Bài 16. Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Toàn | Ngày 11/05/2019 | 195

Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI SÂU, BỆNH HẠI LÚA
Bọ trĩ hay còn gọi là bù lạch ( Baliothrips biformis).
_ Trưởng thành màu nâu đậm, có cánh, di chuyển xa, vòng đời ngắn(15-20 ngày) nên mật độ gia tăng rất nhanh theo thời gian.
_ Bù lạch chích hút nhựa nên lá có những đường sọc màu bạc – bị nặng chỉ còn màng biểu bì trong suốt (mất màu xanh). Lá lúa cuốn lại, cả đám ruộng trông có màu vàng đỏ.
_ Phát triển mạnh khi thời tiết khô hạn, nhiệt độ cao,tấn công mạnh vào những ruộng thiếu nước (bị hạn, bị xì phèn).
_ Số lượng bọ trĩ(bù lạch) giảm khi mưa nhiều.
Phá hoại ở lá cây.
Biện pháp phòng trừ :
_ Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, quan sát màu sắc ruộng.
_ Phát hiện bằng cách nhúng ướt tay sau đó quơ nhẹ lên ngọn lúa.
_ Điều khiển nước ruộng hợp lý. Đưa nước vào, bón phân sẽ hết bọ trĩ (bù lạch).


Rệp sáp phấn (Dysmicoccus brevipes)
- Rệp trưởng thành hình bầu dục dài khoảng 3 mm, không cánh, thân mềm màu hồng, chung quanh có nhiều sợi tua sáp trắng, bên ngoài phủ lớp bột sáp trắng trên thân.
- Đây là loại côn trùng đa ký chủ, loài này được ghi nhận trên nhiều loại cây ăn trái ở các tỉnh phía Nam. Rệp non và trưởng thành tập trung gây hại trên trái non và trái chín, mật độ cao có thể làm trái phát triển chậm và rụng sớm.
- Rệp sáp đẻ trứng thành ổ. Rệp non mới nở rất nhỏ, chưa có sáp trắng, bò đi tìm chổ thích hợp để sinh sống. Rệp sáp thường cộng sinh với kiến.
- Rệp sáp tấn công trên rễ, chồi, thân, lá, hoa và trái của cây .Rệp sáp chích hút nhựa làm cây sinh trưởng kém, lá vàng và khô. Trong khi chích hút nhựa, chúng thải ra chất đường mật làm hấp dẫn kiến và nấm bồ hóng làm cho cây càng kém phát triển trầm trọng. Ngoài ra, chúng còn là môi giới truyền virus gây ra bệnh héo đỏ lá.Tác hại của rệp sáp thể hiện phổ biến trong mùa khô.
- Rệp sáp sinh sản rất nhanh, phát triển nhiều trong thời tiết nóng và ẩm. Vòng đời 40-60 ngày.
Phòng trị :
- Vệ sinh vườn cây, nhổ bỏ và tiêu hủy các cây bị hại nặng.



Sâu phao đục bẹ ( sâu phao mới, sâu dòi đục bẹ).
_ Đây là đối tượng gây hại nguy hiểm, cách gây hại vừa giống sâu phao lại vừa giống sâu đục
thân. Sâu non cắn lá lúa 2 đoạn và úp lại thành phao, không làm phao mới như sâu phao, sâu
nhỏ ăn lá, cắn bẹ lá, sâu non thò đầu ra khỏi phao đục thủng bẹ xuyên qua thân cây lúa thành
nhiều chổ thủng, làm cho cây lúa héo ngọn, xơ xác, chết nhanh sau đó vài ngày, chổ hại nặng
lúa sẽ chết thành những vạt lớn.
_ Phát triển mạnh trong điều kiện ngập nước, ở những chổ trũng, ruộng lúa rậm rạp, sạ dày,
xanh tốt và thường vụ Hè Thu thiệt hại nặng hơn Đông Xuân.
Phá hoại ở thân và lá lúa.
Biện pháp phòng trừ:
_ Tránh để ngập nước sâu trong giai đoạn đầu để hạn chế sự phát triển của sâu, giữ mực
nước 10-15 cm, khi thấy có triệu chứng gây hại thì rút cạn nước để hạn chế lây lan. Trong giai
đoạn 15-35 ngày sau gieo, nếu thấy sâu đục bẹ thì phải sử dụng thuốc hóa học (hiệu quả nhất
là sau giai đoạn bướm rộ 5-7 ngày).

Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocorocis medinalis):
_ Là loại sâu hại không nguy hiểm, dễ phòng trừ. Tuy nhiên nếu hại vào thời kì trổ - chín mà không phòng trừ tốt sẽ làm giảm năng suất đáng kể do lá đòng bị hư hại. Sâu cuốn lá gây hại mạnh trong vụ Đông Xuân vì thời tiết thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, nhiệt độ thích hợp với sâu cuốn lá nhỏ là 25 – 29oC, ẩm độ >80%.
_ Sâu non nhả tơ cuốn lá lúa thành một bao thẳng đứng hoặc bao tròn gập lại. Sâu non nằm trong đó ăn phần xanh của lá, khiến ruộng bị hại sẽ có vùng bị ăn trắng.
_ Vòng đời từ 25 – 30 ngày, bướm đẻ trứng vào ban đêm, trứng sẽ nở sau khi đẻ từ 6-7 ngày. Ruộng lúa rậm rạp, xanh tốt, lá lúa mềm, lá lớn, gần đường đi, nhà cửa, bóng râm, là những nơi bướm thích đến đẻ trứng.
Phá hoại ở lá cây.
Biện pháp phòng trừ:
_ Dọn cỏ xung quanh ruộng lúa, diệt kí chủ
và mầm mống sâu bệnh.
_ Bón phân cân đối giữa N-P-K.
_ Bảo vệ và phát triển thiên địch.
_ Mật độ giống sạ vừa phải.


