Bài 16. Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa

Chia sẻ bởi Bùi Bảo Nguyên | Ngày 11/05/2019 | 106

Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA TỔ 1
THỰC HÀNH:
NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI SÂU BỆNH HẠI
LOÀI
SÂU XANH BƯỚM TRẮNG
(Pieris rapae)
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
Trứng: mới đẻ có màu vàng nhạt, đến khi gần nở chuyển sang màu vàng đậm và phía trên đỉnh trứng xuất hiện chấm đen
hình dạng của quả trứng trông giống như hình viên đạn
chiều dài trứng: 0,68mm – 1,06mm, trung bình 0,96 ± 0,01mm.
chiều rộng trứng: 0,44mm - 0,53mm, trung bình 0,49 ± 0,01mm.
TRỨNG
Sâu non: có màu xanh lục, trên lưng có những chấm đen, chấm trắng mờ
cơ thể sâu non được bao phủ rất nhiều lông
dọc sống lưng từ gáy kéo dài xuống hậu môn có một đường vân màu vàng mờ, cơ thể có 13 đốt, mỗi đốt thân có một chấm vàng và chấm đen xen lẫn ở dọc hai bên hông (trừ phần đầu và hậu môn)
có 5 đôi chân giả
sâu non có 5 tuổi
SÂU NON
Nhộng:  thuộc dạng nhộng màng
khi gần vũ hoá có màu nâu xám hoặc màu xám đen lộ rõ 2 cánh và các vệt đen trên cánh
có hình dạng giống như hình dạng chiếc tàu ngầm
trong quá trình hình thành nhộng, sâu có nhả tơ mỏng để dính kết nhộng và thân, lá cây
chiều dài nhộng dao động từ 15,48 – 20,02mm, trung bình 18,32 ± 0,18mm.
chiều rộng nhộng dao động từ 4,15 – 5,16mm, trung bình 4,67 ± 0,056mm.
NHỘNG
Hình ảnh sâu nhả tơ mỏng
để dính kết nhộng và thân, lá cây
Trưởng thành:cơ thể hầu hết màu trắng, phía đỉnh cánh trước có phủ phấn đen lớn hình tam giác
viền mép cánh phủ phấn đen và phía gốc cánh trước, sau cũng phủ phấn đen
phần lưng ngực màu đen, phần lưng bụng cũng màu đen nhưng ít và ngắn hơn
mắt trưởng thành hình cầu nhô ra
râu đầu hình dùi đục có khoang đen trắng
có 3 đôi chân
TRƯỞNG THÀNH
TRƯỞNG THÀNH CÁI
Trên cánh có phủ lớp phấn vàng nhiều hơn, đỉnh cánh và gốc cánh cũng phủ phấn đen nhiều hơn trưởng thành đực.
Trưởng thành cái có 2 chấm đen rõ rệt ở mặt trước cánh, phần bụng ngắn và to tròn hơn trưởng thành đực.
Chiều dài cơ thể con cái từ 14,93 – 19,56mm, trung bình 16,90 ± 0,24mm
Chiều rộng sải cánh từ 47,74 ± 59,87mm, trung bình 54,68 ± 0,53mm
TRƯỞNG THÀNH ĐỰC
Cơ thể có màu trắng hơn trưởng thành cái do có ít phấn vàng và phấn đen hơn
Trên cánh trước có 1 chấm đen đậm và 1 chấm đen mờ, có khi khó nhìn thấy. Phần bụng của trưởng thành đực thuôn và dài hơn trưởng thành cái.
Chiều dài cơ thể con đực từ 15,05 – 19,63mm, trung bình 17,12 ± 0,23mm
Chiều rộng sải cánh 64,74 – 56,71mm, trung bình 51,95 ± 0,56mm
TẬP TÍNH SINH SỐNG
Sau khi mới lột xác, sâu non có tập tính ăn vỏ trứng của nó
Trưởng thành có tính hướng sáng nên hoạt động vào ban ngày, mạnh nhất vào sáng (từ 7 - 10h) và buổi chiều (3 - 6h)
Hoạt động giao phối và đẻ trứng thường diễn ra vào buổi sáng.
Ngay sau khi vũ hoá, trưởng thành có thể giao phối ngay, con đực hoạt động mạnh và tìm con cái để giao phối còn con cái mới vũ hoá thường ít hoạt động hơn
Trưởng thành thường tìm đến ruộng có rau họ hoa thập tự để đẻ trứng và chiều tối tập trung bờ bụi có hoa dại.
Một bướm có thể đẻ từ 50- 200 trứng. Bướm sâu xanh sống khá lâu từ 2- 5 tuần lễ.

