Bài 17. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945)
Chia sẻ bởi Trần Đình Huy |
Ngày 10/05/2019 |
106
Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945) thuộc Lịch sử 11
Nội dung tài liệu:
Giáo viên: Trần Đình Huy
Lớp 11 Toán 1
Chào mừng quý thầy cô đến dự giờ Lịch sử 11
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hít-le Mút-xô-li-ni Hirô-Hitô
(1889-1945) (1883-1945) (1901-1989)
Sớc-sin Ru-dơ-ven Xta-lin
(1874-1965) (1882-1945) (1878-1953)
LỊCH SỬ 11
Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939 – 1945 )
Nữ thần tự do
Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Nữ thần tự do
I. CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH
II. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI BÙNG NỔ VÀ LAN RỘNG Ở
CHÂU ÂU (9/1939- 6/1941)
III. CHIẾN TRANH LAN RỘNG KHẮP THẾ GIỚI (6/1941- 11/1942)
IV. QUÂN ĐỒNG MINH CHUYỂN SANG PHẢN CÔNG. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI KẾT THÚC (11/1942 – 8/1945)
V. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Nữ thần tự do
I. CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH
1. Các nước phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược (1931 – 1937)
- Trong những năm 30 của thế kỉ XX, liên minh phát xít hình thành gồm Đức- Ý- Nhật, tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931-1937)
I. CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH
Đầu những năm 30, các nước phát xít có những hành động quân sự như thế nào? Những hành động đó nói lên điều gì ?
Nữ thần tự do
1. Các nước phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược (1931 – 1937)
“Sau khi chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc (1931), từ năm 1937 Nhật Bản mở rộng chiến tranh xâm lược toàn cõi lãnh thổ Trung Quốc. Phát xít Italia tiến hành chiến tranh xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban Nha nhằm hỗ trợ lực lượng phát xít Phran-cô đánh bại chính phủ Cộng hòa (1936- 1939). Sau khi xé bỏ Hòa ước Véc- xai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu thành lập một nước “Đại Đức” bao gồm tất cả lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở châu Âu.”
(SGK Lịch sử 11, trang 90)
1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931-1937)
- Đầu những năm 30 các nước Đức, Italia, Nhật liên kết với nhau thành khối liên minh phát xít.
I. CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH
1931-1937 khối phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược
+ Nhật: chiếm vùng Đông Bắc rồi mở rộng xâm lược toàn lãnh thổ Trung Quốc.
+ Italia xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935), tham chiến ở Tây Ban Nha
+ Đức: hướng tới thành lập 1 nước Đại Đức
Thể hiện tham vọng gây chiến của phe phát xít, nguy cơ của một cuộc chiến tranh TG đã gần kề
Em có nhận xét gì về hành động của phe phát xít trong giai đoạn này? Hậu quả của những hành động đó?
1. Các nước phát xít đẩy manh xâm lược (1931-1937)
Các nước phát xít đẩy manh xâm lược (1931-1937)
Trước hành động của phe phát xít, thái độ các nước lớn như thế nào? Tại sao các nước này có thái độ như vậy ?
ANH-PHÁP-MỸ
ĐỨC-Ý-NHẬT
LIÊN XÔ
QUAN HỆ QUỐC TẾ TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
I. Con đường dẫn đến chiến tranh
1. Các nước phát xít đẩy mạnh chiến xâm lược
2.Từ Hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới
a. Hội nghị Muy-ních ngày 29/9/1938
2. Từ Hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới
- Hoàn cảnh:
+ 3/1938, Đức thôn tính Áo, Hít le gây ra vụ Xuy-đét nhằm thôn tính Tiệp Khắc.
+ Liên Xô kiên quyết giúp Tiệp Khắc chống xâm lược.
+ Anh - Pháp tiếp tục thỏa hiệp, yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức.
29-9-1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập.
Hội nghị Muy-ních triệu tập trong hoàn cảnh nào ?
+ Anh-Pháp ký hiệp ước trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức.
+ Đức cam kết chấm dứt mọi thôn tính ở Châu Âu.
a. Hội nghị Muy-nich ngày 29/9/1938
2. Từ Hội nghị Muy-nich đến chiến tranh thế giới
- Nội dung:
Em có nhận xét gì về hội nghị Muy-nich
- Ý nghĩa:
+ Là đỉnh cao của chính sách dung túng, nhượng bộ phát xít của Mĩ - Anh - Pháp.
+ Thể hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc trong việc tiêu diệt Liên Xô.
Trình bày nội dung của hội nghị Muy-ních ?
