Bài 16. Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa
Chia sẻ bởi Lê Xuân Việt |
Ngày 11/05/2019 |
49
Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa thuộc Công nghệ 10
Nội dung tài liệu:
Danh sách nhóm :
- Lê Xuân Việt
- Lê Anh Đức Duy
- Bùi Đức Thuận
Bài 16
Thực hành : Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa
Hai loại sâu hại lúa :
- Sâu sừng
- Sâu phao
1. Sâu sừng hại lúa.
- Trứng: hình bầu dục, màu vàng nhạt sáng, có đường kính khoảng 1mm. Chúng thường đẻ trứng riêng lẻ bên dưới lá lúa non vào lúc hoàng hôn. Thời gian ủ trứng khoảng 4 ngày.
a) Đặc điểm hình thái
- Sâu non: màu xanh hơi vàng, rất giống màu lá lúa, toàn cơ thể có phủ lông mịn màu vàng. Đầu sâu có 2 gai thịt màu đỏ đưa ra như 2 cái sừng nên sâu còn có tên là "sâu sừng". Cuối bụng có 2 gai. Ấu trùng có 3 tuổi, phát triển trong thời gian từ 17-25 ngày.
- Nhộng: màu xanh bóng, treo trên lá lúa, thời gian nhộng từ 7-10 ngày.
Môt số hình ảnh nhộng:
- Trưởng thành: Bướm màu nâu đậm, mỗi cánh trước có 2 đốm tròn màu trắng viền nâu nằm ở góc ngoài cánh, mặt dưới cánh trước có 1 đốm tròn. Cánh sau có 5 đốm tròn xếp dọc theo cạnh ngoài; mỗi đốm chính giữa trắng, bên ngoài viền nâu giống như mắt rắn nên loài sâu này còn có tên là "bướm mắt rắn". Cánh sau có 2 đốm có cấu trúc tương tự như ở cánh trước nhưng nằm ở góc sau cánh. Cánh xếp trên lưng khi đậu. Bướm sống khoảng 2 tuần, một bướm cái đẻ từ 50-100 trứng.
Môt số hình ảnh sâu sừng hại lúa lúc trưởng thành:
- Sâu non ăn cụt lá lúa và thường ăn mất luôn cả phiến lá.
b) Đặc điểm gây hại
- Lá cây có vai trò quan trọng trong đời sống sinh lý của cây, vì vậy sâu ăn mất lá khiến cây suy yếu dần, giảm năng suất, chất lượng.
Sử dụng có hiệu quả các loại thuốc trừ sâu thông dụng (như VIRTAKO 40 WG, ALPHAN 5 EC, ANGUN 5 WG,…).
c) Đặc điểm phòng trừ
Lựa chọn giống cây trồng chống chịu tốt (như DTE2-3, OM 6677, VN95-20, MTL 384,…).
Bảo tồn và phát triển một số loài thiên địch (như kiến ba khoang, bọ xít mù xanh, bọ rùa đỏ, nhện nước,…).
Kiến ba khoang thường tìm đến tổ của sâu hại và ăn thịt sâu non. Trung bình mỗi con kiến ăn được 3 - 5 sâu non/ngày.
Bọ xít mù xanh ăn trứng và sâu non. Mỗi con ăn hết 7-10 trứng/ngày.
Bọ rùa đỏ hoạt động vào ban ngày, tìm ăn bọ rầy, sâu non.
Nhện nước: Khi ruộng lúa xuất hiện sâu hại, chúng tìm đến dùng vòi hút chất dinh dưỡng bên trong con mồi.
Chăm sóc cây khỏe, bón phân hợp lí, gieo trồng đúng thời vụ, chuẩn bị mặt ruộng tốt, điều tiết tốt nước trên ruộng,… cũng giúp hạn chế sâu gây hại.
2. Sâu phao
a) Đặc điểm hình thái
Bướm có chiều dài thân từ 6-8 mm. Cánh căng khoảng 15 mm, trắng bóng, cánh trước có nhiều chấm nâu nhỏ và hai chấm màu nâu to ở giữa cánh. Thành trùng sống từ 4-8 ngày. Một bướm cái có thể đẻ từ 50 – 70 trứng.