VÒNG ĐỜI
ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI
Sâu non mới nở ăn vỏ trứng sau đó ăn nhu mô lá có chứa diệp lục, chừa lại biểu bì, mới nở tập trung thành cụm. Từ tuổi 2 trở đi sâu phân tán, cắn thủng lá làm lá bị khuyết chừa lại gân, làm cây rau xơ xác khi mật độ cao: vụ đông sớm và xuân muộn sâu thường hại nặng hơn.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Khi phát hiện có thể dùng biện pháp thủ công (dùng tay) giết sâu non và nhộng.
Trường hợp mật độ quá cao, phải dùng thuốc hóa học để phòng trừ kịp thời. Để việc phòng trừ đạt hiệu quả cao, cần phải theo dõi phát hiện thời kỳ bướm nở rộ và đẻ trứng để phun thuốc kịp thời khi nâu non vừa nở.
VIMATOX 1.9 EC
VISERIN 4.5EC
Dylan 2EC
Emaben 0.2EC
Catex 1.8 & 3.6 EC
MỘT SỐ LOẠI THUỐC PHÒNG
TRỪ SÂU XANH BƯỚM TRẮNG
BỌ NHẢY SỌC CONG VỎ LẠC
(Phyllotreta vittata Farb)
Phân bố và cây chủ
+Là loài sâu hại trên rau họ Hoa thập tự ở nước ta và nhiều nước khác trên thế giới.
2. Triệu chứng và mức độ gây hại
+Sâu trưởng thành và ăn lá tạo thành lỗ, thậm chí ăn cả gân lá làm lá xơ xác.
+Sâu non ăn rễ và củ hoặc dễ gây thối gốc, thối cũ
+ Do số lượng sâu non nhiều nên gây ra tác động nghiêm trọng, phá hủy vườn ra, thối củ, thối rễ
Hình Thái
Con trưởng thành : dài 1-2.4 mm hình bầu dục, thân đen bóng. Trên cánh có 8 chấm lõm dọc cánh và 2 van sọc hình vỏ lạc màu trắng. Đốt lùi sau to khỏe. Con cái to hơn con đực
Trứng hình bầu dục dài 3 mm màu vàng sữa
Sâu non dài 4mm, hình ống tròn màu vàng nhạt , có 3 đôi chân sau rất dài, đốt cuối cùng có 2 gai lồi.
Tập quán sinh sống và quy luật
phát sinh gây bệnh
Tập quán sinh sống
+ Bọ trưởng thành nhảy xa và bay khỏe, thường phá vào sáng sớm và chiều mát. Ít hoạt động vào trời mưa và buổi trưa, trú nơi răm mát, mặt dưới lá gần đất,
+ Có xu tính với ánh sáng cực tím, đẻ trứng trong đất cách rễ chính khoảng 3 cm hoặc trên thân cây gần sát mặt đất, đẻ 25-200 trứng
+ Thời gian từ vũ hóa đến khi đẻ trứng từ 15 – 79 ngày, đẻ trứng khoảng 30-45 ngày
+ Ở nhiệt độ 26o C , độ ẩm 80% trứng phát dục 4 -8 ngày. Sâu non ăn rễ cây. Sâu 3 có tuổi. Khi đẫy sức sâu làm nhộng trong đất ở độ sâu 3 – 7 cm
b) Qui luật phát sinh
+ Từ 10oC – 34oC sâu bắt đầu phá hoại. Trên 34oC sâu ít hoạt động và tìm nơi ẩn nấp. Trứng phát triển ở 25-26oC, khởi điểm phát dục của trứng 12oC , nhộng là 11oC.
+ Độ ẩm thích hợp là 80%. Độ ẩm dưới 80% hoặc mưa nhiều đều ảnh hưởng đến số lượng trứng, tỉ lệ trứng nở và số lượng sâu sống.
+ Phá nhiều từ tháng 9 đến tháng 4 trên rau vụ đông, nặng nhất là tháng 2 – tháng 3, từ tháng 4 đến tháng 9 phát triển trên cây hoa thập tự và hoa khác
Biện pháp phòng trừ
Dùng thuốc lân hữu cơ
Có các biện pháp canh tác tốt : Luân canh cây họ hoa thập tự với các loại cây khác, vệ sinh đồng ruộng, diệt cây hại họ hoa Thập tự
MỘT SỐ LOẠI THUỐC PHÒNG TRỪ BỌ NHẢY
SÂU ĐỤC QUẢ HẠI RAU
Là sâu thuộc loại Ngài sáng ( Maruca testulatis), bộ cánh vảy (Lepidoptera)
Ở nước ta loài này xuất hiện quanh năm, gây hại chủ yếu là cây họ Đậu ( đậu đỏ, đậu xanh đậu đũa,…)
Thiệt hại khoảng 10-15% thậm chí 40%
Đặc điểm hình thái
Trưởng thành: thân vàng xám, dài 10-13mm, cánh trước hẹp, dài 25-26 mm, giữa cánh có khoảng giữa trong suốt, không vảy. Cánh sau không phủ vảy gần như trong suốt.
Trứng hình bầu dục, màu trắng ngà
Sâu non màu trắng ngà , lưng và bụng có nhiều đốm nâu, các đốt giữa phình rộng hơn 2 đầu, đẫy sức dài 17mm.
Nhộng màu xanh nhạt, sau chuyển nâu vàng, phía đầu hơi lớn, thon dần về phía sau, được bao trong kén mỏng
Đặc điểm sinh vật và qui luật gây hại
Đặc điểm sinh vật
Thường đậu dưới lá cây
Đẻ trứng rải rác từ 1 – 3 quả trên hoa, quả, lá đậu
Sau 1-3 ngày trứng nở thành sâu non. Mỗi quả thường có 1-3 sâu non
Khi đẫy sức sâu hóa nhộng trên các lá khô ở gốc hay trên cây
Qui luật gây hại
Gây hại quanh năm, đặc biệt từ tháng 11 – tháng 3 năm sau và tháng 5-6 ở miền Bắc và mùa mưa ở miền Nam
Sâu non ăn quả non, thải phân làm thối hoặc rụng quả, giảm chất lượng, thẩm mĩ của quả
Biện pháp phòng trừ
Thực hiện luân canh, xen canh
Vệ sinh đồng ruộng
Thu hoạch đúng lúc
Dùng thuốc hóa học khi sâu chưa đục vào quả, dùng thuốc phân hủy nhanh
MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU ĐỤC QUẢ HẠI RAU
THANK YOU ^^
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Bảo Nguyên
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)