Tranh biếm họa của họa sĩ Kukryniksy (Liên Xô )
Mô tả hành động bán đứng Tiệp Khắc của các nước tư bản phương Tây. Dòng chữ trên lá cờ có nghĩa “Hướng về phương Đông”
Bức tranh này nói lên điều gì ?
b. Từ hội nghị Muy-nich đến chiến tranh thế giới:
- Tháng 3/1939 Đức thôn tính Tiệp Khắc, chuẩn bị tấn công Ba Lan
- Ngày 23/8/1939, Đức ký với Liên Xô “ Hiệp ước không xâm lược nhau”
2. Từ Hội nghị Muy-nich đến chiến tranh thế giới
Hậu quả của hội nghị Muy-nich?
3. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai
Nguyên nhân sâu xa
- Do quy luật phát triển không đều của các nước tư bản chủ nghĩa
- Sự phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai – Oasinhtơn chứa đựng những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc.
3. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai
Nguyên nhân trực tiếp
- Thủ phạm chính là phát xít Đức, Italia, Nhật Bản. Song, chính sách hai mặt của các cường quốc phương Tây đã tạo điều kiện cho phát xít gây Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)
Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Nữ thần tự do
I. CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH
II. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI BÙNG NỔ VÀ LAN RỘNG Ở
CHÂU ÂU (9/1939- 6/1941)
Chiến sự
Thời gian
Kết quả
Từ 01/9/1939 đến 29/9/1939
Từ tháng 4 đến tháng 9/1940
Tháng 7/1940
Từ tháng 10/1940 đến tháng 4/1941
Tóm tắt diễn biến của chiến tranh từ tháng 9/1939- 6/1941
Chiến sự
Thời gian
Kết quả
Từ 01/9/1939 đến 29/9/1939
Từ tháng 4 đến tháng 9/1940
Tháng 7/1940
Từ tháng 10/1940 đến tháng 4/1941
Đức tấn công Ba Lan
Đức tấn công các nước Bắc Âu và đánh thẳng vào Pháp
Đức oanh tạc Anh bằng không quân
Đức tấn công các nước Đông và Nam Âu
Ba Lan bị Đức thôn tính
Đan mạch, Nauy …bị Đức xâm chiếm, Pháp đầu hàng
Kế hoạch đổ bộ lên nước Anh của Đức thất bại
Bungari, Hungari, Rumani, Nam Tư, Hy Lạp bị Đức thôn tính
Tóm tắt diễn biến của chiến tranh từ tháng 9/1939- 6/1941
ĐỨC
1.9.1939
BA LAN
Chiến sự
Thời gian
Kết quả
Từ 01/9/1939 đến 29/9/1939
Từ tháng 4 đến tháng 9/1940
Tháng 7/1940
Từ tháng 10/1940 đến tháng 4/1941
Đức tấn công Ba Lan
Đức tấn công các nước Bắc Âu và đánh thẳng vào Pháp
Đức oanh tạc Anh bằng không quân
Đức tấn công các nước Đông và Nam Âu
Ba Lan bị Đức thôn tính
Đan mạch, Nauy …bị Đức xâm chiếm, Pháp đầu hàng
Kế hoạch đổ bộ lên nước Anh của Đức thất bại
Bungari, Hungari, Rumani, Nam Tư, Hy Lạp bị Đức thôn tính
Tóm tắt diễn biến của chiến tranh từ tháng 9/1939- 6/1941
Qua các sự kiện của chiến tranh từ 9/1939 đến 6/1941, em có nhận xét gì về tình hình chiến sự, tính chất của chiến tranh ở giai đoạn này?
* Nhận xét:
Tính chất của CTTG II trong giai đoạn này là cuộc chiến tranh ĐẾ QUỐC, XÂM LƯƠC, PHI NGHĨA
- Quân Đức: với ưu thế quân sự, Đức giữ thế chủ động tấn công và giành thắng lợi nhanh chóng
- Chiến tranh để lại những hậu quả nặng nề
CỦNG CỐ
BÀI TẬP
Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 2: Tại sao nói Hội nghị Muy- ních là đỉnh cao của chính sách
dung túng, nhượng bộ phát xít của Mĩ- Anh- Pháp?
Câu 3: Nhân loại có thể tránh được cuộc chiến tranh thế giới thứ hai
hay không? Tại sao?
DẶN DÒ
Câu 1: Tại sao khi Liên Xô tham chiến, tính chất Chiến tranh thế giới
thứ hai lại chuyển sang chính nghĩa?
Câu 2: Vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
Câu 3: Từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, hãy rút ra bài học cho
cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Đình Huy
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)