Bọ xít

Bọ xít đen (Scotinophara spp.).
Ấu trùng hình bầu dục, màu đen. Tuổi đời kéo dài khoảng 9 tuần hoặc hơn. Trưởng thành đẻ
tới 200 trứng, trứng nở sau đó 5-7 ngày. Giai đoạn bọ non kéo dài từ 30–50 cả ấu trùng
và trưởng thành đều gây hại.
Đặc điểm
_ Bọ xít đen thường tiết mùi hôi khi bị tấn công.
_ Thích ánh sáng đèn
_ Ưa chỗ lúa rậm rạp, mát, khi nắng trú dưới gốc lúa, chiều mát bò lên gây hại.
_ Tập trung trên thân cây hút nhựa làm cây còi cọc, không phát triển, cây vàng dần, trổ không
thoát, nếu nặng thì cây bị khô, chết từng chòm, bông bị lép khô.
_ Thường gây hại thành vùng trên ruộng.
_ Gây hại nặng khi ruộng lúa rậm rạp, dư phân, ruộng khô nước – thiên địch bị tiêu diệt.
Gây hại ở thân cây.
Biện pháp phòng trừ:
_ Sạ thưa, sạ hàng.
_ Cần phải kiểm tra thường xuyên trên đồng ruộng, nhất là những chỗ cao, chỗ lúa tốt phải
vạch gốc quan sát kĩ.
_ Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, diệt lúa chét, đốt rơm rạ, diệt ổ trứng, cày diệt bọ xít trú dưới
đất.
_ Dùng giống ngắn ngày, cho nước vào ruộng cao, ngập những chỗ trứng tối thiểu 24 giờ để
tiêu diệt trứng, bảo vệ thiên địch, dùng vịt con thả vào ruộng cũng là biện pháp sinh học hữu
hiệu.
Bệnh vàng lùn là một triệu chứng khác do vi rút gây bệnh lúa cỏ có tên là RGSV
(Rice Grassy Stunt Virus) gây ra.
Triệu chứng:
Màu sắc của cây lúa bệnh: lá lúa từ xanh nhạt  Vàng nhạt  Vàng cam  Vàng khô
Vị trí lá bị vàng: lá dưới bị vàng trước, lần lượt đến các lá bên trên; từ chóp lá vàng dần
vào trong bẹ; lá có khuynh hướng xòe ngang.
Bệnh làm giảm chiều cao chồi lúa bệnh và giảm số chồi của bụi lúa mắc bệnh.
Cách lan truyền bệnh: rầy nâu là môi trường truyền vi rút cho cây lúa thông qua việc chích
hút nhựa cây.
Cây lúa mang virus cho đến khi gặt, lúa chét cũng có thể nhiễm bệnh. Khi bị bệnh ở giai
đoạn lúa con, lúa sẽ không trổ bông, năng suất giảm nghiêm trọng hoặc mất trắng.
Cách phòng trừ:
- Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá do vi rút gây ra cho đến nay chưa có thuốc đặc trị, vì vậy
biện pháp an toàn và hữu hiệu nhất vẫn là phòng bệnh.
● Cày bừa, làm đất kỹ, vùi lấp tàn dư và nguồn bệnh; vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, dọn
sạch các tàn dư và ký chủ trung gian của bệnh.
● Gieo cấy tập trung, đồng loạt cùng một cánh đồng, từng vùng để né rầy theo khuyến cáo
của cán bộ chuyên ngành của địa phương.
● Sử dụng các giống lúa kháng bệnh, giống lúa cứng cây có khả năng chống chịu bệnh.
Chăm sóc hợp lý, tạo điều kiện cho cây lúa khoẻ (nhất là giai đoạn lúa non) để tăng cường
sức đề kháng, chống chịu bệnh.
Bệnh vàng lùn
Bệnh vàng lùn à?
Ai biết gì về bệnh này nào?
Đặc điểm gây hại
@ Tác hại trực tiếp: rầy cám và rầy trưởng thành cánh dài hoặc cánh ngắn đều chích hút nhựa cây lúa gây ra hiện tượng cháy rầy khi mật số cao ( cây lúa bị khô héo và chết hoặc bông bị lép).
@ Tác hại gián tiếp: là môi giới truyền vi rút gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho cây lúa.
Đặc điểm truyền bệnh
- Rầy nâu chích hút nhựa cây lúa bị bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá rồi mang mầm bệnh vi rút này trong cơ thể để truyền sang cho cây lúa khoẻ mạnh khi chúng đến chích hút cây lúa đó.
Rầy nâu mang mầm bệnh có khả năng truyền bệnh cho đến khi chết.
Cây lúa càng non càng dễ bị nhiễm bệnh, về sau có thể không trổ bông được, năng suất giảm nghiêm trọng hoặc mất trắng. Cây lúa già bị nhiễm bệnh thì năng suất bị giảm ít hơn.
Tóm lại, rầy nâu chỉ truyền bệnh khi có nguồn bệnh (lúa bị bệnh, lúa chét bị bệnh,
cỏ bị bệnh) tồn tại trên đồng ruộng.
Cách phòng trừ:
- Không trồng lúa liên tục trong năm. Vệ sinh đồng ruộng, không để lại lúa chét. Sử dụng giống lúa kháng rầy, lúa giống có chất lượng tốt, không sử dụng lúa thịt làm lúa giống. Không gieo sạ quá dày, gieo sạ vào thời gian có thể né rầy. Để bảo vệ lúa non, sau sạ nên đưa nước vào ruộng và duy trì mực nước thích hợp để hạn chế rầy nâu chích hút thân cây lúa. Không bón quá thừa phân đạm (urê), tăng lượng phân lân và phân kali để nâng cao sức chống chịu đối với bệnh. Thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm sự xuất hiện của rầy nâu trên cây lúa.
