Bài 17. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945)

Chia sẻ bởi Đỗ Danh Tuyến | Ngày 10/05/2019 | 101

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945) thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

Chương IV.

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
(1939 - 1945)
Bài 17.

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)
I. Con đường dẫn đến chiến tranh.

II. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng ở châu Âu (Từ 9/1939 - 6/1941)

III. Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (6/1941 – 11/1942)

IV. Quân Đồng minh chuyển sang phản công. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (11/1942 – 8/1945)

V. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai.

I. CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH.

1. Các nước phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược (1931 - 1937).

Từ 1930 - 1939, phe phát xít hình thành, gây chiến tranh xâm lược ở nhiều nơi, chuẩn bị chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Khai thác Lược đồ Đức – Italia – gây chiến và bành trướng từ 10/1935 – 8/1939
“Mâu thuẫn tam giác” Liên Xô – phát xít - đế quốc dân chủ.

Liên Xô muốn hợp tác với Anh, Pháp nhưng bị họ từ chối. Liên Xô ủng họ các nước chống phát xít.

Anh, Pháp dung dưỡng, thoả hiệp với phát xít. Mĩ “trung lập.”

Phát xít lợi dụng, chuẩn bị chiến tranh TG
2. Từ Hội nghị Muyních đến
Chiến tranh thế giới.
3/1939, Đức chiếm xong Áo và gây ra vụ Xuyđét để thôn tính Tiệp Khắc.

29/9/1938, Hội nghị Muyních được triệu tập, Anh, Pháp cắt Xuyđét của Tiệp Khắc cho Đức.
Hội nghị Muyních 29/9/1938
Câu hỏi: Theo em, Hội nghị Muyních được nhìn nhận như thế nào ?
Hội nghị này cho thấy sự dung dưỡng, thoả hiệp của khối Anh, Pháp, Mĩ đối với phe phát xít nhằm hy vọng phát xít đánh Liên Xô.
3/1939, Đức chiếm toàn bộ Tiệp Khắc.

23/8/1939, Hiệp ước Xô - Đức không xâm phạm lẫn nhau.
Cuộc biểu dượng lực lượng của phát xít Đức
năm 1936 ở Nurember
Câu hỏi:
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến
Chiến tranh thế giới thứ hai ?
Nguyên nhân sâu xa của chiến tranh TG thứ hai là sự phát triển không đều giữa các cường quốc về kinh tế và chính trị, sự bất công trong Hệ thống Vecxai – Oasinhtơn, tham vọng về thuộc địa của phe phát xít.
II. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI BÙNG NỔ VÀ LAN RỘNG Ở CHÂU ÂU
(TỪ 9/1939 – 6/1941)
Phát xít Đức tấn công Balan và xâm chiếm châu Âu (từ 9/1939 – 9/1940)

Rạng sáng 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

Đây là chiến tranh đế quốc, xâm lược và phi nghĩa.

Giai đoạn đầu, phe phát xít giành ưu thế. Đức chiếm xong Ba Lan (9/1939), Đan Mạch, Na Uy, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua (4/1940), Pháp (6/1940)
Câu hỏi: Quan sát hình 44 trang 93 và hình dưới đây em hãy phát biểu suy nghĩ của mình.
Quân Đức tiến vào Pari tháng 6/1940
Tháng 7/1940, Đức thực hiện “kế hoạch sư tử biển” đánh Anh.

2. Phe phát xít bành trướng ở Đông và Nam Âu (9/1940 – 6/1941)
Tháng 9/1940, Hiệp ược Tam cường Đức – Iatlia - Nhật Bản được kí.

Từ tháng 10/1940, Hítle chuyển sáng thôn tính các nước Đông và Nam Âu.

Đến hè năm 1941, Đức đã chiếm phần lớn châu Âu, chuẩn bị xong mọi điều kiện để tấn công Liên Xô.
III. CHIẾN TRANH LAN RỘNG KHẮP THẾ GIỚI (6/1941 – 11/1942)
Phát xít Đức tấn công Liên Xô, chiến sự ở Bắc Phi.

