Bài 17. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945)

Chia sẻ bởi lê thị nhàn | Ngày 10/05/2019 | 91

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945) thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:








Môn: Lịch Sử

Trường trung học phổ thông Dĩ An
Kiểm tra bài cũ
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Thời gian nước Lào giành được độc lập?
A: 8/1945
B: 9/1945
C: 10/1945
Câu 2: Những năm 30 của thế kỉ XX, cách mạng Lào, Căm-pu-chia do đảng nào lãnh đạo?
A: Đảng cộng sản Lào
B: Đảng cộng sản Đông Dương
C: Đảng cộng sản Căm-pu-chia
Câu 3: Mã Lai và Miễn Điện đã bị đế quốc nào xâm lược?
A: Pháp
B: Tây Ban Nha
C: Anh
Bài 17: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939-1945)
Mục tiêu bài học
1: Kiến thức
HS cần nắm được :
- Những nguyên nhân dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Những nét lớn về diễn biến về cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (các giai đoạn, các mặt trận chính và những bước ngoặt quan trọng trong tiến trình của Chiến tranh thế giới thứ hai).
- Kết cục của chiến tranh và tác động của nó đối với loài người sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
2: Kĩ năng


- Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ và tường thuật diễn biến những cuộc chiến quan trọng trên lược đồ.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định và so sánh các sự kiện lịch sử.

3: Thái độ, tình cảm, tư tưởng

- Giáo dục cho HS có nhận thức đúng đắn về chiến tranh.
- Học sinh cần hiểu rõ hậu quả nghiêm trọng mà cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã gây ra cho nhân loại.
- Từ đó HS có ý thức chống chiế có chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình.
- Học sinh có tinh thần học tập tinh thần chiến đấu ngoan cường và dũng cảm của quân đội và nhân dân các nước chống chủ nghĩa phát xít, giành độc lập dân tộc và bảo vệ hòa bình thế giới.
Bố cục bài học
I/ Con đường dẫn tới chiến tranh
1. Các nước Phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931-1937)
2. Từ hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới
II/ Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ và lan rộng ở châu Âu (9/1939-6/1941)
Nội dung bài học
I/ Con đường dẫn tới chiến tranh
Italia
Đức
Nhật Bản
CÂU 1: Các nước lớn nào đã liên kết với nhau tạo thành phe liên minh phát xít?
Lược đồ chiến tranh thế giới lần thứ II
CÂU 2: Các nước đế quốc phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược như thế nào?
Trong những năm 30, các nước phát xít Đức – Italia - Nhật Bản đã liên minh với nhau hình thành khối Trục phát xít “Béc-lin - Rô ma - Tôkiô”, đẩy mạnh các hoạt động quân sự và gây chiến trang xâm lược ở nhiều khu vực trên thế giới.
+ Nhật chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc.
+ Italia xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban Nha (1936 - 1939).
+ Chính phủ Hítle công khai xé bỏ Hòa ước Véc xai, hướng tới thành lập một nước “Đại Đức” bao gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở châu Âu.
Trùm phát xít Hítle
2. Từ hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới.
CÂU 3: Trình bày về vụ Xuy – đét, đánh giá của em về sự kiện này như thế nào?
Tháng 3/1938, Đức thôn tính Áo, sau đó Hít le gây ra vụ Xuy-đét nhằm thôn tính Tiệp Khắc.
Liên Xô muốn Anh, Pháp cùng hợp lực ủng hộ Tiệp Khắc chống Đức nhưng Anh, Pháp yêu cầu Tiệp Khắc nhượng bộ Đức.
- Ngày 29/9/1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập gồm đại diện 4 nước Anh, Pháp, Đức, Italia.
- Tại hội nghị một hiệp định được kí kết với nội dung chính là: Anh - Pháp trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức. Đổi lại, Đức cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu.
 Hội nghị Muy-ních là đỉnh cao của chính sách dung túng, nhượng bộ phát xít của Mĩ - Anh – Pháp, đồng thời thể hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc (kể cả Anh - Pháp - Mĩ và Đức - Italia - Nhật Bản) trong việc tiêu diệt Liên Xô.
=> Như vậy, Đức đã phản bội lại hiệp định Muy-ních, thực hiện mưu đồ thôn tính châu Âu trước rồi mới dốc toàn lực đánh Liên Xô sự nhượng bộ của Anh, Pháp tại Hội nghị Muy-ních càng làm cho Đức hung hăng, hiếu chiến hơn.
Thái độ của các nước lớn.
+ Liên Xô: coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất, chủ trương hợp tác với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, kiên quyết đứng về phía các nước bị chủ nghĩa phát xít xâm lược.
+ Anh, Pháp: Vì muốn giữ trật tự thế giới có lợi cho mình nên không thành thật hợp tác với Liên Xô, thực hiện chính sách nhân nhượng phát xít hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.
+ Mĩ: với đạo luật trung lập (8/1935) giới cầm quyền Mĩ thi hành chính sách không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ.
Hội nghị Muy ních
CÂU 4: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai là gì ?


-Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1932 làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.
- Tháng 3/1939 Đức đưa quân thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc rồi ráo riết chuẩn bị tấn công Ba Lan.  Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ.
II/ Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ và lan rộng ở châu Âu (9/1939-6/1941)


1. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm châu Âu ( từ tháng 9 – 1939 đến tháng 9 – 1940).
CÂU 5: Trình bày về sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ hai và phát xít Đức đã xâm chiếm châu Âu như thế nào?
- Ngày 1-9-1939, Đức tấn công Ba Lan với chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng”.
Ngày 3-9-1939, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. CTTG thứ II bùng nổ.
=> Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu.
Đức tấn công Ba Lan 9/1939
- Trong khi đó, ở phía Tây nước Đức, quân Anh, Pháp dàn trận nhưng không tấn công “ tuyên nhưng không chiến” từ tháng 9 – 1939 đến tháng 4 – 1940, lịch sử thường gọi đó là “ cuộc chiến tranh kì quặt”.
+ Anh, Pháp hi vọng rằng sau khi chiếm xong Ba Lan, Đức sẽ đánh Liên Xô.
- Nhưng trái với dự kiện của Anh, Pháp tháng 4 – 1940, Đức chuyển từ phía đông sang phía tây để chiếm hầu hết các nước châu Âu: Đan Mạch, Na Uy, Bỉ, Hà Lan, Luých-xăm-bua và đánh thẳng vào nước Pháp.
+ Nước Pháp bại trận, sau 6 tuần chiến đấu đã phải kí hiệp định đình chiến (22 – 6 – 1940), sau đó Đức chiếm đóng 3\4 đất Pháp.
- Chính phủ pê-tanh đầu hàng, làm tay sai cho Đức.
- Tháng 7 – 1940, Đức thực hiện kế hoạch tiến đánh nước Anh. Nhưng do không quân và hải quân của Anh mạnh đồng thời Anh được Mĩ viện trợ ( bắt đầu từ 9 – 1940 ) cho nên kế hoạch đổ bộ của Đức lên đất Anh không thực hiện được.
- Phe phát xít bành trướng ở Đông và Nam Âu ( từ tháng 9 – 1940, đến tháng 6 – 1941).
- Để củng cố lực lượng của phe phát xít, tháng 9 – 1940, Hiệp ước Tam cường: Đức - I-ta-li-a – Nhật Bản đã được kí kết tại Béc-lin.
• Hiệp ước quy định nếu một trong ba nước bị tấn công thì hai nước kia phải lập tức trợ giúp nước đó về mọi mặt.
• Liên minh phát xít công khai phân chia thế giới ( Đức và I-ta-li-a chiến châu Âu, Nhật chiếm Viễn Đông).
- Từ tháng 10 – 1940, Đức thôn tính các nước Đông và Nam châu Âu.
- Hè 1941, phe phát xít đã thống trị phần lớn châu Âu, phát xít Đức đã chuẩn bị xong mọi điềukiện để tấn công Liên Xô.
Lược đồ chiến tranh thế giới lần thứ II
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: lê thị nhàn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)