Bài 16. Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa

Chia sẻ bởi Lê Quang Minh Đạt | Ngày 11/05/2019 | 69

Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

THỰC HÀNH
Nhận biết một số sâu ,
bệnh hại lúa
Thực hiện : Tổ 1
1.Lê Quang Minh Đạt
2.Nguyễn Thị Khánh Linh
3.Trương Thùy Linh
4.Văn Trọng Phú
5.Nguyễn Xuân Quang
6.Nguyễn Thị Thu Thủy
7.Hồ Thị Hoài Thương
Sâu
Hại
Lúa
Sâu đục thân bướm hai chấm
Chu trình phát triển

6 - 10 ngày
7-10 ngày
30-40 ngày
2-5 ngày
I.Đặc điểm sinh thái
*Trứng
Trứng hình bầu dục và được xếp thành từng ổ. Ổ trứng to bằng hạt đậu tương, có phủ một lớp lông tơ màu vàng nâu bên ngoài. Mới đẻ trứng có màu trắng, sau chuyển ngà vàng, sắp nở màu đen. Một ổ trứng có 50-150 trứng.
*Sâu non
Sâu non màu trắng sữa hay vàng nhạt, đầu có màu nâu vàng. Móc bàn chân bụng xếp thành hình elip.
*Nhộng
Nhộng màu vàng tới nâu nhạt. Mầm đầu dài hơn mầm cánh. Có màng bọc bên ngoài, thường nằm ở gốc rạ.

*Trưởng thành
*Ngài đực: Có đầu ngực và cánh trước màu nâu vàng nhạt, giữa cánh có một chấm đen; từ đỉnh cánh đến mép sau có một vệt xiên màu nâu đen, mép ngoài cánh có 8 - 9 chấm nhỏ, mắt kép, to đen.
*Ngài cái: Có thân màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, giữa cánh trước có một chấm đen, cuối bụng có chùm lông đuôi màu vàng nâu để phủ trứng khi đẻ
II.Đặc điểm gây hại
Hoạt động về đêm, ban ngày ẩn nấp trong các bụi rậm gần nước, tính hướng sáng. Sau khi vũ hoá bắt cặp ngày, đẻ trứng thành từng ổ, có lông bao phủ mặt trên của lá. Sâu mới nở phân tán, chui vào bên trong bẹ lá để ăn. Khi cây lúa ở giai đoạn mạ chúng thường ăn bẹ lá. Khi cây lúa có lóng, sâu bò xuống ăn các đỉnh sinh trưởng gây chết đọt, bông bị loét trắng. Sâu non trải qua 4 lần lột xác. Ở giai đoạn mạ sâu có thể đục vào thân lúa, cắn đứt đường vận chuyển làm cho nhánh lúa trở nên vô hiệu, nõn héo, có lóng đục vào trong thân trên lóng, nhả tơ bịt kín lỗ đục không cho nước thấm vào.
Phụ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ và điều kiện sinh thái ở từng vùng, quan trọng là điều kiện thức ăn. Trên lúa sâu đục thân có 5-7 lứa.
*Một số hình ảnh minh họa
Ban đầu :
Nhưng sau đó :
- Đốt đèn bẫy bướm, thu ngắt ổ trứng, cắt dảnh héo, bông bạc.
Cày lật đất sớm sau mỗi vụ lúa để diệt sâu và nhộng còn tồn tại trong rạ và gốc rạ.
- Thu nhặt gốc rạ trên các ruộng làm vụ đông, sau vụ lúa mùa và xử lý diệt sâu ở bên trong gốc rạ.
- Bảo vệ các loài ký sinh ăn mồi.
- Điều chỉnh thời vụ hoặc cấy giống ngắn ngày để lúa trỗ sớm trước khi các đợt bướm ra rộ.
- Phun thuốc hoá học.
- Bón phân cân đối, không nên bón quá nhiều và bón kéo dài.
III.Biện pháp phòng trừ
Chúc các bạn có thêm
nhiều kiến thức thú vị
Xin cám ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Quang Minh Đạt
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)