Bài 16. Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thúy Hường | Ngày 11/05/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:


NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI SÂU,
BỆNH HẠI
THỰC HÀNH
1. Sâu hại lúa
Sâu đục thân bướm hai chấm.
Trứng hình bầu dục đẻ theo ổ trên lá lúa có lớp lông tơ màu vàng nâu phủ bên ngoài.
Mỗi ổ có khoảng từ 50-150 trứng
Sâu đục thân bướm hai chấm

Sâu non màu trắng sữa hay vàng nhạt,
đầu có màu nâu vàng
Nhộng vàng nhạt,
con cái có mầm chân sau tới đốt bụng thứ 5,
con đực tới đốt bụng thứ 8.
Hoá nhộng ở trong thân lúa và gốc rạ.
6 - 10 ngày
30-40 ngày
7-10 ngày
Triệu chứng gây hại
-Ký chủ chính là lúa, ngoài ra còn phá hại trên mía, bắp.
-Ấu trùng non ăn lá và bẹ lá.
-Sâu lớn đục vào thân ở phần dưới gốc, ăn mặt trong của thân làm thân lúa yếu đi.
=>gây ra hiện tượng dảnh héo, hay bông bạc
Trưởng thành: đầu ngực và cánh màu vàng nhạt. Gần giữa hai cánh trước mỗi cánh có một chấm đen. Ở đuôi con cái có chùm lông đuôi màu vàng để phủ trứng khi đẻ.
Trưởng thành: tồn tại 2-5 ngày
Sâu đục thân bướm hai chấm.
Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ.
1. Sâu hại lúa
Khi tớ là…
…nhộng màu vàng nâu , thường thấy trong kén tơ trắng mỏng của lá bị cuốn.
….sâu non:màu trắng trong→xanh lá mạ ửng vàng nhạt
…sâu cuốn lá trưởng thành; Trên mỗi cánh trước và cánh sau có hai vân ngang hình làn sóng màu nâu sẫm chạy dọc theo mép cánh. Đường vân ngoài to và đậm màu, đường vân trong mảnh và nhạt hơn.
Lá lúa bị cuốn ăn mất đi phần mô trong ống lá chừa lại
biểu bì tạo ra những sọc trong và trắng
theo chiều dọc của phiến lá
Em đã nhớn!
Sâu đục thân bướm hai chấm.
Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ.
Rầy nâu hại lúa.
1. Sâu hại lúa
.
Rầy nâu (Brown backed rice plant hopper)
6-7 ngày
12-13 ngày
10-12 ngày
Trứng có dạng quả chuối tiêu trong suốt, được đẻ thành từng ổ khoảng 5 đến 12 trứng nằm sát vào nhau theo kiểu úp thìa.
Rầy non có màu trắng xám.
Ở tuổi 2, 3 có màu vàng nâu.
Rầy trưởng thành có màu nâu tối, cánh có 2 đôi.
Bạn có biết ?
Rầy nâu là loại chịu mật độ, thích sống quần tụ và khả năng năng sống quần tụ cao. Cả rầy non và trưởng thành cánh ngắn đều không thích ánh sáng trực xạ nên rầy nâu sống gần gốc lúa,chích hút ngay thân lúa,chỉ khi râm mát rầy trưởng thành mới có ở trên mặt tán lá. Nhưng rầy trưởng thành cánh dài thích ánh sáng. Khi bị động có thể nhảy lên các bộ phận khác của cây hoặc rơi xuống nước.
Rầy nâu dùng vòi để chích hút nhựa cây làm cho cây lúa bị khô héo.
Khi rầy nâu chích vào lúa, chúng để lại trên lá, thân một vệt nâu cứng, cản trở sự luân chuyển nước & chất dinh dưỡng làm thân, lá bị khô héo. Mật độ cao gây ra hiện tượng cháy rầy. Ngoài ra rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh virus trên lúa như bệnh vàng lùn (lúa cỏ), lùn xoắn lá.
Sâu phao (Rice case bearer) gây hại lúa ở giai đoạn ấu trùng, cắn lá cây lúa non thành từng đoạn, rồi cuộn lại sống trong ống lá rơi xuống mặt nước được gọi là sâu “phao”. Sâu thường phá thời kỳ mạ, lúa đẻ nhánh, sâu thường phá rất nhanh có thể cắn trụi ruộng này sang ruộng khác, những năm mưa nhiều ngập úng sâu thường phá mạnh.
Một số loại sâu hại lúa khác…
Bọ trĩ - bù lạch (Rice Thrips).Tỷ lệ 95% là con cái & 5% là con đực, con đực không có vai trò sinh sản gì trong loài. Bọ trĩ gây hại ngay từ khi cây lúa xuất hiện, mật độ tăng dần từ khi lúa hồi xanh đến đẻ nhánh sau đó giảm dần tới lúc lúa trỗ. Trời mưa lớn là bất lợi cho bọ trĩ,nó thường hại nặng những ruộng thiếu nước.
Rầy xanh đuôi đen
Một số loại sâu hại lúa khác…
Tác hại
Cả rầy non và trưởng thành đều hút nhựa cây làm lúa sinh trưởng kém, héo vàng. Rầy xanh đuôi đen còn là môi giới truyền bệnh virus như bệnh Tungro, vàng lụi.
Đặc điểm hình thái
Rầy trưởng thành có màu xanh lá mạ, cuối cánh có vệt đen lớn, giữa cánh trước của rầy đực có chấm màu đen, của rầy cái có màu nâu nhạt. Mặt bụng của rầy đực màu đen, rầy cái màu nâu nhạt. Cánh dài che hết bụng.
