Bài 16. Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa

Chia sẻ bởi Bùi Dũng Toán | Ngày 11/05/2019 | 90

Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

RẦY NÂU
Nhóm 2
Khái niệm rầy.
Vòng đời.
Đặc điểm gây hại.
Biện pháp phòng trừ.
Rầy nâu là kẻ thù muôn đời của cây lúa, là nỗi ám ảnh muôn đời của người nông dân.
Microsoft PowerPoint 2003
Khái niệm rầy
Rầy nâu là một trong vài loài dịch hại nguy hiểm số một trên cây lúa ở nước ta hiện nay. Cả trưởng thành và rầy non đều tập trung ở phần gốc thân cây lúa để hút nhựa, nếu mật số cao có thể gây hiện tượng “cháy rầy”. Ngoài gây hại trực tiếp, rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, một bệnh cực kỳ nguy hiểm cho cây lúa, đã từng gây dịch trên diện rộng ở nước ta cách nay vài năm.
Vòng đời
Rầy non
Rầy trưởng thành
Rầy hại lúa
Lúa bị rầy tấn công
Đặc điểm gây hại
Mỗi vụ lúa rầy nâu thường phát sinh 3- 4 lứa phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và nhân nhanh số lượng ngay từ lứa 1 để tích lũy quần thể ngày càng cao theo cấp số nhân gây cháy rầy. Điều kiện thuận lợi để rầy nâu tích lũy quần thể cao và nhanh phụ thuộc vào các yếu tố :
Thời vụ, vùng thổ nhưỡng và thời tiết khí hậu
Mật độ cấy và mức độ thâm canh.
Mật độ và chủng loại thiên địch của rầy nâu.
Biện pháp phòng trừ
Chiến lược phòng trừ rầy nâu theo hướng nông nghiệp bền vững là sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp, ưu tiên các biện pháp phi hóa học, áp dụng giải pháp “ 3 GIẢM 3 TĂNG “. Làm thế nào để giãm sử dụng lượng thuốc trừ rầy nhưng vẫn đạt hiệu quả cao , đó là vấn đề được bà con nông dân rất quan tâm. Để làm được điều này,  chúng ta nên thực hiện những điều sau :
Không nên gieo sạ liên tục, nếu điều kiện cho phép nên có thời gian cho đất nghỉ giữa 2 vụ lúa khoảng 20- 30 ngày.
Trước khi xuống giống, cần vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, dọn sạch cỏ dại xung quanh bờ, đặc biệt là lúa chét.
Dùng giống kháng rầy: Tuỳ theo tình tình thực tế thời vụ, đất đai, tập quán và trình độ canh tác, khả năng đầu tư thâm canh... của từng địa phương mà chọn giống kháng cho phù hợp. Không nên mua giống không rõ nguồn gốc, không lấy lúa thịt để làm giống.
Sau khi sạ vài ngày, cho nước vào ruộng với độ cao thích hợp để hạn chế rầy chích hút và truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho cây lúa non ở đầu vụ.
  Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali, tốt nhất là bón theo bảng so mầu lá lúa, để cây lúa khoẻ, có sức chống đỡ với sâu bệnh.
Làm cỏ tỉa dặm kịp thời để ruộng thông thoáng, hạn chế nơi trú ngụ của rầy.
Không nên dùng thuốc có phổ tác động rộng, để bảo vệ tập đoàn thiên địch trên ruộng lúa...
  Kiểm tra ruộng lúa thường xuyên, để phát hiện sớm và phun xịt thuốc trừ rầy kịp thời. Để phòng ngừa bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, ở giai đoạn lúa còn nhỏ dưới 20 ngày tuổi, nếu phát hiện có rầy thì phun thuốc. Từ 20 ngày tuổi trở đi, nếu trung bình có 3 con/tép trở lên mới phun xịt.
HẾT.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Dũng Toán
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)