Bài 16. Ví dụ làm việc với tệp

Chia sẻ bởi Lê Thị Lịnh | Ngày 25/04/2019 | 80

Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Ví dụ làm việc với tệp thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 15/03/2018 Tiết: 40
Ngày dạy: 26 - 01/04/2018 Tuần: 31

BÀI 16. VÍ DỤ LÀM VIỆC VỚI TỆP (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Hiểu các thao tác cơ bản làm việc với tệp: khai báo, gắn tên tệp, mở tệp, đọc /ghi tệp, đóng tệp.
2. Về kĩ năng
- Hình thành kỹ năng về các thao tác cơ bản khi làm việc với tệp như: khai báo, gắn tên tệp, mở tệp, đọc /ghi tệp, đóng tệp.
3. Về thái độ
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
- Thấy được sự cần thiết và tiện lợi của kiểu dữ liệu tệp.
4. Năng lực hướng tới
- Có ý thức lưu trữ dữ liệu một cách khoa học.
II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Có.
3. Tiến trình bài học
3.1. Hoạt động khởi động (kiểm tra bài cũ).
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các thao tác cơ bản làm việc với tệp: khai báo, gắn tên tệp, mở tệp, đọc /ghi tệp, đóng tệp.
(2) Phương pháp/kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối quan hệ giữa thực tiễn với tin học.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học ở tiết một tham gia trò chơi ô chữ.
Nội dung hoạt động
Câu hỏi 1: Viết chương trình nhập vào dãy a gồm n phần tử nguyên (0Câu hỏi 2: Viết chương trình nhập vào xâu. In xâu đảo ngược. Ghi kết quả vào tệp C:\xaunguoc.txt.

3.2. Hình thành kiến thức
3.2.1. Ví dụ 2
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách sử dụng các thao tác cơ bản như: khai báo, gắn tên tệp, mở tệp, đọc /ghi tệp, đóng tệp để viết chương trình.
(2) Phương pháp/kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối quan hệ giữa thực tiễn với tin học.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết sử dụng các thao tác cơ bản như: khai báo, gắn tên tệp, mở tệp, đọc /ghi tệp, đóng tệp để viết chương trình hoàn chỉnh.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung

- Chiếu và giải thích ví dụ 1.
(?) Để giải quyết bài toán trên trước tiên ta phải làm gì?
- Nhận xét, chốt nội dung.
(?) Xác định bài toán là xác định những thành phần nào?
- Nhận xét, chốt nội dung.
(?) Input và Output trong ví dụ 1?



- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung nếu có thiếu sót.
- Nhận xét, chốt nội dung.
(?) Sau khi xác định bài toán bước tiếp theo ta phải làm gì?
- Nhận xét, chốt nội dung, giới thiệu 3 bước để giải bài toán và trình tự các bước thực hiện.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và viết chương trình hoàn chỉnh.

- Quan sát HS làm bài, chọn 1 nhóm làm nhanh nhất và 1 nhóm bất kì treo kết quả.
- Gọi các nhóm khác nhận xét.
- Nhận xét, chấm điểm.
- Minh họa chương trình.
- Đặt 1 số câu hỏi liên quan đến VD1 để củng cố kiến thức và nắm tình hình tiếp thu của HS.
Câu 1: Chương trình sử dụng tệp, biến tệp nào? Kể tên?
- Nhận xét.
Câu 2: Tệp demle.txt được gắn cho biến tệp nào? Câu lệnh gắn tên và mở tệp để ghi là gì?

- Nhận xét.
Câu 3: Câu lệnh nào dùng để ghi kết quả vào tệp?
- Nhận xét.
Câu 4: Câu lệnh nào dùng để đóng tệp? Không đóng tệp được không? Vì sao?





- Nhận xét, tóm tắt nội dung.
- Quan sát, lắng nghe
- Gợi nhớ và trả lời: Xác định bài toán.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Xác định Input và Output.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Input: Dãy a gồm n phần tử
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Lịnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)