- Vòng đời rầy nâu từ 25 – 28 ngày, trong điều kiện nhiệt độ 25 – 30oC.
- Rầy trưởng thành đẻ trứng trên các bẹ lá hoặc ở các gân lá.  Sau 6-7 ngày, trứng nở. Rầy con mới nở, còn gọi là rầy non (rầy cám), trải qua 5 lần lột xác (5 tuổi) thành rầy trưởng thành. Giai đoạn này kéo dài từ 12-14 ngày. Rầy non tuổi 1 có màu trắng, các tuổi sau có màu vàng nâu. Rầy trưởng thành, sống từ 7 – 14 ngày, có hai loại: Cánh dài và cánh ngắn. Rầy cánh ngắn thường xuất hiện trước lúc trổ bông, rầy cánh dài xuất hiện vào giai đoạn lúa chín, sau đó di chuyển, phát tán. Cả rầy non và rầy trưởng thành đều chích hút nhựa cây, gây thất thu năng suất. Cây lúa càng non càng dễ bị nhiễm bệnh, có thể dẫn đến thất thu năng suất, nghiêm trọng hơn cây lúa già.
Rệp gié (Nhện gié)
Nhện gié (tên khoa học Steneotarsonemus spinki, họ Tarsonemidae, bộ Acarina).
Đặc điểm hình thái :
- Nhện có kích thước rất nhỏ, màu trắng vàng hoặc trắng trong, rất khó quan sát bằng mắt thường.
- Trứng rất nhỏ có dạng hình quả trứng, màu trắng hoặc màu trắng đục, đẻ rải rác trong bẹ lá.
- Nhện non cơ thể nhọn, dài, chỉ có 3 cặp chân. Nhện non ngừng hoạt động trong khoảng 1 ngày trước
khi chuyển sang trưởng thành, nhện non không thể tự di chuyển được phải nhờ con đực trưởng thành
mang đi.
- Nhện trưởng thành có 4 cặp chân, cơ thể không phân đốt rõ ràng, trong suốt. Cơ thể con đực thường
ngắn hơn con cái, đôi chân sau cùng của con đực thường to hơn đôi chân sau của con cái và được con
đực sử dụng như một cái kẹp để tự vệ.
Đặc điểm sinh học & sinh thái :
- Vòng đời nhện gié 10-12 ngày : trứng 1-2 ngày, nhện non 4-5 ngày, nhện trưởng thành 5-6 ngày.
- Nhện sống tập trung trong bẹ lá phần trên mặt nước, khi mật số cao mới bò lên bông lúa. Nhện cái có
khả năng đẻ được 50 trứng, các trứng không thụ tinh sẽ trở thành con đực.
- Nhện phát triển thích hợp trong điều kiện thời tiết nóng và khô. Ngoài ra, theo các kết quả nghiên cứu
của IRRI, sự bộc phát của nhện gié có liên quan đến việc nông dân sử dụng nhiều thuốc trừ sâu ở đầu vụ
làm giảm mật độ thiên địch trên đồng ruộng, gieo sạ quá dày, bón nhiều phân đạm.
Triệu chứng:
_ Nhện thường sống trong các bẹ lúa, gây hại bằng cách chích hút nhựa cây và để lại nhiều sọc dài màu nâu tím trên bẹ lá. Khi mật số cao chúng bò lên bông và chích hút các gié non làm cho gié lúa bị vặn vẹo, hạt lúa lép hoặc lửng (bông thẳng đứng vì phần lớn hạt đều bị lép). Vết chích này còn là cửa ngõ cho nấm bệnh xâm nhập gây lem lép.
Điều kiện phát sinh:
_ Gây hại nặng trong vụ hè thu, đặc biệt là khi có các đợt nắng nóng, khô hạn. Ruộng gieo sạ quá dày hay bón nhiều đạm.
Biện pháp phòng trừ:
_ Dọn cỏ xung quanh ruộng lúa, diệt kí chủ và mầm móng của bệnh.
_ Ruộng bị nhện gây hại, sau thu hoạch nên rải rơm đều, đốt đồng, cày phơi ải diệt mầm nhện hại.
_ Mật độ giống sạ vừa phải, bón phân cân đối giữa N-P-K.
Sâu xanh da láng (sâu keo da láng) là loài đa thực, phá hại nhiều loại cây như
đậu nành, đậu phộng, cà chua, hành, mè, bông vải…Sâu xanh da láng có sức
chống chịu thuốc cao và mau quen thuốc.
- Bướm có kích thước trung bình, thân dài 18-20 cm, sải cánh rộng 30-35 cm, màu
nâu xám nhạt, cuối bụng con cái có một chùm lông. Bướm hoạt động mạnh về
đêm, nhất là những đêm có trăng.
- Trứng được đẻ tập trung vào nửa đêm thành từng ổ, mỗi ổ có hàng trăm trứng.
Trên ổ trứng có phủ một lớp lông màu trắng hoặc vàng nhạt.
- Sâu hóa nhộng trong đất, lùm cỏ, hoặc dưới lớp lá khô.
- Vòng đời sâu xanh da láng trung bình 30-40 ngày; trứng 5-7 ngày; sâu non 15-20
ngày; nhộng 7-10 ngày; bướm đẻ trứng 3-5 ngày.
- Sâu non màu xanh lá cây, có nhiều đường sọc màu sáng trên lưng và hai sọc lớn
hơn có màu sẫm chạy dọc hai bên sườn, sâu đẫy sức dài 30-35 mm. Sâu non
mới nở sống tập trung quanh ổ trứng, ăn chất xanh của lá để lại màng biểu bì.
Sâu tuổi 3 bắt đầu phân tán ăn toàn bộ thịt lá chỉ chừa lại gân,
sâu còn ăn cả ngọn, hoa và đục vào trái.
Phòng trừ :
- Luân canh với cây lúa.
- Ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non.

