Bài 17. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song

Chia sẻ bởi Nguyễn Huyền | Ngày 25/04/2019 | 111

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:


Chương III:CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

BÀI 17: CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC VÀ CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG

I. MỤC TIÊU:
Về kiến thức
+ Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực.
+ Nêu được cách xác định trọng tâm của vật mỏng, phẳng bằng phương pháp thực nghiệm.
Về kỹ năng
+ Vận dụng được các điều kiện cân bằng để giải các bài tập trong SGK và sách bài tập Vật lý 10.
Về thái độ
+ Nghiêm túc, chú ý quan sát thí nghiệm, trả lời câu hỏi và tích cực xây dựng bài.

II. CHUẨN BỊ
Giáo viên:
Dụng cụ làm thí nghiệm như hình 17.1; 17.3; 17.4 SGK; các tấm mỏng, phẳng theo hình 17.5
Giáo án, SGK Vật Lý 10 và các tài liệu tham khảo có liên quan.
Học sinh:
Đọc trước nội dung bài 17: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và ba lực không song song( SGK Vật lý 10).
Học sinh ôn lại điều kiện cân bằng của một chất điểm.

III. Tổ chức các hoạt động dạy học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ: (5’)

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung

-Đưa ra câu hỏi:
1.Phát biểu điều kiện cân bằng của một chất điểm.
=> Gọi 1 học sinh trả lời.







Trả lời câu hỏi






1.Điều kiện cân bằng của một chất điểm.
Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng 0.

𝐹
𝐹
1
𝐹
2
0




2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài:(1’)
Trong các chương trước, để tiện cho việc khảo sát chuyển động của các vật, chúng ta thường xem ô tô, xe máy, tảng đá hay các vật khác là các chất điểm. Tuy nhiên, trên thực tế chúng lại là các vật rắn. Thông thường thì các vật rắn này ở trạng thái cân bằng. Vậy có phải lúc nào chúng cũng cân bằng không? Muốn cân bằng thì cần có điều kiện gì? Và nếu như các vật rắn này chuyển động thì chúng sẽ có những đặc điểm gì. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong chương này, chương III: Cân bằng và chuyển động của vật rắn. Bài 17: Cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai lực, ba lực không song song.
b. Bài mới
Hoạt động 1:(4’)Tìm hiểu khái niệm vật rắn

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung

GV: Ta định nghĩa, vật rắn là một vật có kích thước đáng kể và hầu như không bị biến dạng dưới tác dụng của ngoại lực.
GV: Ví dụ như cái bảng hay bàn ghế, khi ta dùng thước gõ vào nó, nó vẫn không bị biến dạng. Cái bảng hay bàn ghế là các vật rắn. Nhưng cuốn SGK, khi ta cầm nó lên, nó bị rũ xuống, thay đổi hình dạng ban đầu so với lúc đặt trên bàn. Cuốn sách không phải là vật rắn.
Lưu ý: Khái niệm vật rắn là một khái niệm lý tưởng hóa vì mọi vật đều bị biến dạng ở một mức độ nào đó dưới tác dụng của ngoại lực. Nhưng nếu như những thay đổi này không đáng kể thì được xem như vật là vật rắn.”
HS lắng nghe, ghi nhận
I. Khái niệm vật rắn
Vật rắn là một vật có kích thước đáng kể và hầu như không bị biến dạng dưới tác dụng của ngoại lực.
VD: Bàn, ghế, bảng,…



Hoạt động 2: (20’)Tìm hiểu về điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của 2 lực.

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung

GV: Việc xét sự cân bằng của vật rắn mang lại những kết quả có ý nghĩa thực tiễn to lớn.
? Điều kiện cân bằng của một chất điểm là gì?
GV: Chúng ta đã học về điều kiện cân bằng của một chất điểm. Vậy còn điều kiện cân bằng của một vật rắn thì sao, nó có giống với của chất điểm hay không?
Chúng ta nghiên cứu TN hình 17.1
- Mục đích TN là xét sự cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của 2 lực.
- Vật rắn là một miếng bìa cứng, nhẹ để bỏ qua trọng lực tác dụng lên vật.
- GV biểu diễn TN.
? Có những lực nào tác dụng lên vật? Độ lớn của lực đó?

GV: Dây có vai trò truyền lực
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)