Bài 16. Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa

Chia sẻ bởi Ngân Ti Gan | Ngày 11/05/2019 | 60

Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

Bài thực hành Công Nghệ
Tổ 2
Bài 16: Nhận Biết Một Số Loại Sâu, Bệnh Hại lúa
Made By Lj
1/Sâu Đục thân bướm hai chấm
Đặc điểm hình thái: : Ngài nhỏ, dài khoảng 8-10mm màu vàng nâu. Cánh có hai vân ngang hình làn sóng, màu tro. Mép ngoài của cánh có viền màu nâu sẫm hoặc xám. Trứng màu vàng nhạt, hình bầu dục và được xếp thành từng ổ.Ổ trứng to bằng hạt đậu tương, có phủ một lớp lông tơ màu vàng nâu. Đẻ ban đêm rải rác trên lá. Mỗi con đẻ 50-60 trứng.
-Sâu non màu trắng sữa hay vàng nhạt, đầu có màu nâu vàng, tuổi nhỏ thường tạo bao lá ở đầu ngọn, hoặc xếp 3-5 lá ép vào nhau làm tổ. Mỗi sâu non phá 5-9 lá, ăn diệp lục làm lá bị quăn queo và bạc trắng. Nếu hại nặng vào giai đoạn lúa có đòng, trổ bông, thì tỉ lệ thiệt hại có thể lên tới 30-70% năng suất lúa. Vụ xuân sâu cuốn lá nhỏ thường hại nặng khi lúa trổ muộn sau 15-5
- Trưởng thành: đầu ngực và cánh màu vàng nhạt. Gần giữa hai cánh trước mỗi cánh có một chấm đen. Ở đuôi con cái có chùm lông đuôi màu vàng nâu để phủ trứng khi đẻ.
Đặc điểm Gây hại : Sâu non đục vào thân lúa, cắt đứt đường vận chuyển dinh dưỡng làm cho nhánh lúa trở nên vô hiệu, Nõn héo,bông bạc
Made By Lj
Một số hình ảnh về Sâu đục thân bướm hai chấm
Made By Lj
2/ Sâu Cuốn Lá lúa loại nhỏ

