Bài 16. Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa

Chia sẻ bởi Đàm Minh Chính | Ngày 11/05/2019 | 99

Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

T? 1
Tru?ng : THPT Mai Son
Chào mừng thầy và các bạn lớp 10a1
Bài 16
Thực hành : Nhận biết một số loại s©u, bệnh hại lóa
I. Một số loại sâu, bệnh hại lúa phổ biến
1.Sâu hại lúa
a) Sâu đục thân bướm hai chấm
- Đặc điểm gây hại: Sâu non đục vào thân lúa, cắt đứt đường vận chuyển dinh dưỡng làm cho nhánh lúa trở nên vô hiệu, nõn héo, bông bạc.
Đặc điểm hình thái :
+ Trưởng thành:  màu trắng vàng hoặc vàng nhạt,  cánh  trước mỗi bên có một chấm đen rất rõ,  phía cuối bụng có chùm lông màu vàng. Khi đậu có hình khum như mái nhà.
- Trứng đẻ thành ổ,  hình bầu dục, trên mặt ổ trứng có phủ lớp lông màu vàng nhạt.

- Sâu non màu trắng sữa - vàng nhạt. Sâu non tuổi 1 đầu có màu đen, tuổi 2 đến tuổi 5 có màu nâu
- Nhộng màu nâu nhạt, mầm chân sau dài tới hết đốt bụng thứ 5 ở nhộng cái, tới đốt bụng thứ 8 ở nhộng đực.
- Trưởng thành : Đầu ngực và cánh màu vàng nhạt. Gần giữa hai cánh trước mỗi cánh có một chấm đen. Ở đuôi con cái có chùm lông đuôi màu vàng nâu để phủ trứng khi đẻ
Vòng đời của sâu đục thân bướm hai chấm
- Các biện pháp phòng ngừa:
1- Bón phân cân đối NPK không nên bón nhiều đạm và bón đạm kéo dài.
2- Bố trí cơ cấu thời vụ thích hợp, sau khi gặt lúa cầy lật gốc rạ phơi ải hoặc ngâm nướcđể diệt nhộng
3- Sử dụng các biện pháp thủ công như: Ngắt rảnh héo, ổ trứng, hoặc bẫy đèn đồng loạt bắt bướm
4- Cày lật gốc rạ kèm theo ngâm nước, làm dầm kịp thời (đặc biệt đối với lúa vụ mùa sau khi gặt).

5- Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ.
b) Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ
- Đặc điểm gây hại:
Sâu non nhả tơ cuốn lá lúa thành một bao thẳng đứng hoặc bao tròn gập lại. Sâu non nằm trong đó ăn phần xanh của lá

Đặc điểm hình thái :
Trứng hình bầu dục, có vân mạng lưới rất nhỏ, đẻ ở mặt trên và mặt dưới lá (nhưng chủ yếu ở mặt trên lá). Trứng mới đẻ màu hơi đục, khi gần nở chuyển màu ngà vàng.
Sâu non : Khi mới nở màu trắng trong,đầu nâu sáng. Khi bắt đầu ăn thì chuyển sang màu xanh lá mạ
Nhộng: Có mầm cánh dán, râu đầu và chân vượt quá mép sau đốt bụng thứ 4. Lỗ thở trồi lên, các đốt bụng thứ 6, 8 thót vào.
Trưởng thành: có màu vàng nâu, mép trước cánh trước màu nâu đen. Ở khoảng 2/3 kể từ gốc cánh con đực có chấm lõm màu đen óng ánh, trên chấm có chùm lông màu nâu xẫm.
Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
- Các biện pháp phòng trừ:
- Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại.
- Gieo sạ tập trung và đúng khung lịch thời vụ.
- Điều chỉnh mật độ gieo sạ hợp lý.
- Sử dụng phân bón hợp lý, đặc biệt phân đạm vừa phải.
c) Rầy nâu hại lúa
- Đặc điểm gây hại:
- Rầy trưởng thành và rầy non dùng miệng chích vào thân cây lúa để hút dịch cây. Bị hại nhẹ, các lá dưới có thể bị héo, bị hại nặng gây hiện tượng ‘cháy rầy’, cả ruộng bị khô héo. Hiện tượng cháy rầy đầu tiên mang tính cục bộ một vài mét vuông, nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi ‘cháy rầy’ lan tỏa rất nhanh ra một đến vài ha hoặc cả khu đồng trong 1 - 2 tuần.

