Bài 16. Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa
Chia sẻ bởi Tạ Hảo |
Ngày 11/05/2019 |
77
Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa thuộc Công nghệ 10
Nội dung tài liệu:
Chào mừng cô và các bạn
đến với buổi thuyết trình
của tổ 1 chúng em
Bài 16 :
Thực hành : Nhận biết một số loại
sâu,bệnh hại lúa.
I. Sâu gây hại cây trồng
1. Sâu cuốn lá lớn
Đặc điểm gây hại:
I. Sâu gây hại cây trồng
1. Sâu cuốn lá lớn
Đặc điểm gây hại:
Sâu non nhả tơ cuốn lá thành bao lớn và cắn khuyết lá. Bị hại nặng cây lúa có thể bị trụi hẳn lá làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển. Cây bị hại thường thấp nhỏ, đòng ngắn, thời gian lúa chín kéo dài hoặc đòng bị cuốn cong, không chỗ thoát hoặc gãy gập, không nở hoa kết hại.
Lá bị sâu cuốn lá lớn phá hoại
Vòng đời:
+ Thời gian bướm: 4 – 5 ngày
a
b
c
d
Trứng; b) Sâu non;
c) Nhộng; d) Trưởng thành
Vòng đời của sâu cuốn lá lớn từ 32 – 40 ngày:
+Thời gian trứng 4 ngày.
+ Thời gian sâu non: 18-19 ngày
+ Thời gian nhộng: 6-7 ngày
Biện pháp phòng trừ:
+ Cấy lúa với mật độ vừa phải; chăm sóc, bón phân cân đối, hợp lí.
+ Bảo vệ các thiên dịch trên đồng ruộng.
+ Ruộng bị hại nặng phá vỡ tổ rồi phun thuốc Regent 800WG, Padan 95SP hoặc Trebon Karate 25 EC diệt sâu non.
2. Rầy nâu hại lúa
Đặc điểm gây hại:
Rầy nâu chích hút nhựa cây làm cho cây bị khô héo và chết, hoặc làm cho bông lép.
Vòng đời:
Trứng: đẻ bên trong bẹ, nở sau 6-7 ngày
Rầy mới nở, lột xác 5 lần (5 tuổi) từ 12 – 14 ngày
Rầy trưởng thành cánh ngắn: sống 7 – 14 ngày (đẻ trứng sớm hơn)
Rầy trưởng thành cánh dài: sống 7 – 14 ngày
Biện pháp phòng trừ:
+ Không trồng lúa liên tục trong năm, thời gian cách li giữa hai vụ ít nhất 20 – 30 ngày.
+ Vệ sinh đồng ruộng.
+ Sử dụng giống lúa kháng rầy, giống lúa có chất lượng cao.
+ Bảo vệ lúa non
+ Khi phát hiện có rầy trên lúa thì cần phun xịt thuốc theo 4 đúng: đúng loại thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, đúng cách.
II. Bệnh hại cây trồng
1. Bệnh khô vằn
Đặc điểm gây hại:
+Bệnh khô vằn có thể gây hại cả trên mạ và trên lúa.
+ Bệnh thường xuất hiện ở những bẹ lá sát mặt nước, phiến lá dưới thấp, sau đó ăn sâu vào những bẹ phía trong, vào thân, đồng thời lan lên tới lá đòng và hạt.
Biện pháp phòng trừ:
+ Vệ sinh đồng ruộng, hủy bỏ tàn dư, cày sâu vùi lấp hạch nấm.
+ Gieo cấy với mật độ thích hợp, bón phân cân đối.
+ Khi mới nhiễm bệnh ngừng bón phân đạm, tháo cạn nước phơi ruộng vài ngày xong mới tháo nước vào.
+ Phun thuốc kịp thời khi bệnh mới xuất hiện từ 1 – 2 lần (cách nhau 5 – 7 ngày)
Cảm ơn cô và các bạn
đã lắng nghe buổi thuyết trình
của tổ 1 chúng em
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Tạ Hảo
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)