Mặt trận Xô - Đức.

22/6/1941, Đức huy động 5,5 triệu quân với gần 8.000 máy bay, xe tăng bất ngờ tấn công Liên Xô.
Đức tấn công Liên Xô ngày 22/6/1941
Cuộc duyệt binh lịch sử tại Quảng trường Đỏ - Liên Xô ngày 7 /11/1941
6/12/1941, Liên Xô phản công ở Matxcơva thắng lợi.

Đức chuyển xuống bao vây Xtalingrat.

Xtalingrát
Câu hỏi
Em suy nghị gì về diễn biến mặt trận Xô - Đức từ tháng 6/1941 - giữa năm 1942 ?
b) Mặt trận Bắc Phi
Từ tháng 9/1940, quân Italia tấn công Ai Cập, cuộc chiến ở thế giằng co.
2. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ. Chiến sự ở Bắc Phi
Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ.

9/1940, Nhật xâm lược Đông Dương.

7/12/1941, Nhật tấn công Mĩ ở Trân Châu Cảng. Mĩ tham chiến, Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ
Lược đồ Trân Châu Cảng 1941
Nhật tấn công Mĩ ở Trân Châu cảng 7/12/1941
Tổng thống Mĩ Rudơven kí bản tuyên chiến với Nhật (12/1941)
Tổng thống Rudơven đọc lời tuyên chiến với Nhật tại Nghị viện Mĩ (12/1941)

Câu hỏi: Vì sao Mĩ tham chiến muộn ?

- Từ tháng 12/1941 – 5/1942, Nhật đã nhầu vùng ở Đông Nam Á, Thái Bình Dương


Câu hỏi: Quan sát Lược đồ chiến trường châu Á – Thái Bình Dương và rút ra nhận xét.
b) Mặt trận Bắc Phi
Từ tháng 9/1940, Italia đã tấn công Ai Cập.

Từ khi Mĩ tham chiến, đứng về phe Anh, cuộc chiến ở Ai Cập trong thế giằng co.

10/1942, liên quân Anh – Mĩ đánh bại liên quân Đức – Italia tại En Alamen và chuyển sang phản công.
3. Khối Đồng minh chống phát xít hình thành.
Ngày 1/1/1942, Mặt trận Đồng minh chống phát xít ra đời gồm 26 nước, trong đó có Liên Xô, Mĩ, Anh...

Tính chất chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi từ phi nghĩa giữa các đế quốc thành chính nghĩa đối với lực lượng Đồng minh
ĐỒNG MINH LIÊN XÔ, MỸ, ANH
IV. QUÂN ĐỒNG MINH CHUYỂN SANG PHẢN CÔNG. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI KẾT THÚC
(11/1942 – 8/1945)
1. Quân đồng minh phản công (11/1942 – 6/1944).
Mặt trận Xô - Đức.

Từ 11/1942 – 2/1943, Liên Xô mở chiến dịch phản công ở Xtalingrat thắng lợi, mở ra bước ngoặt của chiến tranh, Đồng minh tấn công đồng loạt trên các mặt trận.
Trận Xtalingrat (11/1942 – 3/1943)
Chiến thắng ở vòng cung Cuôcxcơ (5/7 – 23/8/1943)

Đến tháng 6/1944, phần lớn lãnh thổ Liên Xô đã được giải phóng.
Câu hỏi
Em biết gì về Chiến thắng ở Xtalingrat và ở vòng cung Cuốcxcơ ?
b) Mặt trận Bắc Phi - Italia
Từ tháng 3 – 5/1943, quân Mĩ và Anh đánh bại hoàn toàn quân Đức và Italia ở Bắc Phi.

Tháng 7/1943, Mĩ và Anh mở chiến dịch Xixilia. Mutxôlini bị tống giam ở Rôma, chính phủ mới của Iatlia ra đời và đầu hàng Đồng minh.