Đặc điểm gây hại:
Sâu non nhả tơ cuốn lá lúa thành một bao thẳng đứng hoặc bao tròn gấp lại. Sâu non nằm trong đó ăn phần xanh của lá.
Đặc điểm hình thái:
Sâu đẻ trứng ở cả hai mặt của lá lúa. Trứng hình bầu dục, màu vàng đục.
+ Sâu non: khi mới nở màu trắng trong, đầu nâu sáng. Khi bắt đầu ăn thì chuyển sang màu xanh lá mạ.
+ Nhộng có màu vàng nâu. Nhộng có kén tơ rất mỏng màu trắng.
+ Trưởng thành có màu vàng nâu. Trên các cánh trước và cánh sau, mỗi cánh có hai vân ngang hình làn sóng màu nâu sẫm chạy dọc theo mép cánh đường vân ngoài to và đậm nàu, đường vân trong mảnh và nhạt màu hơn.
Hình ảnh về Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ
Hình ảnh sơ đồ vòng đơi của sâu cuốn là lúa loại nhỏ
3/ Rầy nâu hại lúa
- Đặc điểm gây hại:
Rầy nâu chích hút nhựa cây làm cho cây bị khô héo và chết, hoặc làm cho bông lép.
- Đặc điểm hình thái:
+Trứng có dạng quả chuối tiêu trong suốt. Trứng đẻ thành từng ổ, mỗi ổ có từ 5 đến 12 quả nằm sát vào nhau theo kiểu úp thìa.
+Rầy non có màu trắng xám. Ở tuổi 2 đến 3 có màu vàng nâu
+Trưởng thành có màu nâu tối, cánh có hai đôi: đôi cánh dài phủ qua bụng đôi cánh ngắn dài tới 2/3 thân.
Hình ảnh về rầy nâu hại lúa
Hình 1:Trứng rầy nâu hại lúa
Hình 2: Rầy nâu trưởng thành
4. Rầy chổng cánh
ÐẶC ÐIỂM HÌNH THÁI
-Trứng mầu vàng, hình trái lê, dài khoảng 0,3mm, phía trên nhọn tạo thành một cuống nhỏ rất đặc biệt, thường được đẽ thành từng chùm ở trong nách lá hoặc trên lá các chồi lá non (lá còn xếp, chưa mở ra).   
-Ấu trùng rất nhỏ, hình bầu dục dẹp, mới nở thường có mầu vàng tươi nhưng qua T2 và T3, ấu trùng thường có mầu xanh lục, T4 và T5 có mầu nâu vàng. Cơ thể mang 2 mầm cánh nhỏ, di chuyển chậm chạp, sống thành từng đám trên đọt non. Ấu trùng T1 thường tiết một sợi sáp mầu trắng, dài, dính ở phần đuôi cơ thể Ấu trùng T5 dài khoảng 1,5 mm với 2 mắt mầu đỏ, các đốt cuối của râu đầu mầu đen.   
-Thành trùng có kích thước nhỏ, thân dài từ 2,5- 3,0 mm, nâu xám, cánh có mầu nâu vàng, chân có mầu xám nâu. Phần giữa cánh trong suốt, kéo dài thành một dãy trắng từ gốc cánh đến cuối cánh, dãy này bị gẫy về phía cuối cánh. Ðầu nhọn, mầu nâu nhạt. Mắt có mầu đỏ. Râu đầu ngắn có 5 đốt, đốt cuối râu đầu có mầu đen. Bụng của con Cái sắp đẽ và đang đẽ có mầu hồng, ống đẽ trứng nhọn, mầu đen, hiện diện rất rõ ở phần cuối bụng. Bụng của con Ðực thon nhọn, có mầu xanh nhạt. Khi đậu, phần bụng của thành trùng nhổng cao một góc 300 với bề mặt nơi đậu nên được gọi là Rầy Chổng cánh.
Made By Lj
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
- Rầy chổng cánh có khả năng sinh trưởng và phát triển trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau, thành trùng có thể tồn tại được ở nhiệt độ lạnh - 4oC và cả vùng khí hậu nóng và khô của Sa mạc Rajasthan và Ả Rập Saudi (Aubert, 1987 và 1999). Rầy này có thể phát triển trong điều kiện khí hậu ẩm xích đạo với mật số cao trong suốt thời gian khô hạn (Shamshudin và Quilici, 1991). Tại Việt Nam, Rầy chổng cánh cũng được ghi nhận hiện diện trên nhiều vùng trồng cây có Múi ở cả miền Bắc lẫn miền Nam và tại ÐBCL, rầy hiện diện suốt năm. 
Trong điều kiện tự nhiên, khoảng 4- 5 ngày sau khi vũ hóa, thành trùng bắt cập, thường ngay sau khi bắt cập, con cái đẽ trứng. Trứng thường được đẽ vào ban ngày, thành từng khối hay từng nhóm 2,3 hàng trong các nách lá hoặc trên các đọt lá non, đặc biệt là trong các lá non còn xếp lại. Thành trùng thường chích hút ở mặt dưới của lá, dọc theo gân chính. Con cái có thể đẽ khoảng 200- 800 trứng (Aubert B. và S. Quilici, 1983), liên tiếp trong 2 tháng. Thời gian ủ trứng kéo dài từ 2-11 ngày (tùy mùa) ( Khan KM., Radke SG. và Borle MN., 1989). 
Tại Ấn Ðộ, Khan KM., Radke SG. và Borle MN (1989) ghi nhận giai đoạn ấu trùng gồm 5 tuổi, kéo dài từ 12-22 ngày. Thời gian sống của thành trùng là 14 ngày. Tại quần đảo Reunion, giai đoạn ấu trùng kéo dài từ 16-18 ngày khi điều kiện thời tiết thích hợp, thời gian này sẽ gia tăng đến 45 ngày nếu nhiệt độ giảm thấp (Aubert B. và S. Quilici - 1983). Ấu trùng mới nở thường nằm cố định tại chổ để chích hút trong 1,2 ngày, sau đó di chuyển sang chỗ khác để chích hút. Sang T5, ấu trùng thường di chuyển xuống phần dưới của lá để lột xác thành con thành trùng. Thành trùng rất hoạt động, có thể nhẩy rất nhanh khi bị động. Ấu trùng rất ít di động, thường sống tập trung thành từng nhóm trên chồi non, ấu trùng chỉ di chuyển khi bị khuấy động. Tại ÐBSCL, chu kỳ sinh trưởng của D. citri kéo dài khoảng 20 ngày, có thể có từ 12-14 thế hệ/năm. 
- Tại Ấn Ðộ tùy theo vùng có thể có 8-16 thế hệ trong một năm. Thành trùng có tuổi thọ rất cao, con cái thường sống lâu hơn con đực, về mùa Ðông có thể sống đến 190 ngày (Atwal,1996) tuy nhiên về mùa hè thời gian sống chỉ biến động trong khoảng 12-26 ngày. Sự biến động quần thể chủ yếu dựa vào các thời điểm ra đọt non vì Rầy chổng cánh gần như chỉ đẽ trên các chồi non.

