Bài 17. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945)

Chia sẻ bởi Lê Thanh Quang | Ngày 10/05/2019 | 136

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945) thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG IV
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
(1939 – 1945)
BÀI 17: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI(1939 – 1945)
MỤC TIÊU CỦA BÀI:
1. Hiểu được những nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
2. Diễn biến và kết quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai(1939 – 1945).
3. Đánh giá được vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
4. Lập bảng so sánh giữa hai cuộc chiến tranh thế giới trên các mặt ( Các nước tham chiến, Số người tham gia vào quân đội, Số người chết và bị thương, Thiệt hại về kinh tế…).
I – CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH
Các nước phát xít đẩy mạnh
xâm lược (1931 – 1937).
- Các nước phát xít đã liên kết
với nhau hình thành trục Beclin – Tokyo – Roma.
- Khối này tăng cường các hoạt động quân sự và mở các cuộc chiến tranh xâm lược ở nhiểu nơi.
+ Nhật chiếm Trung Quốc.
+ Italia chiếm Etiôpia, tham chiến với Đức ở Tây Ban Nha.
+ Đức âm mưu thiết lập một nước Đại Đức ở Châu Âu.
- Thái độ của các nước lớn như Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ.
+ Liên Xô coi chủ nghĩa phát
xít là kẻ thù nguy hiểm và chủ
trương liên kết với các nước
Anh, Pháp để chống lại nguy cơ chiến tranh.
+ Các nước Anh, Pháp,Mĩ thực hiện chính sách dung dưỡng, thỏa hiệp nhằm chĩa mũi nhọn chiến tranh vào phía Liên Xô.



I – CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH
2. Từ hội nghị Muy – nich đến chiến tranh thế giới.
- Ngày 29/09/1938 hội nghi Muy – nich được triệu tập với sự tham gia của Anh, Pháp, Đức, Italia, Tiệp Khắc.
+ Hiệp định giữa Anh, Pháp với Đức được kí kết qua đó vùng Xuyđét trao trả cho Đức đổi lấy việc Hitler chấm dứt thôn tính Châu Âu.
- Ngày 23/08/1939 bản Hiệp ước Xô – Đức “Không xâm lược lẫn nhau” đã được kí kết.

Hội nghị Muy – nich 29/09/1938
Lược đồ Đức-Italia gây chiến và bành trướng(10/1935 – 8/1939)
Nguyên nhân đưa tới chiến tranh bùng nổ:
+ Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
+ Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít.
+ Thái độ, chính sách thỏa hiệp nhượng bộ của Anh, Pháp, Mĩ.
II – CHIẾN TRANG THẾ GIỚI THỨ HAI BÙNG NỔ VÀ LAN RỘNG Ở CHÂU ÂU (09/1939 – 09/1940)
1. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm Châu Âu
(09/1939 – 09/1940)
Đức tấn công Ba Lan.
Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ
04/ 1940
Đức chuyển hướng tấn công từ Đông sang Tây.
Chiếm hầu hết các nước Bắc và Tây Âu (Đan Mạch, Nauy, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua và Pháp).
07/1940
Đức tiến đánh nước Anh nhưng không thực hiện được.
II – CHIẾN TRANG THẾ GIỚI THỨ HAI BÙNG NỔ VÀ LAN RỘNG Ở CHÂU ÂU (09/1939 – 09/1940)
2. Phe phát xít bành trướng ở Đông Nam Âu (09/1940 – 06/1941)
- Tháng 09/1940 Hiệp ước Béc lin kí kết liên minh quân sự phát xít được thắt chặt, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược và phân chia khu vực ảnh hưởng (Đức – Italia ở Châu Âu, Nhật Bản ở Châu Á – Thái Bình Dương).
- Tháng 10/1940 Đức tiến hành thôn tính các nước Đông và Nam Âu như Rumani, Bungari, Hungari; Italia thôn tính Nam Tư.
- Hè năm 1941 phát xít Đức đã thống trị phần lớn Châu Âu.
III – CHIẾN TRANH LAN RỘNG KHẮP THẾ GIỚI
(06/1941 – 11/1942)
Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến sự ở Bắc Phi.
Mặt trận Xô – Đức.
Ngày 22/06/1941 bất ngờ Đức tấn công và tràn sâu vào lãnh thổ Liên Xô.
- Tháng 12/1941 Hồng Quân Liên Xô phản công đẩy quân Đức ra khỏi cửa ngõ thủ đô. Đập tan chiến lược “chớp nhoáng của Đức”
Hướng tấn công của Đức ngày 22/06/1941
Huy động tới 5,5 triệu quân với gần 8.000 máy bay
- Đức chuyển mũi nhọn xuống bao vây Xtalingrat.
- Sau 2 tháng bao vây nhưng không chiếm được thành phố Xtalingrat.
III – CHIẾN TRANH LAN RỘNG KHẮP THẾ GIỚI
(06/1941 – 11/1942)
B) Mặt trận Bắc Phi:
- Tháng 09/1940 quân đội Italia tấn công Ai Cập.
- Cuộc chiến giằng co giữa liên quân Đức – Italia và liên quân Anh – Mĩ.
- Liên quân Anh – Mĩ giành ưu thế và chuyển sang phản công toàn mặt trận.
III – CHIẾN TRANH LAN RỘNG KHẮP THẾ GIỚI
(06/1941 – 11/1942)
2. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ.
- Tháng 09/1940 Nhật tiến đánh Đông Dương dẫn tới quan hệ Nhật – Mĩ trở lên căng thẳng.
- Tháng 07/1941 Nhật bất ngờ tấn công Chân Châu Cảng (căn cứ hải lục không quân của Mĩ ở Thái Bình Dương), Tiêu diệt gần hết hạm đội của Mĩ, buộc Mĩ phải tham chiến.
Chiến tranh Thái Bình Dương Bùng nổ.
Tổng thống Rudơven kí và đọc tuyên chiến với Nhật Bản
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Quang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)