Sâu keo (Spodoptera litura) còn gọi là sâu ăn tạp, là loài đa ký chủ tấn công
nhiều loại cây trồng như đậu mè, bông, rau, dưa… Chúng phát sinh phá hại quanh
năm.
Bướm có kích thước trung bình, dài 17-20 cm, sải cánh rộng 40-45 mm, màu nâu
vàng. Bướm hoạt động ban đêm, đẻ trứng thành từng ổ ở dưới mặt lá, bên ngoài
phủ một lớp lông màu nâu vàng. Mỗi ổ chứa hàng trăm trứng, trứng hình bán cầu có
nhiều khía ngang dọc.
Sâu non sau khi nở sống tập trung quanh ổ trứng, gặm chất xanh của lá. Sâu non
màu xám tro hoặc nâu đen, vạch lưng màu vàng, trên đốt bụng thứ nhất có một
khoang đen lớn rất rõ. Sâu lớn tuổi phân tán ăn khuyết lá, đôi khi ăn cả hoa và quả
non. Sâu non ban ngày núp dưới đám lá, bụi cỏ, khe đất, ban đêm bò lên phái hại
mạnh. Sâu đẫy sức dài 40-50mm. sâu làm nhộng ở đất.
Phòng trừ:
- Vệ sinh đồng ruộng, làm kỹ đất trước khi gieo trồng.
- Giai đoạn cây con dùng tay bắt giết sâu non
- Giai đoạn cây trưởng thành: thường xuyên theo dõi ruộng để phát hiện ngắt bỏ
những lá có ổ trứng sâu.



1. Lê Thị Minh Thư
2. Võ Trác Thiện Thơ
3. Nguyễn Thụy Thanh Tuyền
4. Nguyễn Thanh Toàn
5. Nguyễn Anh Tuấn
6. Nguyễn Ngọc Bách Tùng
7. Nguyễn Thị Thanh Hà
8. Phùng Thị Thanh Tuyền
9. Nguyễn Quang Hùng
10. Nguyễn Huỳnh Thanh Vi

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Toàn
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)