CÁCH GÂY HẠI: 

Khi mật số cao, sự chích hút của Rầy (thành trùng và ấu trùng) làm cho chồi bị khô, rụng lá, gây hiện tượng khô cành, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và sự ra trái. Mật ngọt do Rầy chổng cánh tiết ra có thể tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây. Tuy nhiên trong điều kiện tự nhiên của vùng ÐBSCL, mật số của Rầy thường thấp trên Cam, Quít nên chưa ghi nhận được các hiện tượng gây hại như vừa nêu trên. Mật số cao thường chỉ được ghi nhận trên Chanh. 

- Sự gây hại quan trọng nhất của Rầy chổng cánh hiện nay tai ÐBCL là truyền vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây bệnh Greening cho các cây thuộc nhóm Cây ăn trái có Múi. Và chính do khả năng này mà Rầy chổng cánh trở thành một đối tượng dịch hại nguy hiểm nhất hiện nay cho nhiều vùng trồng cây có Múi trên thế giới và cả Việt Nam. Bằng cách chích hút trên những cây bị nhiễm bệnh và sau đó khi tiếp tục tấn công trên những cây không nhiễm bệnh, Rầy chổng cánh sẽ truyền bệnh cho cây này qua kim chích hút và qua nước bọt do vi khuẩn Liberobacter asiaticum có thể lưu tồn và nhân mật số trong tuyến nước bọt của Rầy chổng cánh.
Hình ảnh về rầy chổng cánh
Hình 1: Trứng của rầy chổng cánh
Hình 2: Rầy chổng cánh trưởng thành
5. Sâu bướm phượng
Tên khoa học: phổ biến là 2 loài:
Papilio polytes
Papilio demoleus
Triệu chứng gây hại:
Gây hại trên cam quýt và một số loại cây trồng khác. Sâu tuổi nhỏ chỉ gặm khuyết bìa lá, khi trưởng thành sâu ăn cả lá chồi, thân non làm cây còi cọc không phát triển.
-Đặc điểm hình thái: Trứng hình cầu mới đẻ màu trắng sữa sắp nở chuyển sang màu nâu xám. Sâu non có hình dạng xù xì, đốt ngực thứ nhất rất to so với các đốt ngực còn lại sâu non màu xanh vàng hoặc xanh lá cây. Nhộng có hình dạng đặc biệt, phần đầu phân hai nhánh như hai cái sừng, phần bụng cong vòng ra phía trước, đồng thời nhô sang hai bên thành hai góc. Mình nhộng bám chắc vào cành cây nhờ túm lông tơ ở mặt bùng và sợi tơ treo vòng ngang ngực.
Made By Lj
Hình ảnh sâu bướm phượng
Đặc điểm sinh học và sinh thái:
- Trưởng thành là loài bướm phượng hoạt động chủ yếu vào buổi sáng. Trứngđược đẻ rải rác trên mặt lá non. Thời gian của giai đoạn trứng từ 5-9 ngày. Sau khi nở, ấu trùng tuổi 1 ăn hết vỏ trứng sau đó bắt đầu ăn phá trên lá. Từ tuổi 4 trở lên,sâu thường ẩn nấp vào các cành lá, khi ăn mới di chuyển ra ngoài. Màu sắc của sâu rất giống màu lá, dễ ngụy trang nên khó phát hiện mặc dù kích thước sâu khá lớn.
- Thành trùng sống khoảng 3-8 ngày. Giai đoạn ấu trùng khoảng 15-26 ngày.
- Giai đoạn nhộng 8-19 ngày.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngân Ti Gan
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)