Trứng hình tròn, hơi dẹp, đường kính khoảng 0,5 mm, màu vàng nhạt khi mới đẻ và chuyển thành màu vàng đậm lúc sắp nở. Trứng được đẻ rải rác hoặc thành từng hàng từ 10-20 trứng trên bẹ hoặc mặt dưới các lá sát mặt nước. Thời gian ủ
trứng từ 3 – 5 ngày.
Sâu mới nở màu trắng, dài khoảng 1,2 mm, đầu màu vàng nhạt. Từ tuổi 2, mình sâu chuyển thành màu xanh lục, trong suốt. Sâu có 5 tuổi, phát triển từ 15 đến 25 ngày. Sâu có 6 đôi mang giả (gills) ở dọc 2 bên cơ thể, do đó sâu không thở bằng khí khẩu mà thở bằng mang giả để lấy oxy từ nước chứa trong ống phao. Khi lớn đủ sức sâu dài khoảng 20 mm. Nhộng phát triển trong thời gian từ 4-7 ngày.
Vòng đời sâu phao từ 29-37 ngày tuỳ theo điều kiện thời tiết và dinh dưỡng.
b) Tập quán sinh sống
- Bướm thường vũ hóa về ban đêm bằng cách chui qua một lỗ ở đầu trên của phao và ẩn dưới lá lúa vào ban ngày, đẻ trứng vào ban đêm. Bướm bị thu hút nhiều bởi ánh đèn và vào đèn nhiều lúc trăng còn nhỏ. Bướm có khả năng bay xa độ 1 km.
- Sau khi nở, sâu cạp mặt dưới lá để ăn, khoảng 2-3 ngày sau sâu bắt đầu cuốn lá thành phao. Đầu tiên ấu trùng bò lên đầu ngọn lá non, cắn đứt ngang một đoạn, xong nhả tơ cuốn lá lại thành ống, sau đó cắn đứt phần cuối để ống rời khỏi lá và dùng tơ kết bao lá lại. Sâu ở trong ống, khi ăn thì chui ra ngoài, sâu cạp phần xanh lá lúa để ăn, chừa lại những vệt dài màu trắng ở đầu lá. Đôi khi sâu buông mình cho phao rơi xuống mặt nước để lấy nước vào phao hoặc cho phao trôi từ bụi lúa này sang bụi lúa khác, vì vậy loài sâu này ưa thích ruộng có nhiều nước.
c) Đặc điểm gây hại
- Ban ngày sâu ẩn trong phao và trôi trên mặt nước, ban đêm thường gắn ống phao trên gốc cây lúa để cạp ăn. Sâu làm phao mới khi thay da. Khi lớn đủ sức, sâu bò xuống gốc cây lúa, gần sát mặt nước, bịt kín 2 đầu phao và dán chặt ống phao vào gốc lúa để làm nhộng. Sâu gây hại lúa non từ 2 tháng tuổi trở lại do ấu trùng cạp phiến lá thành từng vệt, chỉ chừa lại màng trắng, và lá lúa bị sâu cắn đứt để làm phao sẽ làm giảm sức tăng trưởng của lúa non. Triệu chứng do sâu phao gây ra trên ruộng rất dễ nhận diện là lá lúa bị đứt đầu, có nhiều vết trắng ở ngọn lá và vết sâu cắn trong toàn ruộng sẽ có dạng những vệt không đều nhau do phao gây hại và trôi dạt trong ruộng lúa theo gió hay theo dòng nước. Cây lúa bị sâu phao gây hại trở nên lùn, cho ít chồi nhưng có thể phục hồi nếu không bị rụng lá nhiều và có thể chín muộn hơn bình thường từ 7-10 ngày.
d) Biện pháp phòng trị
- Làm nương mạ khô, cấy mạ hơi già.
- Khi ruộng bị sâu phao gây hại, có thể tháo nước ra vài ngày để ruộng khô, sâu không di chuyển được hoặc bơm nước cho ngập cao để ống bao sâu nổi lên xong vớt cho vịt ăn hoặc đốt bỏ.
- Theo Cục Trồng Trọt và Bảo Vệ Thực Vật (1991), khi trên ruộng có khoảng 250 lá lúa/m2 bị sâu ăn thì nên áp dụng thuốc, có thể dùng các loại thuốc nhũ dầu để tạo một màng mỏng dầu trên mặt nước, giết sâu ẩn mình bên trong bao. Theo quy trình IPM thì khi thật sự cấp bách lắm mới dùng thuốc để trị vì cây lúa có khả năng phục hồi do chỉ có phiến lá bị cắn hư.
