Bài 16. Tự hoàn thiện bản thân
Chia sẻ bởi Võ Thành Nghĩa |
Ngày 26/04/2019 |
89
Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Tự hoàn thiện bản thân thuộc Giáo dục công dân 10
Nội dung tài liệu:
ÔN TẬP HK2 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10
Nghĩa vụ
Nghĩa vụ là gì?
Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng và của xã hội.
Cá nhân cần phải đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên. Không những thế, còn phải biết hy sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung. Tuy nhiên, xã hội cũng phải có trách nhiệm đảm bảo cho sự thỏa mãn nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân.
Nghĩa vụ của thanh niên Việt Nam hiện nay
Rèn luyện đạo đức bản thân, quan tâm đến những người xung quanh, dám đấu tranh chống lại cái ác.
Học tập nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, công nghệ, nâng cao nhận thức chính trị xã hội.
Lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất, văn hóa, tinh thần.
Sẵn sàng tham gia bảo vệ tổ quốc.
Lương tâm
Lương tâm là gì?
Lương tâm là năng lực tự đáh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và với xã hội.
Lương tâm tồn tại ở 2 trạng thái: + Trạng thái thanh thản lương tâm: cảm giác hài lòng, thỏa mãn với chính mình khi thực hiện những hành vi phù hợp với quy tắc, chuẩn mực xã hội. + Trạng thái cắn rứt lương tâm: cảm giác ăn năn, hối hận khi cá nhân có những hành vi sai lầm, vi phạm chuẩn mực đạo đức.
Vô lương tâm: người thường xuyên làm việc ác nhưng không biết ăn năn, hối hận, xấu hổ, không cắn rứt lương tâm.
Làm thế nào để trở thành người có lương tâm?
Rèn luyện tư tưởng, đạo đức theo quan điểm tiến bộ.
Tự nguyện thực hiện nghĩa vụ bản thân.
Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng.
Nhân phẩm và danh dự
Nhân phẩm là gì?
Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi người có được.
Nhìn chung, mọi người đều có ý thức quan tâm và giữ gìn nhân phẩm của mình, trừ 1 số người xấu xa, coi thường nhân phẩm của mình để đạt được những mục đích thấp hèn nào đó.
Người có nhân phẩm là người có lương tâm, có nhu cầu và tinh thần lành mạnh, biết thực hiện nghĩa vụ, biết tôn trọng các quy tắc chuẩn mực đạo đức tiến bộ.
Danh dự là gì?
Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với 1 người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.
Là người, ai cũng có danh dự. Mỗi người cần phải giữ gìn danh dự của mình và tôn trọng danh dự của người khác.
Khi 1 người biết coi trọng, bảo vệ danh dự của mình được coi là người tự trọng.
Người có lòng tự trọng biết làm chủ các nhu cầu bản thân, kiềm chế các ham muốn không chính đáng, biết tuân theo chuẩn mực đạo đức, quý trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
Tự ái là việc quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc coi thường.
Hạnh phúc
Hạnh phúc là gì?
Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần.
Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội
Nói đến hạnh phúc là nói đến hạnh phúc cá nhân. Tuy nhiên, nếu nhiều cá nhân có hạnh phúc thì xã hội cũng có hạnh phúc và nếu được sống trong xã hội hạnh phúc thì cá nhân có điều kiện để phấn đấu cho hạnh phúc của mình. Vì vậy, khi phấn đấu cho hạnh phúc của mình thì cá nhân phải biết thực hiện nghĩa vụ đối với xã hội, có như thế mới làm cho hạnh phúc và mới có điều kiện để chăm lo hạnh phúc của mình.
Tình yêu
Tình yêu là gì?
Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa 2 người khác giới. Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình.
Xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có quan niệm đúng đắn về tình yêu, đặc biệt là ở những người bắt đầu bước sang tuổi thanh niên.
Thế nào là tình yêu chân chính?
Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội.
Một số điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên
Không nên yêu quá sớm vì: + Dễ sao nhãng học tập.
Nghĩa vụ
Nghĩa vụ là gì?
Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng và của xã hội.
Cá nhân cần phải đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên. Không những thế, còn phải biết hy sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung. Tuy nhiên, xã hội cũng phải có trách nhiệm đảm bảo cho sự thỏa mãn nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân.
Nghĩa vụ của thanh niên Việt Nam hiện nay
Rèn luyện đạo đức bản thân, quan tâm đến những người xung quanh, dám đấu tranh chống lại cái ác.
Học tập nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, công nghệ, nâng cao nhận thức chính trị xã hội.
Lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất, văn hóa, tinh thần.
Sẵn sàng tham gia bảo vệ tổ quốc.
Lương tâm
Lương tâm là gì?
Lương tâm là năng lực tự đáh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và với xã hội.
Lương tâm tồn tại ở 2 trạng thái: + Trạng thái thanh thản lương tâm: cảm giác hài lòng, thỏa mãn với chính mình khi thực hiện những hành vi phù hợp với quy tắc, chuẩn mực xã hội. + Trạng thái cắn rứt lương tâm: cảm giác ăn năn, hối hận khi cá nhân có những hành vi sai lầm, vi phạm chuẩn mực đạo đức.
Vô lương tâm: người thường xuyên làm việc ác nhưng không biết ăn năn, hối hận, xấu hổ, không cắn rứt lương tâm.
Làm thế nào để trở thành người có lương tâm?
Rèn luyện tư tưởng, đạo đức theo quan điểm tiến bộ.
Tự nguyện thực hiện nghĩa vụ bản thân.
Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng.
Nhân phẩm và danh dự
Nhân phẩm là gì?
Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi người có được.
Nhìn chung, mọi người đều có ý thức quan tâm và giữ gìn nhân phẩm của mình, trừ 1 số người xấu xa, coi thường nhân phẩm của mình để đạt được những mục đích thấp hèn nào đó.
Người có nhân phẩm là người có lương tâm, có nhu cầu và tinh thần lành mạnh, biết thực hiện nghĩa vụ, biết tôn trọng các quy tắc chuẩn mực đạo đức tiến bộ.
Danh dự là gì?
Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với 1 người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.
Là người, ai cũng có danh dự. Mỗi người cần phải giữ gìn danh dự của mình và tôn trọng danh dự của người khác.
Khi 1 người biết coi trọng, bảo vệ danh dự của mình được coi là người tự trọng.
Người có lòng tự trọng biết làm chủ các nhu cầu bản thân, kiềm chế các ham muốn không chính đáng, biết tuân theo chuẩn mực đạo đức, quý trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
Tự ái là việc quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc coi thường.
Hạnh phúc
Hạnh phúc là gì?
Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần.
Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội
Nói đến hạnh phúc là nói đến hạnh phúc cá nhân. Tuy nhiên, nếu nhiều cá nhân có hạnh phúc thì xã hội cũng có hạnh phúc và nếu được sống trong xã hội hạnh phúc thì cá nhân có điều kiện để phấn đấu cho hạnh phúc của mình. Vì vậy, khi phấn đấu cho hạnh phúc của mình thì cá nhân phải biết thực hiện nghĩa vụ đối với xã hội, có như thế mới làm cho hạnh phúc và mới có điều kiện để chăm lo hạnh phúc của mình.
Tình yêu
Tình yêu là gì?
Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa 2 người khác giới. Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình.
Xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có quan niệm đúng đắn về tình yêu, đặc biệt là ở những người bắt đầu bước sang tuổi thanh niên.
Thế nào là tình yêu chân chính?
Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội.
Một số điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên
Không nên yêu quá sớm vì: + Dễ sao nhãng học tập.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Thành Nghĩa
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)