Trứng hình quả chuối, đầu to, đầu nhỏ. Mới đẻ màu trắng, sau có màu nâu và có màu đỏ ở đầu trứng.
Rầy non màu xanh vàng hay xanh lá mạ không có cánh, rầy có 5 tuổi, dài từ 1- 4 mm. Tuổi 1 - 2 có màu xanh nhạt. Tuổi 3 - 4 có màu xanh vàng. Tuổi 5 có màu xanh lá mạ.
Sâu đàn (Sâu cắn gié)
Ruồi đục lá
Ốc bươu vàng
Cào cào
Châu Chấu
Muỗi hành - Sâu năn
Chúng không kéo màng mà tấn công con mồi trực tiếp. Nhện trưởng thành ăn rất nhiều loại côn trùng có hại, kể cả bướm sâu đục thân.
Chúng thường ẩn trong màng, làm những lá lúa bị cuốn và cuốn những lá khác để chúng nằm và chờ mồi (bọ rầy, rầy xanh và các côn trùng nhỏ).
Nhện
Nhảy
Nhện
Lycosa
Là loài côn trùng có thân cứng hoạt động mạnh, thường ở và tấn công ổ sâu cuốn lá.
Thiên địch
Bọ cánh
cứng 3
khoang
Bệnh bạc lá lúa.
2. bệnh hại lúa
Bệnh bạc lá lúa
Tác nhân
Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas Oryzea gây ra (nên bệnh có tên khoa học là Xanthomonas oryzae)
Đặc điểm bệnh bạc lá:
- Bệnh xuất hiện ở mép lá,cháy dọc mép lá từ đầu chóp lá cháy xuống - Bệnh lan theo chiều gió.
- Buổi chiều những giọt keo vi khuẩn bạc lá khô đọng lại ở mép lá màu vàng, nhỏ như "trứng tôm".Đêm sương: giọt keo vi khuẩn này tan ra, chảy chạy dài theo mép lá, và gió làm xây xát lan sang những lá khác.
Khi mắc bệnh thì cây không có khả năng quang hợp để tạo dinh dưỡng nuôi hạt, từ đó những ruộng lúa bị bệnh bạc lá tỷ lệ lép rất cao. Bệnh nặng: lá lúa cháy đặc biệt lá đòng cháy làm lúa lép lửng cao, làm giảm năng suất rất lớn, có thể mất trên 50% năng suất.
Bệnh bạc lá lúa.
Bệnh khô vằn.
2. Bệnh hại lúa
Bệnh khô vằn (Sheath blight)
Bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani gây lên. Loài nấm này còn gây hại trên rất nhiều loại cây trồng khác.
Bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện thời tiết nóng ẩm nên ở miền Bắc vụ chiêm xuân bệnh xuất hiện từ tháng 3; 4, vụ mùa bệnh xuất hiện ngay từ khi lúa bắt đầu đẻ nhánh nên thường hại nặng hơn vụ chiêm xuân. Ruộng lúa cấy dày, rậm rạp, bón đạm lai rai về cuối vụ bệnh nặng.
Đặc biệt, ở những ruộng bón nhiều đạm thúc đòng không cân đối, tỉ lệ N – P – K không hợp lý, những ruộng bón K thấp, bệnh nặng. Tỉ lệ Si trong thân lúa rất quan trọng ảnh hưởng đến khả năng kháng bệnh.
Bệnh khô vằn có thể gây hại trên cả mạ và lúa
Bệnh thường xuất hiện ở những bẹ lá sát mặt nước, phiến lá dưới thấp, sau đó ăn sâu vào những bẹ phía trong, đồng thời lan sâu lên đòng và hạt.
Vết bệnh màu xám, hình bầu dục hoặc màu nâu bạc có viền tím.
Bệnh bạc lá lúa.
Bệnh khô vằn.
Bệnh đạo ôn.
2. Bệnh hại lúa
Bệnh đạo ôn - Cháy lá
Ngoài ra không thể không kể đến một số bệnh hại lúa ở cây trồng…
- Thân lúa lùn, cứng hơn bình thường.
- Thể nhẹ lá cứng, dày & màu xanh đậm, gân lá phồng, mép răng cưa. Đốt thân ngắn lại,đâm chồi & rễ bên trong bẹ lá. Chồi phụ mọc từ các đốt trên bị cong xoắn ở trong bẹ lúa. Lúa trỗ muộn, bông cong xoắn, lép lửng, hạt nhiều đốm nâu.
- Thể nặng lá lúa ngắn, xoắn mũi khoan, lá bệnh nhiều vết đốm nâu.Lúa hoàn toàn không trỗ được.
Bệnh do virus gây ra. Bệnh có thể làm giảm năng suất lúa trên những giống mẫn cảm và khi mật độ rầy trên ruộng cao.. Chỉ có rầy nâu truyền virus gây bệnh từ cây này sang cây khác, ngoài ra không có yếu tố nào khác.
Bệnh lùn xoắn lá
Tuyến trùng sống trong nước,ở những nơi mực nước trong ruộng cao,nhất là những nơi có thuỷ triều ra vào, giống càng dài ngày càng dễ nhiễm bệnh. Tuyến trùng chui vào đọt lúa chích hút lá non gây triệu chứng bệnh.
Nguồn bệnh ban đầu là các bào tử nang hình thành →bào tử vách dày được & nhờ gió đưa đi xâm nhiễm vào bông lúa từ khi phơi màu đến khi chín. Nếu bị bệnh sớm thì bầu hoa bị phá huỷ, nếu muộn thì phá hại trên phần gạo, nấm phình to ra & ép vỏ hạt sang một bên.
Bệnh than vàng

Tiêm
đọt
sần
Chúc các bạn có thêm những kiến thức thú vị
Trên đây là bài làm của tổ 2!
We are the one !
10 A1 K48 THPT Liên Hà
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thúy Hường
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)