Bài 17. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945)
Chia sẻ bởi Nguyễn Đình Hào |
Ngày 10/05/2019 |
147
Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945) thuộc Lịch sử 11
Nội dung tài liệu:
Tuần: 19
Tiết PPCT: 19
Ngày soạn: 14/01/2008
Ngày dạy: 18/01/2008
Chương IV:
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II
( 1939 – 1945)
Bài : 17
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
(1939 – 1945) ( 2 tiết)
I. Con đường dẫn đến chiến tranh.
1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược từ 1931- 1937.
- Sự hình thành phe Trục và các hoạt động của chúng.
HS nhắc lại hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.
Câu hỏi: Để có đồng minh các nước phát xít đã làm gì?
+ Trong những năm 30 của thế kỉ XX các nước phát xít đã liên kết với nhau thành một liên minh phát xít Đức - Ý - Nhật ( hay còn gọi là phe Trục: Béc lin – Rôma – Tôkiô)
+ Sau khi liên minh hình thành phe này tiến hành các hoạt động quân sự và xâm lược nhiều vùng trên thế giới. VD: Năm 1937 Nhật xâm lược toàn lãnh thổ Trung Quốc. Năm 1935 Ý xâm lược Ê-ti-ô-pia, cùng với Đức can thiệp vào Tây Ban Nha. Đức lên kế hoạch thành lập nước “Đại Đức” bao gồm các vùng đất trên thế giới
Câu hỏi: Vậy sau khi phe Trục hình thành thì phe Trục có những hành động gì?
Câu hỏi: Trong hoàn cảnh đó các nước lớn có thái độ như thế nào? Đối với Liên Xô, đối với Anh, Pháp, Mĩ ( học sinh thảo luận 2 phút)
- Thái độ của các nước lớn.
+ Liên Xô chủ trương liên kết với Anh, Pháp chống phát xít, chống chiến tranh.
+ Anh, Pháp, Mĩ có thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ đối với các nước phát xít nhằm đẩy chiến tranh về phía Liên xô.
Câu hỏi: với thái độ nhượng bộ của Anh, pháp, Mĩ nó đã để lại hậu quả gì?
Với thái độ nhượng bộ đó các nước phát xít tự do thực hiện các kế hoạch chiến tranh của mình.
2. Từ Hội nghị Muy ních đến chiến tranh thế giới.
Gv giảng : Trong kế hoạch thành lập nước “Đại Đức” Hit le muốn trước hết xâm lược các nước có người Đức sinh sống như Áo, Tiệp, Ba Lan.
- Hội nghị Muy ních.
Câu hỏi: Nội dung chính của Hội nghi Muy ních là gì?
+ Thời gian: 29/09/1938.
+ Đại biểu là những người đứng đầu chính phủ Anh, Pháp, Ý, Đức, đại biểu Tiệp Khắc đến tiếp nhận và thi hành hiệp định.
+ Nội dung: Anh, Pháp trao vùng Xuy đéc cho Đức
Câu hỏi thảo luận:
Các em có đánh giá như thế nào về Hiệp định Muy ních?
Đây là đỉnh cao của chính sách thỏa hiệp của các nước Anh, Pháp đối với Đức, hi vọng bằng sự bán rẻ quyền lợi của Tiệp Khắc cho Đức ngoài việc tránh sự đối đầu với Đức mà còn chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Nhưng trên thực tế không như vậy. Đồng thời đây cũng thể hiện sự bất lực của chính phủ Tiệp Khắc.
Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược lẫn nhau ( 23/08/1939)
Câu hỏi: Tại sao Đức lai đề nghị kí với Liên Xô hiệp ước không xâm lược lẫn nhau và được Liên Xô chấp nhận?
+ Âm mưu của Đức tránh phải đụng độ với nhiều đối thủ,
+ Đối với Liên Xô đây biện pháp tốt nhất để bảo vệ lợi ích quốc gia, chính biện pháp này làm thất bại âm mưu của Anh,Pháp muốn mượn tay Đức để tiêu diệt Liên Xô.
