
- Sử dụng đúng lời gọi chương trình con trong thân chương trình chính.
3. Thái độ:
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Thuyết trình, vấn đáp.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp: Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số.
2. Bài cũ: So sánh hàn và thủ tục. Cấu trúc của chương trình con.
3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo Viên và Học Sinh
Nội Dung
* Hoạt động: Cách viết và sử dụng thủ tục.
GV: Chiếu chương trình ví dụ lên bảng (Ví dụ VD-thutuc1, trang 96). Giới thiệu cho học sinh cấu trúc thủ tục vị trí khai báo của thủ tục, lời gọi thủ tục.
HS: Quan sát, theo dõi ví dụ.
GV: Tìm hiểu cấu trúc thủ tục.
- Hỏi: Vị trí của thủ tục nằm ở phần nào trong chương trình chính?
Trả lời:
Quan sát ví dụ, suy nghĩ và trả lời.
- Nằm ở phần khai báo, sau phần khai báo biến.
GV: Hỏi: Cấu trúc của thủ tục gồm mấy phần?
HS: Trả lời
Ba phần: Tên thủ tục, khai báo của thủ tục và phần thân của thủ tục.
GV: Hỏi: Phân biệt giống và khác nhau giữa chương trình con và chương trình chính?
HS: Trả lời
- Giống: Cấu trúc chung.
- Khác: Trong phần tên: Từ khóa đặt tên Procedurre, có các tham số.
GV: Giới thiệu cấu trúc chung của thủ tục.
Procedure tên_thủ_tục(danh sách các tham số);
Các khai báo của thủ tục;
Begin
Các lệnh của thủ tục;
End;
HS: Quan sát và ghi nhớ cấu trúc chung.
GV: Lời gọi thủ tục ta viết ở phần nào trong chương trình?
Trong phần thân kết thúc End;
HS: Trong phần thân của chương trình chính.
GV: Tìm hiểu tham số hình thức và tham số thực sự.
GV: Chiếu ví dụ 2, VD_thutuc2, sách giáo khoa trang 98.
- Yêu cầu học sinh nhận xét về thủ tục ve_hcn của ví dụ này với ví dụ trước.
HS: Quan sát ví dụ trên bảng.
Thủ tục ve_hcn ở ví dụ này có các tham số chdai, chrong
GV: Diễn giải: Khai báo này cho phép thủ tục ve_hcn thực hiện vẽ được nhiều hình chữ nhật có kích thước khác nhau.
GV: Hỏi: Quan sát chương trình cho biết, trong chương trình chính ta vẽ được tất cả bao nhêu hình chữ nhật.
HS: Trả lời.
- Vẽ được 6 hình chữ nhật.
- Tham số chdai, chrong được gọi là tham số hình thức.
- Trong lời gọi thủ tục các tham số hình thức được thay bằng các tham số thực sự.
So sánh các tham số của lời gọi ve_hcn(5,10); và ve_hcn(a,b);
HS: Tham số thực sự trong thủ tục ve_hcn(5,10); là các hằng số còn trong thủ tục ve_hcn(a,b); là các biến.
GV: Tìm hiểu tham số giá trị và tham số biến.
- Diễn giải: Tham số có hai chức năng: đưa dữ liệu vào cho chương trình con hoặc đưa dữ liệu chương trình con tìm được ra.
GV: Hỏi: Các tham số trong ví dụ 2 thuộc loại nào?
HS: Là tham số biến.
GV: Chiếu chương trình VD_thambien1, sách giáo khoa trang 99.
GV: Hỏi: Các tham số x,y thuộc loại nào?
GV: Diễn giải: Trong lời gọi thủ tục, các tham số hình thức được thay bằng các tham số thực sự tương ứng là tên các biến chứa dữ liệu ra được gọi là các tham số biến.
GV: Hỏi: x, y là tham số giá trị hay tham số biến?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Thúy Kiều
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)