Bài 17. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song

Chia sẻ bởi Lê Vĩnh Đắc | Ngày 25/04/2019 | 214

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ 1: CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN DƯỚI TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC, BA LỰC KHÔNG SONG SONG
I. Xác định vấn đề cần nghiên cứu
1. Xác định chuyên đề cần nghiên cứu
1.1. Nội dung kiến thức trong chuyên đề
1.1.1. Cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai, ba lực không song song
1.1.2. Cân bằng của vật rắn có trục quay cố định. Momen lực
1.1.3. Cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của ba lực song song. Qui tắc hợp lực song song
1.1.4. Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế
b. Phân phối thời lượng: 2 tiết
stt
Nội dung
Số tiết
Ghi chú

1
Cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực. ba lực đồng quy
Ứng dụng:
Trọng tâm vật rắn – cách xác định trọng tâm Bài tập
2


2. Nội dung chuyên đề
2.1. Cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai, ba lực không song song
2.1.1. Nhận biết, Thông hiểu
+ Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực :
Muốn cho một vật chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.

+ Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song :
Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy
Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba

+ Quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy :
Muốn tổng hợp hai lực có giá đồng quy tác dụng lên một vật rắn, trước hết ta trượt hai vectơ lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy, rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực.
+ Trọng tâm là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật.
+ Để xác định trọng tâm của vật phẳng, đồng chất bằng phương pháp thực nghiệm, ta treo vật bằng sợi dây lần lượt ở hai vị trí khác nhau. Giao điểm của phương sợi dây kẻ trên vật giữa hai lần treo chính là trọng tâm của vật.
Đối với những vật rắn phẳng đồng tính có dạng hình học đối xứng thì trọng tâm nằm ở tâm đối xứng của vật.
2.1.2. Vận dụng
Biết cách chỉ ra các lực và áp dụng điều kiện cân bằng, quy tắc tổng hợp lực để giải các bài tập đối với trường hợp vật chịu tác dụng của ba lực đồng quy.
II. Tổ chức dạy học chuyên đề
1. Mục tiêu
1.1.Kiến thức
- Phát biểu được quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy (quy tắc hình bình hành, quy tắc đa giác).
- Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai hay ba lực không song song.
Phát biểu được quy tắc xác định hợp lực của hai lực song song cùng chiều.
Nêu được trọng tâm của một vật là gì.
1.2. Kỹ năng
- Vận dụng được điều kiện cân bằng và quy tắc tổng hợp lực để giải các bài tập đối với trường hợp vật chịu tác dụng của ba lực đồng quy.
- Xác định được trọng tâm của các vật phẳng đồng chất bằng thí nghiệm.
1.3. Thái độ
-Tự tin đưa ra các ý kiến cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ ở lớp, ở nhà.
- Chủ động trao đổi, thảo luận với các học sinh khác và với giáo viên.
- Tự lực, tự giác học tập, tham gia xây dựng kiến thức.
1.4. Năng lực có thể phát triển
- Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong chủ đề
Nhóm năng lực
Năng lực thành phần
Mô tả mức độ thực hiện trong chuyên đề

Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức vật lí

K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí
- Phát biểu được điều kiện cân bằng vật rắn.
- Phát biểu được quy tắc tổng hợp ba lực có giá đồng quy.



K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí
- Cân bằng của chất điểm và cân bằng của vật rắn.



K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Vận dụng được các điều kiện cân bằng của chất điểm, quy tắc hợp lực hai lực đồng quy, để giải các bài toán cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai, ba lực không song song.



K4: Vận dụng (
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Vĩnh Đắc
Dung lượng: | Lượt tài: 12
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)