- Đặc điểm hình thái :


- Rầy trưởng thành có màu nâu tối, con đực nhỏ hơn con cái. Có 2 dạng rầy trưởng thành: loại cánh dài và loại cánh ngắn.
- Trứng: Hình bầu dục hơi cong giống hình quả chuối, cuối quả trứng hơi thon, nắp quả trứng tựa hình thang, trứng mới đẻ có màu trắng sữa, sau biến thành màu vàng xám, trước khi nở 3 - 5 ngày phía đầu có điểm mắt màu nâu đỏ.
- Rầy non rất linh hoạt, mới nở có màu xám trắng, tuổi 2-3 trở lên có màu nâu vàng, trong điều kiện mật độ cao có màu nâu sẫm. Rầy non có 5 tuổi.
Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ ;
- Sử dụng các giống lúa kháng rầy ;
- Cấy lúa với mật độ vừa phải, bón phân cân đối NPK. Có thể thả vịt vào ruộng lúa để diệt rầy ;
- Tạo môi trường thuận lợi cho thiên địch của rầy phát triển 
2.Bệnh hại lúa
a) Bệnh bạc lá lúa
Bệnh bạc lá do vi khuẩn gây ra
- Đặc điểm gây hại:
+ Bệnh chỉ gây hại trên phiến lá lúa. Thường xuất hiện đầu tiên dưới dạng vết màu xanh đậm, tối. Sau chuyển sang màu xám bạc
+ Vết bệnh thường nằm ở phần ngọn lá và dọc theo mép lá. Vết bệnh có đường viền gợn sóng màu nâu đậm ngăn cách phần bệnh và phần khỏe. Phần lá mắc bệnh bị chết làm cho lá khô trắng
Các biện pháp phòng trừ :
- Chọn giống sạch bệnh. Xử lý hạt giống trước khi trồng ;
- Thực hiện chăm sóc lúa theo kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI, bón phân cân đối NPK, bón tập trung ‘nặng đầu, nhẹ cuối’, không bón thừa, bón muộn phân đạm;
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, nhất là sau những đợt mưa giông, bão. Khi thấy bệnh xuất hiện, dừng ngay viêc bón phân đạm, không phun các chất kích thích sinh trưởng, các loại phân bón lá và luôn giữ đủ nước trong ruộng;
b) Bệnh khô vằn
-Do nấm gây ra
- Đặc điểm gây hại:
+ Bệnh khô vằn có thể gây hại cả trên mạ và trên lúa
+ Bệnh thường xuất hiện ở những bẹ lá sát mặt nước,phiến lá dưới thấp,sau đó ăn sâu vào những bẹ phía trong, vào thân, đồng thời lan lên tới lá đòng và hạt
- Vết bệnh sâu màu xám, hình bầu dục hoặc màu nâu bạc, có viền nâu tím. Các vết bệnh có thể hợp với nhau thành hình dạng không ổn định.
Các biện pháp phòng trừ :

- Làm vệ sinh đồng ruộng, thu gom sạch tàn dư cây bệnh từ vụ trước. Cày bừa, xới đất kỹ để chôn vùi hạch nấm, hạn chế sức sống của chúng ;
- Không dùng hạt giống ở những ruộng bị nhiễm bệnh. Cấy lúa dày vừa phải, bón cân đối NPK, phân chuồng trước khi bón phải được ủ hoai mục ;
- Kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và phun trừ những diện tích lúa bị nhiễm bệnh khô vằn 
c) Bệnh đạo ôn

Bệnh đạo ôn do nấm gây ra
- Đặc điểm gây hại:
+ Bệnh đạo ôn có thể gây hại cho lúa ở tất cả các bộ phận trên mặt đất và ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau
+ Trên lá, lúc đầu vết bệnh có màu xám xanh, sau đó có màu nâu. Ở giữa vết bệnh có màu xám tro, xung quanh có quầng màu vàng nhạt. Vết bệnh thường có hình thoi và có thể liên kết với nhau làm toàn bộ lá chết khô, cháy
+ Trên đốt thân, cổ bông, cổ gié, vết bệnh màu nâu đen và lõm xuống phát triển bao quanh đốt thân làm cho chỗ bệnh bị lõm thắt lại, mục ra dẫn đến cây dễ bị đỏ và rụng hạt
Các biện pháp phòng trừ :
+Cày vùi ngay sau khi thu hoạch để phân hủy rơm rạ sớm.
+Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali. Không bón quá nhiều phân đạm, nhất là thời kỳ cuối đẻ nhánh và trước sau trổ. Nên bón theo bảng so mầu lá lúa để cây lúa luôn khỏe mạnh, không bị tốt lốp, có sức chống đỡ với bệnh.
+ Sử dụng giống kháng bệnh đạo ôn
Cảm ơn thầy và các bạn đã lắng nghe bài thuyết trình của tổ 1 chúng em
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đàm Minh Chính
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)