Một số loại thuốc trừ sâu thông dụng
- Lê Xuân Việt
- Lê Anh Đức Duy
- Bùi Đức Thuận
Bài 16
Thực hành : Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa
Hai loại sâu hại lúa :
- Sâu sừng
- Sâu phao
1. Sâu sừng hại lúa.
- Trứng: hình bầu dục, màu vàng nhạt sáng, có đường kính khoảng 1mm. Chúng thường đẻ trứng riêng lẻ bên dưới lá lúa non vào lúc hoàng hôn. Thời gian ủ trứng khoảng 4 ngày.
a) Đặc điểm hình thái
- Sâu non: màu xanh hơi vàng, rất giống màu lá lúa, toàn cơ thể có phủ lông mịn màu vàng. Đầu sâu có 2 gai thịt màu đỏ đưa ra như 2 cái sừng nên sâu còn có tên là "sâu sừng". Cuối bụng có 2 gai. Ấu trùng có 3 tuổi, phát triển trong thời gian từ 17-25 ngày.
- Nhộng: màu xanh bóng, treo trên lá lúa, thời gian nhộng từ 7-10 ngày.
Môt số hình ảnh nhộng:
- Trưởng thành: Bướm màu nâu đậm, mỗi cánh trước có 2 đốm tròn màu trắng viền nâu nằm ở góc ngoài cánh, mặt dưới cánh trước có 1 đốm tròn. Cánh sau có 5 đốm tròn xếp dọc theo cạnh ngoài; mỗi đốm chính giữa trắng, bên ngoài viền nâu giống như mắt rắn nên loài sâu này còn có tên là "bướm mắt rắn". Cánh sau có 2 đốm có cấu trúc tương tự như ở cánh trước nhưng nằm ở góc sau cánh. Cánh xếp trên lưng khi đậu. Bướm sống khoảng 2 tuần, một bướm cái đẻ từ 50-100 trứng.
Môt số hình ảnh sâu sừng hại lúa lúc trưởng thành:
- Sâu non ăn cụt lá lúa và thường ăn mất luôn cả phiến lá.
b) Đặc điểm gây hại
- Lá cây có vai trò quan trọng trong đời sống sinh lý của cây, vì vậy sâu ăn mất lá khiến cây suy yếu dần, giảm năng suất, chất lượng.
Sử dụng có hiệu quả các loại thuốc trừ sâu thông dụng (như VIRTAKO 40 WG, ALPHAN 5 EC, ANGUN 5 WG,…).
c) Đặc điểm phòng trừ
Lựa chọn giống cây trồng chống chịu tốt (như DTE2-3, OM 6677, VN95-20, MTL 384,…).
Bảo tồn và phát triển một số loài thiên địch (như kiến ba khoang, bọ xít mù xanh, bọ rùa đỏ, nhện nước,…).
Kiến ba khoang thường tìm đến tổ của sâu hại và ăn thịt sâu non. Trung bình mỗi con kiến ăn được 3 - 5 sâu non/ngày.
Bọ xít mù xanh ăn trứng và sâu non. Mỗi con ăn hết 7-10 trứng/ngày.
Bọ rùa đỏ hoạt động vào ban ngày, tìm ăn bọ rầy, sâu non.
Nhện nước: Khi ruộng lúa xuất hiện sâu hại, chúng tìm đến dùng vòi hút chất dinh dưỡng bên trong con mồi.
Chăm sóc cây khỏe, bón phân hợp lí, gieo trồng đúng thời vụ, chuẩn bị mặt ruộng tốt, điều tiết tốt nước trên ruộng,… cũng giúp hạn chế sâu gây hại.
2. Sâu phao
a) Đặc điểm hình thái
Bướm có chiều dài thân từ 6-8 mm. Cánh căng khoảng 15 mm, trắng bóng, cánh trước có nhiều chấm nâu nhỏ và hai chấm màu nâu to ở giữa cánh. Thành trùng sống từ 4-8 ngày. Một bướm cái có thể đẻ từ 50 – 70 trứng.
Trứng hình tròn, hơi dẹp, đường kính khoảng 0,5 mm, màu vàng nhạt khi mới đẻ và chuyển thành màu vàng đậm lúc sắp nở. Trứng được đẻ rải rác hoặc thành từng hàng từ 10-20 trứng trên bẹ hoặc mặt dưới các lá sát mặt nước. Thời gian ủ
trứng từ 3 – 5 ngày.
