Bài 17. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song

Chia sẻ bởi Nguyễn Mạnh Tiến | Ngày 09/05/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

SỞ GD & ĐT LÂM ĐỒNG
TRƯỜNG THCS & THPT LỘC PHÁT
GIÁO VIÊN: ĐINH THỊ VUI
KIỂM TRA BÀI CŨ
Em hãy nêu đặc điểm của hai lực cân bằng? Hãy vẽ lực cân bằng tác dụng lên các chất điểm sau?
Trả lời
Đặc điểm của hai lực cân bằng:
Cùng tác dụng lên một vật.
Cùng giá.
Ngược chiều.
Cùng độ lớn.

Chương III


CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
Ngày 18 tháng 11 năm 2009
Tiết 27
I. ĐỊNH NGHĨA VẬT RẮN VÀ GIÁ CỦA LỰC
1. Vật rắn: là những vật có kích thước đáng kể và hầu như không bị biến dạng dưới tác dụng của ngoại lực
2. Giá của lực: là đường thẳng mang véc tơ lực.
II. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC
1. Thí nghiệm
a. Bố trí thí nghiệm
II. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC
2. Điều kiện cân bằng
Muốn cho một vật chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.
Tính chất
Tác dụng của một lực lên một vật rắn không thay đổi khi điểm đặt của lực đó dời chỗ trên giá của nó.
II. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC
3. Cách xác định trọng tâm của một vật phẳng, mỏng bằng phương pháp thực nghiệm
B1: Buộc dây vào một lỗ nhỏ A ở mép của vật rồi treo nó lên. Trọng tâm sẽ nằm trên đường kéo dài của dây (đường AB)
Trọng tâm của một vật là điểm đặt của trọng lực
Trọng tâm của vật là gì?
II. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC
3. Cách xác định trọng tâm của một vật phẳng, mỏng bằng phương pháp thực nghiệm
B2: Sau đó buộc dây vào một điểm khác C ở mép vật rồi treo vật lên. Khi ấy trọng tâm phải nằm trên đường kéo dài của dây (đường CD)
Vậy trọng tâm G là giao điểm của hai đường thẳng CD và AB
Em hãy làm như hình vẽ và cho biết trọng tâm của thước nằm ở đâu?
Củng cố bài học
Chọn câu sai.
Treo một vật ở đầu sợi dây mềm như hình vẽ. Khi cân bằng dây treo trùng với:
Đường thẳng đứng đi qua trọng tâm G của vật.
Đường thẳng đứng đi qua điểm treo N.
Trục đối xứng của vật.
Đường thẳng nối điểm treo N và trọng tâm G của vật.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Mạnh Tiến
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)