Bài 17. Chương trình con và phân loại

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Huệ | Ngày 10/05/2019 | 60

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Chương trình con và phân loại thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

Giáo viên hướng dẫn:???????????????
Giáo sinh thực tập: Nguyễn Thị Huệ
Email: [email protected]
Chương VI.
Chương trình con và lập trình có cấu trúc.
Tiết 17. Chương trình con và phân loại
(2 tiết)
Nguyễn Thị Huệ
2 - Chương trình con và phân loại
[email protected]
Nội dung chính
Khái niệm chương trình con
Lợi ích của việc sử dụng chương trình con
Phân loại và cấu trúc chương trình con
Ghi nhớ và củng cố bài học
Bài tập về nhà
Nguyễn Thị Huệ
3 - Chương trình con và phân loại
[email protected]
1. Khái niệm chương trình con
Để viết chương trình giải các bài toán lớn và phức tạp người lập trình có thể chia thành nhiều bài toán nhỏ, mỗi bài toán nhỏ là một dãy các lệnh mô tả những thao tác nhất định (gọi là chương trình con). Sau đó tổng hợp các chương trình con thành chương trình chính.

Bài toán lớn

Bài toán con n
Bài toán con 1
Bài toán con 2
Nguyễn Thị Huệ
4 - Chương trình con và phân loại
[email protected]
1. Khái niệm chương trình con
Xét bài toán: Tong= an+ bm+ cp+ dq. Trong bài toán này có thể chia thành 4 bài toán con tính lần lượt các lũy thừa: an, bm, cp, dq. Nhưng nếu làm theo chương trình con thì có thể rút gọn và ta chỉ cần tính lũy thừa cho hai số u và số nguyên v một cách tổng quát (uv).

a_mu_n:= 1;
For i:=1 to n do
a_mu_n:= a_mu_n*a;
Để tính tổng trên cần 4
đoạn lệnh như vậy.
Để giải quyết vấn đề này ta sẽ sử dụng đến chương trình con?
Nguyễn Thị Huệ
5 - Chương trình con và phân loại
[email protected]
1. Khái niệm chương trình con
Chương trình con là một dãy lệnh mô tả một số thao tác nhất định và có thể được thực hiện từ nhiều vị trí trong chương trình.
Chương trình con thực chất là một tập các lệnh để giải quyết một bài toán con góp phần giải quyết bài toán lớn hơn bằng một chương trình.
Trong bài tính tổng: Tong= an+ bm+ cp+ dq. Nếu viết theo chương trình bình thường thì ta sẽ có chương trình bằng ngôn ngữ Pascal như sau:
Luythua1.pas
Vậy thì chúng ta sẽ sử dụng chương trình con như thế nào để tối ưu bài toán vừa đặt ra?
Nguyễn Thị Huệ
6 - Chương trình con và phân loại
[email protected]
2. Lợi ích của việc sử dụng chương trình con
Tránh việc phải viết lặp đi lặp lại cùng một dãy lệnh.
Hỗ trợ việc thực hiện các chương trình lớn.
Phục vụ cho quá trình trừu tượng hóa.
Mở rộng khả năng ứng dụng của ngôn ngữ.
Thuận tiện cho phát triển, nâng cấp chương trình.
Nguyễn Thị Huệ
7 - Chương trình con và phân loại
[email protected]
3. Phân loại và cấu trúc chương trình con
Ví dụ như các hàm: sin(x), sqrt(x), length(s),…
Chương trình con
Hàm (Function)
Là chương trình con thực
hiện một số thao tác nào
đó và trả vềmột giá trị qua
tên của nó.
Thủ tục (Procedure)
Là chương trình con thực
hiện các thao tác nhất định
nhưng không trả về giá trị
nào qua tên của nó.
Ví dụ như các thủ tục vào/ra chuẩn hay thủ tục xử lý xâu: writeln, delete, insert, readln,…
a. Phân loại
Nguyễn Thị Huệ
8 - Chương trình con và phân loại
[email protected]
3. Phân loại và cấu trúc chương trình con
Phần đầu là tên của chương trình con.
Phần khai báo có thể khai báo biến cho dữ liệu vào ra, các hằng, biến dùng trong chương trình con.
Phần thân của chương trình con là dãy câu lệnh thực hiện để với những dữ liệu đầu vào ta nhận được kết quả đầu ra như mong muốn.

[]

b. Cấu trúc chương trình con
Nguyễn Thị Huệ
9 - Chương trình con và phân loại
[email protected]
Một số khái niệm
Tham số hình thức: các biến được khai báo cho dữ liệu vào/ra của chương trình con.
Biến cục bộ (biến địa phương): là các biến được khai báo để dùng riêng trong chương trình con.
Biến toàn cục: là các biến được khai báo trong chương trình chính.
Lưu ý: Một chương trình con có thể hoặc không có tham số hình thức hoặc biến cục bộ.
Nguyễn Thị Huệ
10 - Chương trình con và phân loại
[email protected]
3. Phân loại và cấu trúc chương trình con
Khi thực hiện một chương trình con, ta cần phải có lệnh gọi nó tương tự lệnh gọi hàm hay thủ tục chuẩn, bao gồm tên chương trình con với tham số là các hằng, biến chứa dữ liệu vào và ra tương ứng với các tham số hình thức.
Ví dụ:



Lưu ý: Khi thực hiện chương trình con, các tham số hình thức dùng để nhập dữ liệu vào sẽ nhận giá trị của tham số thực sự tương ứng, còn các tham số hình thức dùng để lưu trữ dữ liệu ra sẽ trả giá trị đó cho tham số thực sự tương ứng.
Sqr(
121)
Tên chương trình con
Tham số thực sự
c. Thực hiện chương trình con.
Nguyễn Thị Huệ
11 - Chương trình con và phân loại
[email protected]
4. Ghi nhớ và củng cố bài học
Khái niệm chương trình con
Những lợi ích của chương trình con.
Phân loại chương trình con.
Thủ tục (Procedure).
Hàm (Function).
Cấu trúc chung của chương trình con.

[]

Một số khái niệm liên quan tới tham số hình thức, biến toàn cục, biến cục bộ, tham số thực sự.
Biết cách thực hiện chương trình con.
Nguyễn Thị Huệ
12 - Chương trình con và phân loại
[email protected]
5. Bài tập về nhà
Xem kĩ bài hôm nay đã học.
Đọc tiết 18: Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con.
Bài tính tổng: Tong= an+ bm+ cp+ dq. Chúng ta nên sử dụng loại chương trình con nào cho phù hợp? Tại sao?
Thế nào là biến toàn cục, biến cục bộ, tham số hình thức?
[email protected]
Thank You !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Huệ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)