Sâu mới nở màu trắng, dài khoảng 1,2 mm, đầu màu vàng nhạt. Từ tuổi 2, mình sâu chuyển thành màu xanh lục, trong suốt. Sâu có 5 tuổi, phát triển từ 15 đến 25 ngày. Sâu có 6 đôi mang giả (gills) ở dọc 2 bên cơ thể, do đó sâu không thở bằng khí khẩu mà thở bằng mang giả để lấy oxy từ nước chứa trong ống phao. Khi lớn đủ sức sâu dài khoảng 20 mm. Nhộng phát triển trong thời gian từ 4-7 ngày.
Vòng đời sâu phao từ 29-37 ngày tuỳ theo điều kiện thời tiết và dinh dưỡng.
b) Tập quán sinh sống
- Bướm thường vũ hóa về ban đêm bằng cách chui qua một lỗ ở đầu trên của phao và ẩn dưới lá lúa vào ban ngày, đẻ trứng vào ban đêm. Bướm bị thu hút nhiều bởi ánh đèn và vào đèn nhiều lúc trăng còn nhỏ. Bướm có khả năng bay xa độ 1 km.
- Sau khi nở, sâu cạp mặt dưới lá để ăn, khoảng 2-3 ngày sau sâu bắt đầu cuốn lá thành phao. Đầu tiên ấu trùng bò lên đầu ngọn lá non, cắn đứt ngang một đoạn, xong nhả tơ cuốn lá lại thành ống, sau đó cắn đứt phần cuối để ống rời khỏi lá và dùng tơ kết bao lá lại. Sâu ở trong ống, khi ăn thì chui ra ngoài, sâu cạp phần xanh lá lúa để ăn, chừa lại những vệt dài màu trắng ở đầu lá. Đôi khi sâu buông mình cho phao rơi xuống mặt nước để lấy nước vào phao hoặc cho phao trôi từ bụi lúa này sang bụi lúa khác, vì vậy loài sâu này ưa thích ruộng có nhiều nước.
c) Đặc điểm gây hại
- Ban ngày sâu ẩn trong phao và trôi trên mặt nước, ban đêm thường gắn ống phao trên gốc cây lúa để cạp ăn. Sâu làm phao mới khi thay da. Khi lớn đủ sức, sâu bò xuống gốc cây lúa, gần sát mặt nước, bịt kín 2 đầu phao và dán chặt ống phao vào gốc lúa để làm nhộng. Sâu gây hại lúa non từ 2 tháng tuổi trở lại do ấu trùng cạp phiến lá thành từng vệt, chỉ chừa lại màng trắng, và lá lúa bị sâu cắn đứt để làm phao sẽ làm giảm sức tăng trưởng của lúa non. Triệu chứng do sâu phao gây ra trên ruộng rất dễ nhận diện là lá lúa bị đứt đầu, có nhiều vết trắng ở ngọn lá và vết sâu cắn trong toàn ruộng sẽ có dạng những vệt không đều nhau do phao gây hại và trôi dạt trong ruộng lúa theo gió hay theo dòng nước. Cây lúa bị sâu phao gây hại trở nên lùn, cho ít chồi nhưng có thể phục hồi nếu không bị rụng lá nhiều và có thể chín muộn hơn bình thường từ 7-10 ngày.
d) Biện pháp phòng trị
- Làm nương mạ khô, cấy mạ hơi già.
- Khi ruộng bị sâu phao gây hại, có thể tháo nước ra vài ngày để ruộng khô, sâu không di chuyển được hoặc bơm nước cho ngập cao để ống bao sâu nổi lên xong vớt cho vịt ăn hoặc đốt bỏ.
- Theo Cục Trồng Trọt và Bảo Vệ Thực Vật (1991), khi trên ruộng có khoảng 250 lá lúa/m2 bị sâu ăn thì nên áp dụng thuốc, có thể dùng các loại thuốc nhũ dầu để tạo một màng mỏng dầu trên mặt nước, giết sâu ẩn mình bên trong bao. Theo quy trình IPM thì khi thật sự cấp bách lắm mới dùng thuốc để trị vì cây lúa có khả năng phục hồi do chỉ có phiến lá bị cắn hư.
Một số loại thuốc trừ sâu thông dụng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Xuân Việt
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)