Bài 17 : Chương trình con

Chia sẻ bởi Đỗ Hoàng Sang | Ngày 10/05/2019 | 156

Chia sẻ tài liệu: Bài 17 : Chương trình con thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

Chào mừng thầy và các bạn đến với
Bài thuyết trình nhóm 7


Chương trình con
Mục lục:
1. Mở đầu
2. Định nghĩa và lợi ích chương trình con
3. Phân loại chương trình con.
4. Cấu trúc chương trinh con.
- Phần khai báo
- Phần thân
5. Các tham số của chương trình con.
6. Cách việt và sử dụng thủ tục
7. Cách viết và sử dụng hàm

MỞ ĐẦU
Có thể có rất nhiều cách để giải một bài toán. Nhưng nhìn chung, để giải toán, dù bằng cách nào ta cũng phải đi qua từng bước.
Vì vậy, có thể chia một bài giải thành nhiều phần (modules) khác nhau và ta sẽ thực hiện giải bài theo từng phần một.

VD: Có 12 con bò và 15 con vịt, hỏi có tất cả bao nhiêu chân ? ^^
Để giải bài toán trên, có rất nhiều cách:
C1: Tìm số chân bò, tìm số chân vịt, tính tổng.
C2: Tìm số chân vịt, tìm số chân bò, tính tổng.
C3: Tính gộp.

CHƯƠNG TRÌNH CON LÀ GÌ ?
Lập trình cũng là một công việc giải toán, Ta cũng có thể chia một chương trình lớn thành nhiều chương trình con để tiện thao tác và kiểm soát

Thuật ngữ Tin học gọi đây là việc lập chương trình con:

Chöông trình con laø moät daõy leänh moâ taû moät soá thao taùc nhaát ñònh vaø coù theå ñöôïc thöïc hieän (ñöôïc goïi) töø nhieàu vò trí trong chöông trình
L?I ÍCH C?A VI?C L?P CHUONG TRÌNH CON
Tránh việc phài lặp đi lặp lại cùng một dãy lệnh.
Hỗ trợ việc thực hiện chương trình chính: Có thể phân CT lớn thành nhiều CT nhỏ giao cho nhiều người cùng làm để tiết kiệm thời gian.
Phục vụ cho quá trình trường tượng hoá: Người dùng có thể sử dung các kết quả của chương trình con mà không cần quan tâm các chương trình con dó được cài đặt như thế nào.
Mở rộng khả năng ngôn ngữ: Các ngôn ngữ lập trình cung cấp phương thức đóng gói các chương trình con nhằm cung cấp câu lệnh mới cho người dùng sử dụng.
Thuận tiện cho phát triển và nâng cấp: Do chương trình chính được tạo nên bởi các chương trình con nên dễ đọc, dễ hiểu, dễ kiểm tra và hiệu chỉnh. Việc chỉnh sữa một chương trình con không ảnh hưởng đến các chương trình con khác.
PHÂN LOẠI CHƯƠNG TRÌNH CON
* Hàm (function) là chương trình con thực hiện một số thao tác nào đó , và trả về một giá trị qua tên của nó.
VD: sin (x) nhận giá trị x và trả về giá trị là sin của x.

* Thủ tục (procedure) là chương trình con thực hiện các thao tác nhất định nhưng không trả về giá trị nào qua tên của nó.
VD: writeln, readln, delete, insert,...
Cấu trúc chương trình con
_Cấu trúc chương trình con tương tự chương trình,nhưng nhất thiết phải có tên và phần đầu khai báo tên, nếu là hàm thì phải khai báo kiểu dữ liệu cho giá trị trả về của hàm.

-Một chương trình con có cấu trúc như sau:

[]

Cấu trúc chương trình con
Phần khai báo
-Phần khai báo có thể khai báo biến cho dữ liệu vào và ra, các hàng và biến dùng trong chương trình con.

-Vd:
Var Luythua2,Luythua1:real;
a,b:real;
m,n:integer;
Cấu trúc chương trình con
Phần thân
-Phần thân trong chương trình con là dãy câu lệnh thực hiện để từ những dữ liệu vào ta nhận được dữ liệu ra hay kết quả mong muốn.

-Vd:
progam VD_Hcn;
Procedure Ve_Hcn;
Begin
writeln(`*******`);
writeln(`* *`);
Writeln(*******`);
End;
Các tham số của chương trình con
- Tham số hình thức: là biến khai báo cho dữ liệu vào ra của chương trình con.Bao gồm: biến toàn cụa và biến cụa bộ.
. Biến toàn cục: biến được sử dụng trongtoàn bộ chương trình chính.
. Biến cục bộ: biến được sử dụng trong chương trình con.

-Tham số thực sự: là giá trị cụ thể của biến đó tại thời gian chạy.
Cách viết và sử dụng thủ tục
Cấu trúc thủ tục như sau:

procedure [()]
[]
Begin
[]
End;

Mời thầy và các bạn cùng xem ví dụ bên dưới:
Cách viết và sử dụng hàm
Hàm sẽ trả về giá trị kết quả được gán theo tên hàm
Hàm có cấu trúc tương tự thủ tục:

function [()]:;
[]
Begin
[]
End;

Mời thầy và các bạn cùng xem ví dụ dưới đây:


ÔN TẬP
Sau khi đã nghe thuyết minh về chương trình con, chúng ta cùng trả lời một số câu hỏi sau đây nhé:

1. Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa tham số hình thức và tham số thực sự?
Tham số hình thức: là biến được sử dụng trong chương trình con.
Tham số thực: là giá trị thực của biến đó khi cho chạy chương trình.

2. Hãy nêu điểm khác nhau cơ bản giữa hàm và thủ tục:
Hàm: luôn trả về giá trị được gán với tên hàm.
Thủ tục: không trả về giá trị



3. Câu hỏi thông minh: Nếu muốn lập trình giải bài toán lúc đầu chúng tôi đưa ra (số bò, vịt có thể thay đổi), bạn sẽ sử dụng đến hàm, hay thủ tục?
Bài thuyết trình đến đây kết thúc

Cảm ơn thầy và các bạn
đã chú ý lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Hoàng Sang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)