Câu hỏi thảo luận: như vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới lần thứ II?
Như vậy, nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II; Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933 dẫn đến sự hình thành các nước phát xít và chính sách thỏa hiệp của các nước Anh, Pháp, Mỹ tạo điều kiện cho các nước phát xít phát động chiến tranh.
II. Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ và lan rộng ở Châu Âu ( từ tháng 09/1939 – 06/1941)
1. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm Châu Âu ( từ 09/1939 – 09/1940).
- 4h45’ ngày 01/09/1939 Đức tấn công Ba Lan, ngày 03 Anh, Pháp… tuyên chiến với Đức chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ với ưu thế hơn về mọi mặt Đức tiêu diệt được Ba Lan sau gần 1 tháng.
( GV giới thiệu về Ba Lan và cuộc chiến tranh ngồi)
Câu hỏi: sau khi chiếm được Ba Lan phát xít Đức đã chuyển hướng chiến lược chiến tranh như thế nào?
- Từ 04/1940 quân Đức chuyển hướng tấn công sang phía tây tiêu diệt các nước tư bản Bắc Âu và Tây Âu,
Đến tháng 07/1940 phát xít Đức tấn công Anh nhưng không đạt được mục đích.
Câu hỏi: Vì sao Đức lại không giành thắng lợi khi tấn công Anh?
(ưu thế về không quân, hải quân, ra đa, sự giúp đỡ của Mĩ)
2. Phe phát xít bành trướng ở Đông và Nam Âu ( từ tháng 09/1940 – 06/1941)
- Để củng cố khối phát xít tháng 09/1940 các nước phát xít đã kí hiệp ước tam cường Đức – Ý - Nhật tại Béc lin.
Câu hỏi: Nội dung của hiệp ước là gì?
Nội dung: Bảo vệ lẫn nhau và phân chia ảnh hưởng.
- Từ tháng 10/1940 Đức chuyển sang thôn tính các nước Đông và Nam Âu, các nước này trở thành chư hầu của Đức. Đức đã chuẩn bị mọi mặt cho viễc xâm lược Liên Xô.
GV sơ kết bài học
Tiết PPCT: 19
Ngày soạn: 14/01/2008
Ngày dạy: 18/01/2008
Chương IV:
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II
( 1939 – 1945)
Bài : 17
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
(1939 – 1945) ( 2 tiết)
I. Con đường dẫn đến chiến tranh.
1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược từ 1931- 1937.
- Sự hình thành phe Trục và các hoạt động của chúng.
HS nhắc lại hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.
Câu hỏi: Để có đồng minh các nước phát xít đã làm gì?
+ Trong những năm 30 của thế kỉ XX các nước phát xít đã liên kết với nhau thành một liên minh phát xít Đức - Ý - Nhật ( hay còn gọi là phe Trục: Béc lin – Rôma – Tôkiô)
+ Sau khi liên minh hình thành phe này tiến hành các hoạt động quân sự và xâm lược nhiều vùng trên thế giới. VD: Năm 1937 Nhật xâm lược toàn lãnh thổ Trung Quốc. Năm 1935 Ý xâm lược Ê-ti-ô-pia, cùng với Đức can thiệp vào Tây Ban Nha. Đức lên kế hoạch thành lập nước “Đại Đức” bao gồm các vùng đất trên thế giới
Câu hỏi: Vậy sau khi phe Trục hình thành thì phe Trục có những hành động gì?
Câu hỏi: Trong hoàn cảnh đó các nước lớn có thái độ như thế nào? Đối với Liên Xô, đối với Anh, Pháp, Mĩ ( học sinh thảo luận 2 phút)
- Thái độ của các nước lớn.
+ Liên Xô chủ trương liên kết với Anh, Pháp chống phát xít, chống chiến tranh.
+ Anh, Pháp, Mĩ có thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ đối với các nước phát xít nhằm đẩy chiến tranh về phía Liên xô.
Câu hỏi: với thái độ nhượng bộ của Anh, pháp, Mĩ nó đã để lại hậu quả gì?
