Bài 17. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945)

Chia sẻ bởi chu thị hồng | Ngày 10/05/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945) thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:



CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 1
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2: GIAI ĐOẠN I
CÁC THÀNH VIÊN:
Nông Diệu Hoa
Chu Thị Hồng
Hoàng Thị Hảo
Hà Minh Dung
Lý Thị Cẩm Huệ
Vương Tiến Chi
7. Hoàng Thị An
Giảng viên hướng dẫn: Cô Kim Ngọc Thu Trang
NỘI DUNG CHÍNH
Con đường dẫn đến
DIỄN BIẾN: Giai đoạn 1
I. CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH
1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931 – 1937)
- Đầu những năm 30, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản liên kết thành liên minh phát xít (Trục Béc-lin - Rô-ma - Tô-ki-ô), tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới:

+ Nhật xâm lược Trung Quốc

+ I-ta-li-a xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban Nha (1936 – 1939), hỗ trợ lực lượng phát xít Phran-cô đánh bại chính phủ Cộng hoà.

+ Đức xé bỏ hoà ước Vec-xai, hướng tới mục tiêu lập một nước “Đại Đức” bao gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở Châu Âu.
Liên Xô chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh nhưng bị từ chối.
Anh, Pháp, Mỹ đều muốn giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình. Anh, Pháp thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Mĩ với “Đạo luật trung lập (1935) không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ.
Anh, Pháp, Mĩ nhượng bộ phát xít
Các nước phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược trên thế giới
Phát xít lợi dụng tình hình gây chiến tranh
2. Từ Hội nghị Muy – ních đến chiến tranh thế giới
Sau khi sáp nhập Áo vào Đức, Hitle gây ra vụ Xuy- đét để thôn tính Tiệp Khắc.
Ngày 29/9/1938, Hội nghị Muy – ních được triệu tập
Anh và Pháp kí hiệp định trao cho Đức vùng Xuy – đét để đổi lấy việc Đức không tấn công châu Âu
Ngày 23/8/1939, để thuận lợi cho việc xâm lược châu Âu, Đức đã kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược nhau với Liên Xô
Hội nghị Muy – ních năm 1938
* Ý nghĩa:
- Hội nghị Muy-ních là đỉnh cao của chính sách nhượng bộ phát xít nhằm tiêu diệt Liên Xô của Mĩ – Anh.
-Thể hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc (kể cả Anh - Pháp - Mĩ và Đức - Italia - Nhật Bản) trong việc tiêu diệt Liên Xô.
=> Nguyên nhân chiến tranh thế giới thứ 2
* Nguyên nhân sâu xa:
-Tác động của quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa,so sánh lực lượng trong thế giới tư bản thay đổi căn bản.
-Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa.
- Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1932 làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.
- Châm ngòi chiến tranh là chính phủ phát xít Đức, Ý, Nhật
- Chính sách dung dưỡng thỏa hiệp đối với phát xít của các nước tư bản phương Tây đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít phát động chiến tranh.

II. DIỄN BIẾN

1. Giai đoạn thứ nhất ( 9/1939 – 6/1941) xâm chiếm châu Âu, mở rộng chiến tranh ở Đông Nam Á và Bắc Phi.

a. Phát Xít Đức tấn công Ba Lan, xâm chiếm các nước Bắc Âu và Tây Âu ( từ tháng 9 - 1939 đến tháng 9 - 1940

- Rạng sáng 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan. Với sức mạnh quân sự và kế hoạch chớp nhoáng, sau gần 1 tháng Đức chiếm đóng Ba lan.

- 3/9/1939 Anh – Pháp tuyên chiến với Đức => chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ.

- Tháng 4/1940 Đức chuyển hướng tấn công từ phía đông sang phía tây, chiếm hầu hết các nước tư bản châu Âu như Đan Mạch, Na Uy, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua và đánh thẳng vào nước Pháp.
- Tháng 7/1940 quân Đức thực hiện kế hoạch tiến đánh nước Anh. Tuy nhiên Đức không thực hiện được
Đức hành quân vào Ba Lan sau khi chiến sự bắt đầu ngày 01 tháng 9 năm 1939
Binh sĩ Đức diễu hành qua Warsaw, Ba Lan sau khi chiếm đóng được thành phố này năm 1939.
Quân Đức tiến vào Pari
Anh
Pháp
Đức
Hà Lan
Đan Mạch
Na Uy
Thụy Điển
Tiệp Khắc
Ba Lan
Áo
Hunggari
Nam Tư
Hy Lạp
Bungari
Rumali
Matxcơva
LIÊN XÔ
Lêningrat
Phần Lan
Italia
Angiêri
Libi
Ai Cập
LƯỢC ĐỒ QUÂN ĐỨC TẤN CÔNG BA LAN, CHIẾM CÁC NƯỚC BẮC ÂU VÀ TÂY ÂU (1939 – 1941)
1/9/1939
9/4/1940
10/5/1940
10/5/1940
7/1940
2. Phe Trục củng cố liên minh, mở rộng xâm lược ở Đông Nam Âu, Đông Á và Bắc Phi (9/1940 – 6/1941)

- Tháng 9/1940, Hiệp ước Tam cường Đức – Iatlia - Nhật Bản được kí tại Beclin, để phân chia khu vực ảnh hưởng và khối liên minh quân sự.

Ký kết liên hiệp khối Trục: Saburo Kurusu (đại sứ Nhật tại Đức), Galeazzo Ciano (Ngoại trưởng Ý) và Adolf Hitler (Quốc trưởng Đức)
QUÂN ĐỨC ĐÁNH CHIẾM CHÂU ÂU
- Từ 10-1940, Đức chuyển tấn công sang hướng Đông và hoàn thành xâm lược các nước Đông và Nam Âu.
Hy Lạp
- Đến hè năm 1941, Đức đã chiếm phần lớn châu Âu, chuẩn bị xong mọi điều kiện để tấn công Liên Xô.
- Ở Đông Á , tháng 9/1940 Nhật gửi tối hậu thư cho Pháp ở Đông Dương. Chính phủ Pháp chấp nhận yêu sách, Nhật vào Bắc Kì (VN)=> cầu nối chuẩn bị xâm lược Đông Nam Á.
- Ở Bắc Phi, tháng 9/1940 quân Ý từ Libi(Ý) tấn công Ai Cập (Anh). Cuối năm 1940 Anh phản công tiến vào Libi. Quân Đức phải Đưa “ Quân đoàn châu Phi” sang cứu viện cho Ý. Liên quân Đức – Ý phản công đẩy lùi quân Anh.
- Các nước Rumali, Hunggari, Bungari thành chư hầu của Đức và bị quân Đức chiếm đóng
- 4/1941 Đức chiếm Nam Tư và Hy Lạp
Đức tăng viện thiết giáp IV cho “Quân đoàn châu
Phi”
=> Như vậy, trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh, với ưu thế áp đảo về quân sự, phe phát xít giành được quyền chủ động tấn công trên mặt trận Tây Âu và Bắc Phi
- Áp đảo sự thống trị của mình ở khu vực Tây và Trung Âu.
- Trật tự của chủ nghĩa phát xít đã được thiết lập trên phần lớn lãnh thổ châu Âu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: chu thị hồng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)