Quân Đức giải thoát cho Mutxôlini, lập lại chế độ phát xít ở miền Bắc Italia
c) Mặt trận Thái Bình Dương
Quân Mĩ đánh bại quân Nhật ở Gu-a-đan-ca-nan (8/1942 – 1/1943), tạo ra bước ngoặt trên mặt trận này.

Mĩ tiếp tục phản công và đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương.
2. Phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc.
a) Mặt trận Xô - Đức.

- Đầu 1944, Liên Xô tổng phản công, giải phóng lãnh thổ mình, truy kích quân Đức giải phóng các nước Đông Âu.

- Từ tháng 1/1945, Liên Xô bắt đầu tiến đánh vào nước Đức.

- 26 – 30/4/1945, Liên Xô mở chiến dịch Béclin thắng lợi, cắm quốc kì của mình lên nóc nhà Quốc hội Đức, Hítle tự sát
Hồng quân Liên Xô

cắm cờ chiến thắng

lên nóc nhà Quốc hội

Đức 11h45 ngày

30/4/1945
b) Mặt trận phía Tây
6/6/1944, quân Mĩ – Anh đổ bộ vào Pháp, nước Pháp được giải phóng, nền Cộng hoà thứ 4 ra đời.

Tiếp đó, quân Mĩ – Anh giải phóng các nước Tây Âu.

Từ tháng 2/1945, Mĩ – Anh bắt đầu tấn công vào nước Đức.

4 - 11/2/1945, Hội nghị Ianta.
Xtalin – Rudơven - Sớcxin tại Hội nghị Ianta
(4 – 11/2/1945)

Quân đội ANh – Mĩ gặp Hồng quân Liên Xô ở Toócgâu (bờ sông Enbơ)

Ngày 9/5/1945, chính phủ mới ở Đức kí văn bản đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, chiến tranh chấm dứt ở châu Âu.
Các tướng Mĩ và Liên Xô ngày 7/5/1945 tại Đức
Đức kí văn kiện đầu hàng Đồng minh 9/5/1945
Máy bay B29 Mĩ dùng đánh phá nước Nhật từ mùa thu 1944
c) Mặt trận Thái Bình Dương.
Từ mùa thu 1944, Mĩ – Anh đánh chiếm Miến Điện và quần đảo Philíppin, đánh phá nước Nhật.

Cuối tháng 7/1945, Liên Xô, Mĩ và Anh họp Hội nghị Pôtxđam.


Ngày 6 và 9/8/1945, Mĩ nem bom nguyên tử xuống Nhật.

Bom nguyên tử của Mĩ năm 1945
Một nạn nhân của bom nguyên tử
Hirôsima bị bom nguyên tử tàn phá
Câu hỏi
Em có suy nghĩ gì về hành động Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật.

Mục đích của hành động này đối với Mĩ ?
Ngày 9/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật, sau 1 tuần đánh bại 70 vạn quân Nhật ở Mãn Châu (đông bắc Trung Quốc)

15/8/1945, Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Nhật kí văn kiện đầu hàng Đồng minh 15/8/1945
V. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Chiến tranh chấm dứt với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghãi phát xít và thắng lợi thuộc về phe Đồng minh

Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt phát xít.

Là cuộc chiến tranh lớn nhất và để lại hậu quả nặng nề nhất trong lịch sử loài người
Chiến tranh đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới
Câu hỏi
Chiến tranh kết thúc đã tác động đến tình hình thế giới như thế nào ?

Liên hệ với tình hình Việt Nam khi Chiến tranh kết thúc ?
Củng cố và bài tập
Phân tích vai trò của Liên Xô, vai trò của Anh, Mỹ trong việc đánh bại CNPX ?

2. Em có nhận xét gì về việc Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hirôsima và Nagasaki của Nhật Bản ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Danh Tuyến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)