Với thái độ nhượng bộ đó các nước phát xít tự do thực hiện các kế hoạch chiến tranh của mình.
2. Từ Hội nghị Muy ních đến chiến tranh thế giới.
Gv giảng : Trong kế hoạch thành lập nước “Đại Đức” Hit le muốn trước hết xâm lược các nước có người Đức sinh sống như Áo, Tiệp, Ba Lan.
- Hội nghị Muy ních.
Câu hỏi: Nội dung chính của Hội nghi Muy ních là gì?
+ Thời gian: 29/09/1938.
+ Đại biểu là những người đứng đầu chính phủ Anh, Pháp, Ý, Đức, đại biểu Tiệp Khắc đến tiếp nhận và thi hành hiệp định.
+ Nội dung: Anh, Pháp trao vùng Xuy đéc cho Đức
Câu hỏi thảo luận:
Các em có đánh giá như thế nào về Hiệp định Muy ních?
Đây là đỉnh cao của chính sách thỏa hiệp của các nước Anh, Pháp đối với Đức, hi vọng bằng sự bán rẻ quyền lợi của Tiệp Khắc cho Đức ngoài việc tránh sự đối đầu với Đức mà còn chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Nhưng trên thực tế không như vậy. Đồng thời đây cũng thể hiện sự bất lực của chính phủ Tiệp Khắc.
Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược lẫn nhau ( 23/08/1939)
Câu hỏi: Tại sao Đức lai đề nghị kí với Liên Xô hiệp ước không xâm lược lẫn nhau và được Liên Xô chấp nhận?
+ Âm mưu của Đức tránh phải đụng độ với nhiều đối thủ,
+ Đối với Liên Xô đây biện pháp tốt nhất để bảo vệ lợi ích quốc gia, chính biện pháp này làm thất bại âm mưu của Anh,Pháp muốn mượn tay Đức để tiêu diệt Liên Xô.
Câu hỏi thảo luận: như vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới lần thứ II?
Như vậy, nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II; Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933 dẫn đến sự hình thành các nước phát xít và chính sách thỏa hiệp của các nước Anh, Pháp, Mỹ tạo điều kiện cho các nước phát xít phát động chiến tranh.
II. Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ và lan rộng ở Châu Âu ( từ tháng 09/1939 – 06/1941)
1. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm Châu Âu ( từ 09/1939 – 09/1940).
- 4h45’ ngày 01/09/1939 Đức tấn công Ba Lan, ngày 03 Anh, Pháp… tuyên chiến với Đức chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ với ưu thế hơn về mọi mặt Đức tiêu diệt được Ba Lan sau gần 1 tháng.
( GV giới thiệu về Ba Lan và cuộc chiến tranh ngồi)
Câu hỏi: sau khi chiếm được Ba Lan phát xít Đức đã chuyển hướng chiến lược chiến tranh như thế nào?
- Từ 04/1940 quân Đức chuyển hướng tấn công sang phía tây tiêu diệt các nước tư bản Bắc Âu và Tây Âu,
Đến tháng 07/1940 phát xít Đức tấn công Anh nhưng không đạt được mục đích.
Câu hỏi: Vì sao Đức lại không giành thắng lợi khi tấn công Anh?
(ưu thế về không quân, hải quân, ra đa, sự giúp đỡ của Mĩ)
2. Phe phát xít bành trướng ở Đông và Nam Âu ( từ tháng 09/1940 – 06/1941)
- Để củng cố khối phát xít tháng 09/1940 các nước phát xít đã kí hiệp ước tam cường Đức – Ý - Nhật tại Béc lin.
Câu hỏi: Nội dung của hiệp ước là gì?
Nội dung: Bảo vệ lẫn nhau và phân chia ảnh hưởng.
- Từ tháng 10/1940 Đức chuyển sang thôn tính các nước Đông và Nam Âu, các nước này trở thành chư hầu của Đức. Đức đã chuẩn bị mọi mặt cho viễc xâm lược Liên Xô.
GV sơ kết bài học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đình Hào
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)